Có được giao dịch bằng ngoại tệ? Các lưu ý khi sử dụng ngoại tệ tại Việt Nam? Các trường hợp được phép giao dịch bằng ngoại tệ ở Việt Nam? Xử phạt vi phạm pháp luật về ngoại hối?
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam những năm gần đây phát triển nhanh và mạnh, việc giao dịch trên thị trường diễn ra nhiều sự chuyển giao của những quốc gia với nhau. Việc giao dịch với các tổ chức kinh tế ở nước ngoài dẫn đến phát sinh về ngoại hối .Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam lại quy định khá chặt chẽ vấn đề này, chỉ trừ một số trường hợp nhất định mới được giao dịch bằng ngoại hối.
Mục lục bài viết
1. Ngoại hối là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Pháp lệnh Ngoại hối 2005 sửa đổi, bổ sung 2013, ngoại hối bao gồm:
– Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (gọi chung là ngoại tệ);
– Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm: séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;
– Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm: trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;
– Vàng thuộc dự trữ ngoại hối Nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi Việt Nam;
– Đồng tiền Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.
2. Các trường hợp được phép giao dịch bằng ngoại hối ở Việt Nam
Căn cứ Điều 4 Thông tư 32/2013/TT-NHNN (sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 16/2015/TT-NHNN) liệt kê chi tiết các trường hợp được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam như sau:
– Cơ quan hải quan, công an, bộ đội biên phòng và cơ quan Nhà nước khác tại các cửa khẩu của Việt Nam và kho ngoại quan được niêm yết bằng ngoại tệ và thu bằng ngoại tệ chuyển khoản hoặc tiền mặt từ người không cư trú đối với các loại thuế, phí thị thực xuất nhập cảnh, phí cung ứng dịch vụ và các loại phí, lệ phí khác.
– Ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối (tổ chức tín dụng được phép) được giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận bằng ngoại hối trong phạm vi kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép thực hiện.
– Tổ chức khác được phép cung ứng dịch vụ ngoại hối được giao dịch và niêm yết bằng ngoại tệ trong phạm vi cung ứng dịch vụ ngoại hối đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép.
– Người cư trú là tổ chức có tư cách pháp nhân được điều chuyển vốn nội bộ bằng ngoại tệ chuyển khoản giữa tài khoản của tổ chức đó với tài khoản của đơn vị phụ thuộc không có tư cách pháp nhân và ngược lại.
– Người cư trú được góp vốn bằng ngoại tệ chuyển khoản để thực hiện dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
– Người cư trú thực hiện hợp đồng ủy thác nhập khẩu, xuất khẩu:
+ Người cư trú nhận ủy thác nhập khẩu được ghi giá trong hợp đồng ủy thác nhập khẩu bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản đối với giá trị
+ Người cư trú nhận ủy thác xuất khẩu được ghi giá trong hợp đồng ủy thác xuất khẩu bằng ngoại tệ và thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản đối với giá trị
– Người cư trú là nhà thầu trong nước, nhà thầu nước ngoài:
+ Đối với chi phí ngoài nước liên quan đến việc thực hiện gói thầu thông qua đấu thầu quốc tế: nhà thầu được chào thầu bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản từ chủ đầu tư, nhà thầu chính để thanh toán, chi trả và chuyển ra nước ngoài.
+ Đối với việc thực hiện gói thầu về dầu khí: nhà thầu được chào thầu bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản từ chủ đầu tư, nhà thầu chính để thanh toán, chi trả và chuyển ra nước ngoài.
– Người cư trú là doanh nghiệp bảo hiểm:
+ Được báo giá, định giá, ghi giá dịch vụ bảo hiểm trong hợp đồng bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản từ bên mua bảo hiểm đối với hàng hóa, dịch vụ phải mua tái bảo hiểm ở nước ngoài;
+ Trường hợp phát sinh tổn thất đối với phần tái bảo hiểm ra nước ngoài, người cư trú là tổ chức mua bảo hiểm được nhận số tiền bồi thường bằng ngoại tệ chuyển khoản từ công ty tái bảo hiểm nước ngoài thông qua doanh nghiệp bảo hiểm để thanh toán các chi phí khắc phục tổn thất ở nước ngoài.
– Người cư trú là tổ chức kinh doanh hàng miễn thuế được niêm yết giá hàng hóa bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản hoặc tiền mặt từ việc cung cấp hàng hóa.
Người cư trú là tổ chức cung ứng dịch vụ ở khu cách ly tại các cửa khẩu quốc tế, tổ chức kinh doanh kho ngoại quan được niêm yết, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản hoặc tiền mặt từ việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ.
