Có đủ cấu thành tội vu khống không? Không nhận được tiền lương, em gửi mail cho đối tác thông báo việc đó thì có bị coi là vu khống?
Tóm tắt câu hỏi:
Dear Luật Sư, Em tên Trinh hiện là sinh viên năm cuối ngành thiết kế, hiện tại có nhận một số việc làm freelance. Chuyện như sau: em có nhận thiết kế banner treo cho một công ty nhưng không có hợp đồng, sau khi thiết kế xong thì banner đã được in nhưng chưa giao file thiết kế cho khách, theo lý thì khách hàng trả tiền rồi em mới giao file gốc, nhưng khách lại đòi lấy file rồi mới trả tiền. Ban đầu bên khách hàng bảo gửi tiền qua ngân hàng nhưng sau 1 tuần không thấy gọi hỏi thì bảo là đi công tác và liên hệ vợ anh đó nhận tiền, em cũng gọi hỏi là gửi tiền qua ngân hàng giúp em và chị đó cũng đồng ý, em cũng đợi khoảng 1 tuần thì cũng không thấy, sau đó gọi hỏi thì bảo ừ sẽ gửi tiền, nhưng đợi thêm 1 tuần cũng không thấy, lúc này em mới bảo cho địa chỉ em lên giao file nhận tiền thì lúc lên không thấy ai và gọi cho vợ anh đó không được, em mới gửi tin nhắn xin địa chỉ nhà để lên cũng không thấy ai trả lời, gọi cho anh khách hàng cũng không được. Liên lạc không được nên em mới gửi mail cho khách hàng của cái anh em đã làm thiết kế với nội dung như sau: “Em là thiết kế bên công ty saigonplus của anh Thắng, từng thực hiện dự án banner sốt xuất huyết, anh có thể giúp em 1 việc là gọi hỏi địa chỉ nhà anh Thắng được không ạ, anh Thắng thiếu em tiền lương 1 tháng nay chưa trả, sau khi xong dự án thì bảo là sẽ chuyển tiền qua ngân hàng nhưng đợi mãi không thấy, cho địa chỉ lên nhận cũng không thấy ai, bây giờ thì khóa máy em gọi không được, anh hỏi địa chỉ giúp em với để em lên đó nhận lương ạ.” Sau đó thì anh đó gửi tin nhắn nói là đưa file mới trả tiền, em nhắn lại xin địa chỉ lên đưa file để nhận tiền thì lại không thấy anh đó trả lời, sau đó em gửi file qua mail cho anh đó thì khoảng vài ngày sau anh đó trả tiền qua ngân hàng cùng lời đe dọa sẽ sang nhà em và bắt em phải gửi mail xin lỗi ảnh cho khách hàng của ảnh vì ảnh không quỵt tiền lương của em, không thì sẽ kiện em tội vu khống. Em bảo là em chỉ nói sự thật không vu khống ai tại sao phải xin lỗi, em hỏi anh đó địa chỉ để lên lấy tiền nhưng anh đó không trả lời cho nên em mới hỏi khách hàng của anh đó vì em không biết ai quen anh đó ngoài khách hàng của anh, em bảo chỉ gửi mail xác nhận là anh đó đã trả tiền cho em.Cho hỏi trong trường hợp này nếu bị kiện vì tội vu khống thì có được thành lập không ạ.Thân!!!
Luật sư tư vấn:
Bạn có thực hiện thiết kế banner cho một khách hàng, tuy nhiên không được giao kết bằng hợp đồng. Những hành vi bạn thực hiện bao gồm:
+ Yêu cầu chính người giao kết thanh toán tiền sau khi hoàn thành file thiết kế
+ Yêu cầu vợ của thuê thiết kế
+ Xin địa chỉ email từ khách hàng bên thuê thiết kế
Nếu để xác định bạn có hành vi vu khống phải đảm bảo các nội dung sau:
+ Bịa đặt, lan truyền thông tin
+ Mục đích xúc phạm danh dự nhân phẩm
+ Tố cáo lên cơ quan có thẩm quyền
Phải đảm bảo ba nội dung trên mới cấu thành tội vu khống. Theo quy định tại Bộ luật hình sự hành vi vu khống sẽ bị xử lý như sau:
Điều 122. Tội vu khống
1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
Luật sư
c) Đối với nhiều người;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người thi hành công vụ;
e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Như vậy, bên thuê thiết kế sẽ không có căn cứ để xác định về hành vi của bạn là hành vi vu khống.
Mục lục bài viết
- 1 1. Vu khống giáo viên nhà trường
- 2 2. Phải làm gì khi bị công ty cũ vu khống lấy tiền của khách?
