Quy định chung của pháp luật về cán bộ. Có được điều động cán bộ cấp huyện xuống làm cán bộ cấp xã? Quy trình điều động cán bộ, công chức mới nhất. Cán bộ được điều động được hưởng các chế độ, chính sách như thế nào. Mẫu quyết định điều động cán bộ. Quyền của cán bộ bao gồm những quyền gì?
Trong quá trình hoạt động công tác, vì những lý do mà cán bộ phải thực hiện các nhiệm vụ bị điều động từ nơi này qua nơi khác. Thực tế, có được điều động cán bộ cấp huyện xuống làm cán bộ xã được không? Quy trình điều chuyển cán bộ phải trải qua trình tự, thủ tục như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
- 1 1. Quy định chung của pháp luật về cán bộ:
- 2 2. Có được điều động cán bộ cấp huyện xuống làm cán bộ xã?
- 3 2. Quy trình điều động cán bộ, công chức mới nhất:
- 4 4. Cán bộ được điều động được hưởng các chế độ, chính sách như thế nào?
- 5 5. Mẫu quyết định điều động cán bộ:
- 6 6. Quyền của cán bộ bao gồm những quyền gì?
1. Quy định chung của pháp luật về cán bộ:
Cán bộ theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008 là công dân Việt Nam và được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Cán bộ cấp xã là công dân Việt Nam được bầu cử để giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội; được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Là cán bộ cần phải có đạo đức thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong hoạt động công vụ, biểu hiện thể hiện trong các mối quan hệ với đồng nghiệp tại công sở cũng như với nhân dân. Cụ thể:
– Trong văn hóa giao tiếp ở công sở: cán bộ phải có thái độ lịch sự cũng như tôn trọng đồng nghiệp; phải đảm bảo phát ngôn lời lẽ đúng chuẩn mực, rõ ràng; biết lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp; khi nhận xét, đánh giá thực hiện công việc phải vô tư, khách quan, không được vì lợi ích cá nhân cũng như vì tình cảm; thi thi hành công vụ, cán bộ phải mang phù hiệu; tác động chuẩn chỉnh, nghiêm túc.
– Trong văn hóa giao tiếp với nhân dân: mục tiêu là do dân và vì dân, như vậy cán bộ phải gần gũi với nhân dân; thái độ nghiêm túc, khiêm tốn; không được hách dịch, lợi dụng chức quyền để hạch sách dân, gây khó khăn cho người dân để ăn chặn hay lợi lộc.
2. Có được điều động cán bộ cấp huyện xuống làm cán bộ xã?
Điều động cán bộ theo quy định tại Khoản 10 Điều 7 Luật cán bộ, công chức năm 2008, cụ thể đó là việc cán bộ được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, đơn vị, tổ chức này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác. Mục đích của việc điều động cán bộ nhằm để phát huy, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ; nhằm góp phần khắc phục tình trạng khép kín, cục bộ trong từng địa phương, cơ quan, đơn vị; bảo đảm sự ổn định và phát triển của đội ngũ cán bộ.
Căn cứ, cơ sở để điều động cán bộ bao gồm:
– Thứ nhất, dựa vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch cán bộ, cán bộ được điều động trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội
– Thứ hai, việc điều động cán bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền
Vậy nên, khi người đứng đầu cơ quan công tác xét thấy cần thiết thì thủ trưởng cơ quan đó sẽ điều động cán bộ đến công tác tại cơ quan khác.
Do đó, có thể điều động cán bộ cấp huyện xuống làm cán bộ cấp xã nếu đáp ứng điều kiện cụ thể.
