Hiện nay có rất nhiều câu hỏi được gửi đến Luật Dương Gia về việc đặt biển quảng cáo ở hành lang đường bộ. Hôm nay, cùng chúng tôi phân tích về vấn đề Đặt biển quảng cáo ở hành lang có vi phạm an toàn giao thông đường bộ không?
Mục lục bài viết
1. Những quy định của pháp luật về hành lang đường bộ
Hành lang an toàn đường bộ được pháp luật quy định rất chặt chẽ để đảm bảo an toàn về giao thông cho người dân. Tuy nhiên,gần như chúng ta hiểu sai cơ bản về những quy định để sử dụng một cách đúng nhất. Vậy cụ thể, pháp luật quy định như thế nào về hành lang đường bộ?
Đối với giới hạn hành lang an toàn đường bộ hiện nay được quy định cụ thể như sau:
Trường hợp đường ngoài đô thị: Xác định phạm vi hành lang an toàn đường bộ có bề rộng tính từ đất của đường bộ trở ra mỗi bên căn cứ vào cấp kỹ thuật của đường theo quy hoạch, cụ thể:
– Quy định đối với đường cấp I, cấp II: 17 mét.
– Quy định đối với đường cấp III: 13 mét.
– Quy định đối đường cấp IV, cấp V: 09 mét.
– Quy định với đường có cấp thấp hơn cấp V: 04 mét.
– Trường hợp đối với đường đô thị: Hiện nay, theo quy định giới hạn hành lang an toàn đường bộ chính là chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đối với trường hợp đường cao tốc ngoài đô thị:
– Thực hiện cách tính từ đất của đường bộ ra mỗi bên sẽ là 17 mét.
– Thực hiện cách tính từ mép ngoài của kết cấu ngoài cùng ra mỗi bên đối với cầu cạn và hầm sẽ là 20 mét.
– Căn cứ vào cấp kỹ thuật của đường bên để xác định hành lang an toàn đối với trường hợp đường cao tốc có đường bên, nhưng không được nhỏ hơn giới hạn hành lang an toàn.
Đối với trường hợp đường cao tốc trong đô thị:
– Trường hợp hầm và cầu cạn: sẽ không được nhỏ hơn 10 mét tính từ mép ngoài của kết cấu ngoài cùng ra mỗi bên đường.
– Trường hợp hầm và cầu cạn có đường bên và đường cao tốc có đường bên: chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
– Với trường hợp đường cao tốc không có đường bên: tính từ mép ngoài của mặt đường đến chỉ giới đường đỏ, nhưng không nhỏ hơn 10 mét.
Đối với cách xác định đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang an toàn đường sắt:
– Ranh giới quản lý được phân định dựa trên nguyên tắc ưu tiên bố trí hành lang an toàn cho đường sắt, tuy nhiên ranh giới hành lang an toàn dành cho đường sắt không được chồng lên công trình đường bộ.
Đối với trường hợp đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang bảo vệ đường thủy nội địa:
– Khi đó việc xác định ranh giới hành lang an toàn là mép bờ tự nhiên.
1.1. Hành lang an toàn đường bộ là gì?
Để hiểu rõ hơn về việc đặt biển quảng cáo ở hành lang đường bộ. Hiện nay, có một số hộ gia đình chưa am hiểu rõ về pháp luật đã vô tình vi phạm quy định về việc sử dụng hành lang đường bộ, dẫn đến những hậu quả không lường. Cùng giải thích khái niệm hành lang đường bộ.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật an toàn giao thông đường bộ quy định về hành lang an toàn đường bộ như sau: Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ.
Như vậy. việc quy định về hành lang đường bộ không quá khó hiểu, do đó người dân cần hiểu và nắm rõ quy định của pháp luật để thực hiện một cách tốt nhất, hiệu quả nhất tránh những vi phạm xảy ra trong quá trình sử dụng.