- 3 3. Xử lý trường hợp bị vu khống lấy trộm điện thoại
- 4 4. Hỏi về việc tố cáo người có hành vi vu khống người khác
- 5 5. Bố người yêu vu khống làm nhục thì phải xử lý như thế nào?
- 6 6. Bị vu khống sàm sỡ học sinh thì giải quyết thế nào?
1. Vu khống giáo viên nhà trường
Tóm tắt câu hỏi:
Kính thưa các Luật sư lãnh đạo Văn phòng Luật Dương Gia, các cán bộ, nhân viên Văn phòng Luật Dương Gia! Tôi có một vấn đề kính nhờ văn phòng Luật sư tư vấn giúp. Tháng 6/2014, trường tôi có 5 giáo viên bị bà Huỳnh Thị Trang tự xưng là phụ huynh của trường tố cáo dạy thêm. Ban giám hiệu trường đã mời 5 giáo viên đó lên tìm hiểu và được trả lời là không tổ chức dạy thêm. Đối tượng viết đơn lại tiếp tục gởi đơn đến phòng giáo dục. Mặc dù không có kết quả xác minh nhưng 5 giáo viên đó vẫn bị cắt danh hiệu thi cấp huyện, cấp tỉnh. Sự việc không dừng lại đó. Đối tượng lại tiếp tục gởi đơn đến Ủy ban huyện, Sở Giáo dục với mục đích yêu cầu cắt danh hiệu trường tiến tiến xuất sắc. Sở giáo dục, Phòng giáo dục đã chỉ đạo cho trường mời bà Huỳnh Thị Trang lên để tìm hiểu nội dung đơn. Qua một buổi tìm kiếm, bộ phận văn phòng nhà trường không tìm thấy phụ huynh nào có tên trên. Vì vậy lá đơn đó không được giải quyết. Vào ngày 24/6/2015, trường tôi lại có 5 giáo viên bị tố cáo dạy thêm dưới hình thức thư nặc danh. Ban Giám hiệu trường đã mời 5 giáo viên đó lên tìm hiểu và thành lập đoàn thanh tra gồm có Ban thanh tra nhân dân và Ban giám hiệu nhà trường đi xác minh sự thật. Qua xác minh, đoàn đã có kết luận 5 giáo viên dó không vị phạm dạy thêm. Sau khi phòng giáo dục công bố danh hiệu thi đua, đối tượng nặc danh lại tiếp tục gửi đơn lên phòng giáo dục tố cáo 5 giáo viên trên vi phạm dạy thêm. Phải chăng đây là việc làm mang tính cá nhân nhằm gây rối đoàn kết nội bộ, uy tín và quyền lợi, danh hiệu thi đua của giáo viên? Vậy 5 giáo viên đó cần phải làm gì để bảo vệ uy tín và quyền lợi chính đáng của họ? Kính mong các Luật sư tư vấn giúp cho. Tôi thành thật cảm ơn! Kính chúc văn phòng Luật Dương Gia ngày càng phát triển, chúc các Luật sư mạnh khỏe.
Luất sư tư vấn:
Qua sự việc bạn trình bày thì có thể là có người do ghẹn tỵ với thành quả của các cô giáo có được nên đã cố tình nặc danh để hạ uy tín, danh dự cũng như ảnh hưởng đến các danh hiệu thi đua.
Trong trường hợp này, cần mở ban điều tra để có thể rà soát chi tiết cụ thể là an làm công việc nay, sau đó sẽ tùy mức độ và hành vi sẽ bị truy cứu trách nhiệm tương ứng.
Theo quy định tại Bộ luật hình sự thì:
Điều 122. Tội vu khống
1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với nhiều người;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người thi hành công vụ;
e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Như vậy, để đảm bảo quyền lợi, bảo vệ uy tín danh dự của giáo viên, nhà trường cần có những công cụ để có thể giúp họ và phòng tránh hệ lụy.