– Người cư trú là tổ chức làm đại lý cho hãng vận tải nước ngoài trên cơ sở hợp đồng đại lý ký kết giữa hai bên:
+ Được thay mặt cho hãng vận tải nước ngoài báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ đối với cước phí vận tải hàng hóa quốc tế. Riêng việc thanh toán phải thực hiện bằng đồng Việt Nam;
+ Được chi hộ bằng ngoại tệ chuyển khoản để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ tại cảng biển quốc tế, khu cách ly tại sân bay quốc tế;
+ Được chi hộ bằng ngoại tệ tiền mặt để trả lương, thưởng, phụ cấp cho người không cư trú do hãng tàu biển nước ngoài ủy quyền.
– Người cư trú là doanh nghiệp chế xuất:
+ Được ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ và thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản khi mua hàng hóa từ thị trường nội địa để sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp hàng xuất khẩu hoặc để xuất khẩu, trừ hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu.
Doanh nghiệp trong nước được báo giá, định giá bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản khi bán hàng hóa cho doanh nghiệp chế xuất;
+ Được báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ và thanh toán, nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản với doanh nghiệp chế xuất khác.
– Người cư trú là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực vận chuyển hàng không, khách sạn, du lịch được niêm yết, quảng cáo giá hàng hóa, dịch vụ bằng Đồng Việt Nam và ngoại tệ tương đương trên trang tin điện tử, ấn phẩm chuyên ngành (không bao gồm thực đơn và bảng giá dịch vụ) chỉ sử dụng tiếng nước ngoài.
– Người cư trú, người không cư trú là tổ chức được thỏa thuận và trả lương, thưởng, phụ cấp trong
– Người không cư trú là cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự được niêm yết bằng ngoại tệ và thu phí thị thực xuất nhập cảnh, các loại phí, lệ phí khác bằng ngoại tệ chuyển khoản hoặc tiền mặt.
– Người không cư trú:
+ Được chuyển khoản bằng ngoại tệ cho người không cư trú khác;
+ Được ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ và thanh toán tiền xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ chuyển khoản cho người cư trú. Người cư trú được báo giá, định giá bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho người không cư trú.
+ Nhà đầu tư nước ngoài được đặt cọc, ký quỹ bằng ngoại tệ chuyển khoản khi tham gia đấu giá mua cổ phần tại doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa; mua cổ phần, phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn Nhà nước thực hiện thoái vốn; mua cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác thực hiện thoái vốn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
– Liên quan đến an ninh, quốc phòng, dầu khí và các trường hợp cần thiết khác, tổ chức được phép sử dụng ngoại hối sau khi được Ngân hàng Nhà nước xem xét, chấp thuận bằng văn bản căn cứ vào tình hình thực tế và tính chất cần thiết.
3. Một số lưu ý khi giao dịch ngoại hối tại Việt Nam
-Về địa điểm mua bán ngoại tệ tại Việt Nam
Theo Khoản 13, Điều 1, Pháp lệnh sửa đổi pháp lệnh ngoại hối năm 2013:“Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.”
Theo đó, về nguyên tắc việc mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do là vi phạm pháp luật.
Do đó, nếu bạn muốn bán ngoại tệ thì phải đến các địa điểm được cấp phép thu đổi, mua bán ngoại tệ theo quy định nhà nước. Địa điểm mua bán ngoại tệ được quy định tại Điều 3, Thông tư 20/2011/TT-NHNN:
“1. Việc mua ngoại tệ tiền mặt của cá nhân được thực hiện tại các địa điểm được phép bán ngoại tệ tiền mặt thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng được phép phù hợp với quy định của pháp luật.
2.Việc bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân được thực hiện tại các địa điểm được phép mua ngoại tệ tiền mặt thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng được phép phù hợp với quy định của pháp luật và các Đại lý đổi ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép.”
Hiện nay, có rất ít các tiệm vàng được cấp phép mua bán, thu đổi ngoại tệ nên bạn cần tìm hiểu rõ ở địa phương mình thì tiệm vàng nào được cấp phép để đến đó bán ngoại tệ.
+ Hạn chế sử dụng ngoại hối tại Việt Nam
Đây là một lưu ý quan trọng mà bất cứ ai cũng đều phải nắm rõ. Về nguyên tắc, trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán , niêm yết, quảng cáo không được thực hiện bằng ngoại hối trừ các trường hợp sau: các giao dịch với tổ chức tín dụng, các trường hợp thanh toán thông qua trung gian gồm thu hộ, ủy thác, đại lý, các trường hợp cần thiết khác được Thủ tướng chính phủ cho phép