2. Quy trình điều động cán bộ, công chức mới nhất:
Thứ nhất, thẩm quyền tiến hành điều động cán bộ thuộc về Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét và ra quyết định điều động cán bộ từ nơi khác về đảm nhận các vị trí, chức vụ thuộc diện Bộ chính trị, Ban bí thư
Thứ hai, trình tự, thủ tục điều động cán bộ:
Bước 1: Tiến hành việc trao đổi, lấy ý kiến tập thể lãnh đạo nơi tiếp nhận cán bộ dự kiến điều động
Bước 2: Trao đổi và lấy ý kiến tập thể lãnh đạo nơi cán bộ đang công tác
Trao đổi, lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo nơi cán bộ đang công tác về chủ trương điều động (người được giới thiệu phải đạt số phiếu trên 50% so với tổng số người được triệu tập. Nếu như số phiếu đạt tỉ lệ 50% (không quá bán) thì do người đứng đầu xem xét, quyết định)
Tiến hành lấy đánh giá và nhận xét của địa phương, cơ quan và hồ sơ nhân sự theo đúng quy định của pháp luật
Tiến hành gặp gỡ cán bộ để trao đổi yêu cầu nhiệm vụ công tác
Bước 3: Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan để thẩm định về nhân sự và sau đó lập báo cáo cấp có thẩm quyền để xem xét, quyết định.
Trường hợp cán bộ bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện và đáp ứng yêu cầu điều động nhưng địa phương, cơ quan, đơn vị (nơi cán bộ công tác hoặc nơi tiếp nhận cán bộ) hoặc cán bộ còn có ý kiến khác nhau, chưa thống nhất thì cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ tổng hợp, báo cáo đầy đủ các ý kiến và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo thẩm quyền.
4. Cán bộ được điều động được hưởng các chế độ, chính sách như thế nào?
– Cán bộ được điều động đến những vùng khó khăn như miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo được ưu tiên giải quyết trước thời hạn một số chế độ, chính sách.
– Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm tạo điều kiện để cán bộ được điều động, biệt phái sớm ổn định công tác và sinh hoạt.
– Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan quy định chế độ, chính sách cụ thể.
5. Mẫu quyết định điều động cán bộ:
[TÊN ĐƠN VỊ] | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ——————- |
Số: [SỐ QĐ] | ………, ngày…….tháng…….năm……… |
QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC ĐIỀU ĐỘNG CÁN BỘ
[CHỨC DANH] [TÊN CQ]
– Căn cứ vào quyết định [SỐ QĐ], ngày [NGÀY] của [TÊN ĐƠN VỊ] về việc (thành lập mới, tách ra, nhập vào…..) tại …….;
– Xét nhu cầu công tác của cán bộ;
– Theo đề nghị của ông (bà) …….chức vụ ………và của Trưởng phòng Tổ chức cán bộ;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay điều động các cán bộ nhân viên [hoặc Ông (Bà)] có tên sau đây:
Ông……..Chức vụ………Công tác tại…….
Bà……….Chức vụ………Công tác tại…….
Đến nhận công tác tại ……….. kể từ ngày………..
Điều 2. Lương và các khoản phụ cấp khác của các cán bộ, nhân viên nói ở Điều 1 sẽ do …….mới trả theo giấy thôi trả lương của……..cũ kể từ ngày đến nhận công tác.
Điều 3.……….cơ quan (đơn vị) cũ và mới, các ông Trưởng phòng hành chính); Tổ chức cán bộ và các cán bộ, nhân viên có tên ở Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận:
| THỦ TRƯỞNG |
6. Quyền của cán bộ bao gồm những quyền gì?
Thứ nhất, quyền của cán bộ được bảo đảm điều kiện thi hành công vụ:
– Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao
– Được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ
– Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ
– Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định của pháp luật
Thứ hai, quyền của cán bộ về tiền lương:
– Cán bộ được đảm bảo tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao và phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội
– Trong điều kiện đặc biệt tại miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trong các ngành, nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm: cán bộ sẽ được hưởng những phụ cấp và ưu đãi theo quy định của pháp luật
– Nếu làm thêm giờ, làm đêm cán bộ cũng sẽ được hưởng chi phí cho những giờ làm thêm, làm đêm và công tác phí cũng như các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, chế độ nghỉ ngơi của cán bộ:
Theo quy định, cán bộ được hưởng các chế độ nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.
Nếu do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.
Thứ tư, các quyền khác của cán bộ, bao gồm: quyền học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội; nếu bị thương hoặc hy sinh trong khi thi hành công vụ thì được xem xét hưởng chế độ, chính sách như thương binh hoặc được xem xét để công nhận là liệt sĩ và các quyền khác theo quy định của pháp luật; được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở, phương tiện đi lại, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.