2. Phải làm gì khi bị công ty cũ vu khống lấy tiền của khách?
Tóm tắt câu hỏi:
Mình có vấn đề kính mong phòng luật tư vấn giúp mình. Mình đã từng làm tại một ngân hàng và chuyển sang ngân hàng khác. Hiện mình vừa đẻ xong và trong quá trình nghỉ sinh. Ngân hàng cũ liên hệ bảo chưa bàn giao xong, tiền nong thiếu của khách ngày này tháng kia. Mình báo là hôm sau mình sẽ đối chiếu kiểm tra nếu sai mình sẽ đến vì mình vừa sinh xong. Cơ quan cũ đã đến gia đình nhà bố mẹ chồng rồi mẹ để doạ nạt là đạo đức nhân phẩm rồi gửi công văn đến ngân hàng mới của mình. Làm như thế thì có đúng không ạ. Cũng chỉ là 2 triệu chứ không phải là số tiền quá lớn. Theo luật thì mình đã bàn giao thanh lý xong xuôi rồi. Mình đã khẳng định là hôm sau mình sẽ kiểm tra nếu lỗi nghiệp vụ do mình thì mình sẽ trả. Nhưng tiếp tục đòi gửi công văn sang ngân hàng mới của mình là mình lấy tiền của khách đút túi đạo đức như thế thì không nên nhận. Như thế có được không ạ? Anh chị giúp em tư vấn trường hợp này vì làm ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của mình và mình thấy quá vô lý. Xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo như nội dung bạn trình bày, bạn cần làm rõ nội dung là bạn có nợ hay chưa bàn giao công việc, hợp đồng với khác hàng cho ngân hàng chưa? Ngân hàng có căn cứ để nêu rõ hành vi của bạn như vậy hay không?
Nếu bạn không thực hiện những hành vi mà bên ngân hàng đưa ra và ngân hàng có hành động như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến danh dự nhân phẩm của bạn.
Theo quy định của Nghị định 167/2013/NĐ – CP:
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;”
Theo quy định của “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi bổ sung 2009
“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Đối với nhiều người;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Như vậy, đây là những thông tin từ bạn đưa ra, nếu bên ngân hàng có hành vi gửi công văn đến nơi làm việc mới của bạn, đến gia đình bạn dọa nạt nói về đạo đức nhân phẩm. Nếu những hành vi này liên tiếp xảy ra không chấm dứt và bên ngân hàng không có căn cứ chứng minh cho những hành vi nêu ra thì bạn có thể làm đơn gửi bên cơ quan công an nhờ can thiệp giải quyết.
Ngoài ra, nếu bạn không sai sót trong khi làm việc, nợ tiền mà bên ngân hàng lại yêu cầu và nhận định bạn “lấy tiền của khác đút túi” thì sẽ vi phạm thêm về hành vi vu khống người khác theo Điều 122 “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi 2009.
3. Xử lý trường hợp bị vu khống lấy trộm điện thoại
Tóm tắt câu hỏi:
Con chào luật sư năm nay con 17 tuổi vào vào thứ 3 tuần trước con có việc nên ghé Ngủ nhờ nhà Chú ruột ba đêm tức thứ thứ ba thứ tư và thứ Năm thứ sáu thì con trở về nhà ngủ bình thường cho đến thứ ba tuần sau thì chú Út bảo mất chiếc điện thoại iPhone 4 để ở trong túi quần và khẳng định là con đã lấy nó vì chú Út nói con ngủ ở đó không con lấy thì ai lấy nhưng 100% sự thật là con không có lấy mà mọi người ở ngoài nhà chú Út Điều khẳng định là con lấy. Cái phòng mà con ngủ nhờ thường thì từ khóa trái cửa nhưng chiều khóa vẫn nằm trên cái bàn sát bên cánh cửa của phòng đó ở nhà đó thì có hai người độ tuổi con đang sống ở đó cung là cháu ruột giống như con vậy cho con xin hỏi luật sư rằng việc Mọi người kết án con là lấy nó nhưng chỉ theo suy đoán là con ngủ ở đó thôi mà không có bằng chứng hai nhân chứng cụ thể nào để chứng minh con lấy nó thì con sẽ ứng xử như thế nào khi mọi người gặp con đều nói là con lấy chiếc điện thoại đó. Và cho con hỏi những điều kiện nào để kết tội con lấy chiếc điện thoại đó theo đúng quy định của “
Luật sư tư vấn:
Trong hoàn cảnh của bạn, bạn nên giữ bình tĩnh và kể đầu đuôi sự việc cho tất cả mọi người biết bạn có liên quan đến việc chiếc điện thoại bị mất hay không. Trong trường hợp, mọi người trong gia đình không ai tin bạn thì bạn có thể yêu cầu cơ quan điều tra can thiệp để điều tra và tìm lại chiếc điện thoại của chú bạn nhằm làm sáng tỏ sự thật về việc ai là người đã lấy cắp chiếc điện thoại bị mất.
Theo quy định của Bộ Luật hình sự sửa đổi 2009, nếu bạn không chứng minh được việc bạn không lấy chiếc điện thoại, mặt khác chú bạn lại có đầy đủ căn cứ để chứng minh bạn lấy trộm bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cặp tài sản và hành vi của bạn phải thỏa mãn cấu thành cơ bản của tội trộm cắp tài sản.
