Có được cộng gộp thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi bị ngắt quãng. Thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội như thế nào?
Có được cộng gộp thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi bị ngắt quãng. Thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Chồng tôi tham gia bảo hiểm ở 1 công ty đến năm 2011 được 8 năm. Do điều kiện công việc chồng tôi nghỉ việc ở công ty đó và bị họ giữ sổ bảo hiểm. Từ cuối năm 2011 đến nay chồng tôi không thể tiếp tục tham gia ở nơi làm việc mới. Vậy nếu bây giờ chồng tôi lấy được sổ về thì có đóng tiếp nối từ năm đó đc không (số năm anh ấy đã đóng có được tính không ạ). Xin cảm ơn Luật sư !
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– “Bộ luật lao động năm 2019”;
2. Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47của “Bộ luật lao động năm 2019” quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt
“2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.”
Do đó, khi người lao động nghỉ việc đúng pháp luật chậm nhất là 30 ngày kể từ khi có quyết định thôi việc, đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm lập thủ tục chốt sổ bảo hiểm để trả cho người lao động. Công ty không có quyền giữ sổ bảo hiểm xã hội của chồng bạn.
Nếu công ty vẫn không chốt sổ cho bạn thì bạn có thể khiếu nại với Phòng Lao động Thương binh Xã hội của huyện (nơi công ty đặt trụ sở) hoặc Thanh tra Sở Lao động Thương binh Xã hội để khiếu nại về việc công ty không chốt sổ bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều 118 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua tổng đài: 1900.6568
"1. Người lao động, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và những người khác có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Người sử dụng lao động có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình”
Thứ hai, nếu chồng bạn lấy được sổ bảo hiểm xã hội về thì được đóng tiếp bảo hiểm xã hội tại công ty mới bởi Điều 61 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội:
"Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội."
Như vậy, chồng bạn được bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội ở công ty cũ, khi chuyển sang công ty mới thì có thể tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội theo sổ bảo hiểm cũ mà không phải đóng lại từ đầu.