1.2. Cách xác định phạm vi đất hành lang an toàn giao thông đường bộ:
– Theo
– Theo khoản 1, khoản 2 Điều 4 của
– Theo khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 100/2013/NĐ-CP nếu phần đất hành lang an toàn đường bộ còn lại bằng hoặc lớn hơn bề rộng được quy định trong thì giữ nguyên;
– Theo khoản 2 Điều 1 Nghị định số 100/2013/NĐ-CP nếu phần hành lang an toàn giao thông đường bộ còn lại bé hơn bề rộng quy định thì theo quy định Nghị định số 100/2013/NĐ-CP sẽ tiến hành xác định lại phạm vi hành lang an toàn giao thông đường bộ.
2. Đặt biển quảng cáo ở hành lang có vi phạm an toàn giao thông đường bộ không?
Căn cứ Luật giao thông đường bộ 2008 quy định cụ thể vào Khoản 2 và Khoản 3 Điều 43 thì:
– Đối với phạm vi đất sử dụng cho đường bộ, không được lấn chiếm để xây dựng các công trình, trừ một số công trình thiết yếu không thể bố trí ngoài phạm vi đó nhưng phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép, bao gồm công trình phục vụ quốc phòng, an ninh, công trình phục vụ quản lý, khai thác đường bộ, công trình viễn thông, điện lực, đường ống cấp, thoát nước, xăng, dầu, khí.
– Trong phạm vi đất hành lang an toàn đường bộ, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 2 Điều này, được tạm thời sử dụng vào mục đích nông nghiệp, quảng cáo tuy nhiên không được làm ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn giao thông đường bộ. Việc đặt biển quảng cáo trên đất hành lang an toàn đường bộ phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền đồng ý dưới hình thức văn bản.
Như vậy, tùy vào trường hợp để được áp dụng cho phép đặt biển quảng cáo ở hành lang đường bộ, Tuy nhiên phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dưới hình thức văn bản
3. Mức xử phạt hành chính hành vi đặt biển quảng cáo ở hành lang đường bộ:
Pháp luật Việt Nam luôn áp dụng những hình thức để xử lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật. Đối với hành vi lấn chiếm hành lang để treo biển quảng cáo cũng không ngoại lệ. Trên tinh thần răng đe và hướng tới an toàn cho người dân, Pháp luật quy định cụ thể về mức phạt hành chính về hành vi lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ như sau:
Căn cứ theo quy định tại điểm c, điểm d khoản 3 Điều 12
– Phạt tiền từ 500.000đ đến 1.000.000đ đối với cá nhân, từ 1.000.000đ đến 2.000.000đ đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây :
– Thực hiện treo băng rôn, biểu ngữ trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ gây ảnh hưởng trật tự an toàn giao thông của đường bộ;
– Đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo trên diện tích đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị, trừ các hành vi dựng biển quảng cáo trên đất hành lang an toàn đường bộ khi chưa được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản hoặc dựng biển quảng cáo trên phần đất dọc hai bên đường bộ dùng để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ.
Đối với trường hợp dựng biển quảng cáo trên đất hành lang an toàn đường bộ khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền thì theo quy định tại Khoản 8b Điều 12
– Phạt tiền từ 10.000.000đ đến 15.000.000đ đối với cá nhân, từ 20.000.000đ đến 30.000.000đ đối với cơ quan tổ chức khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
– Đặt biển quảng cáo trên phạm vi về hành lang an toàn đường bộ khi chưa được phép của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản hoặc đặt biển quảng cáo trên phần đất dọc hai bên đường bộ dùng để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ.
– Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt. Bên cạnh đó,cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
– Buộc phải tháo dỡ công trình xây dựng trái phép (không có giấy phép hoặc không đúng với giấy phép) và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính do mình gây ra.
Thông qua bài viết trên, một phần nào đó đã giúp anh/chị nắm rõ một số quy định liên quan đến vấn đề “ Có được đặt biển quảng cáo ở hành lang an toàn giao thông?”. Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp có thể giúp anh/chị tháo gỡ những vướng mắc của mình. Mọi thắc mắc cần hỗ trợ thêm, anh/chị vui lòng liên hệ số hotline để được tư vấn nhanh nhất.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Giao thông đường bộ 2008;
– Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
– Nghị định số 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
– Nghị định số 100/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.