“Điều 138. Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng”
Hành vi của bạn phải thỏa mãn các dấu hiệu cơ bản của tội phạm:
1. Dấu hiệu về chủ thể của tội phạm.
Đối với tội trộm cắp tài sản thì chủ thể thường. Những người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định đều có thể trở thành chủ thể của tội trộm cắp tài sản. Tuy nhiên, do khung hình phạt của khoản 1 Điều 138 đến 3 năm tù và khoản 2 Điều 138 đến 7 năm tù nên những người từ dưới 16 tụổi không là chủ thể của tội trộm cắp tài sản theo quy định tại các khoản 1, 2 Điều 138 Bộ Luật hình sự sửa đổi 2009.
2. Dấu hiệu về khách thể của tội phạm.
Theo khoa học luật hình sự, khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Đối với tội trộm cắp tài sản, theo đa số ý kiến các nhà nghiên cứu, hoạt động thực tiễn thì khách thể của tội trộm cắp tài sản là quan hệ sở hữu.
3. Mặt khách quan của tội phạm.
a. Hành vi khách quan
Do đặc điểm của tội trộm cắp tài sản, nên người phạm tội chỉ có một hành vi khách quan duy nhất là “chiếm đoạt”, nhưng chiếm đoạt bằng hình thức lén lút, với thủ đoạn lợi dụng sơ hở, mất cảnh giác của người quản lý tài sản, không trông giữ cẩn thận hoặc lợi dụng vào hoàn cảnh khách quan khác như: chen lấn, xô đẩy, nhằm tiếp cận tài sản để thực hiện hành vi chiếm đoạt mà người quản lý tài sản không biết.
b. Hậu quả:
Hậu quả của tội trộm cắp tài sản cũng là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt. Nói chung, tài sản bị chiếm đoạt do hành vi trộm cắp gây ra là tiền các loại, hàng hoá và các giấy tờ có giá trị thanh toán như phiếu công trái, ngân phiếu.
4. Các dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm.
Tội trộm cắp tài sản cũng được thực hiện do lỗi cố ý. Mục đích của người phạm tội là mong muốn chiếm đoạt được tài sản. Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực hiện hành vi chiếm đoạt sản. Vì vậy, có thể nói mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội trộm cắp tài sản. Tuy nhiên, ngoài mục đích chiếm đoạt, người phạm tội còn có thể có những mục đích khác cùng với mục đích chiếm đoạt hoặc chấp nhận mục đích chiếm đoạt của người đồng phạm khác thì người phạm tội cũng chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản, nếu mục đich đó không cấu thành một tội phạm độc lập.
Vậy, để khẳng định bạn lấy điện thoại thì phải chứng minh được hành vi của bạn thỏa mãn cấu thành cơ bản của tội trộm cắp tài sản được quy định trong Bộ Luật hình sự sửa đổi 2009.
Trong tình huống của bạn, bạn nên giải thích rõ sự việc bạn có liên quan hay không lien quan đến việc chiếc điện thoại của chú bạn bị mất và đưa ra được các bằng chứng, lập luận nhằm chứng minh cho sự trong sạch của bạn. Trong trường hợp không thể chứng minh được thì bạn có thể yêu cầu cơ quan công an can thiệp điều tra và tìm hiểu rõ thủ phạm đã thực hiện hành vi trộm cắp chiếc điện thoại là ai. Nhằm tìm kiếm được chiếc điện thoại đã mất và hơn hết tạo dựng được niềm tin giữa các thành viên trong gia đình.
4. Hỏi về việc tố cáo người có hành vi vu khống người khác
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là kế toán công tác tại Trường Mẫu giáo. Tháng 6/2016, đơn vị tôi có nhận quyết định kiểm tra của Ủy ban Kế toán huyện ủy do Bí thư huyện có nhận được thư nặc danh của giáo viên trong trường về các nội dung là: không thanh toán tiền lương cho học dưỡng, giáo viên hợp đồng, việc quản lý thu – chi tiền ăn của học sinh và đem chuyện cá nhân của bản thân tôi ra để bôi nhọ, xúc phạm tôi. Qua kiểm tra đã xác minh được đơn tố cáo là vu khống, không đúng sự thật gây ảnh hưởng đến đơn vị và cá nhân tôi bị xúc phạm. Tôi có thể gửi đơn đến cơ quan nào để yêu cầu điều tra, xử lý người gửi đơn nặc danh đó. Xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp, có người trong cơ quan bạn gửi đơn nặc danh đến Bí thư huyện. Qua kiểm tra đã xác minh được đơn tố cáo này là vu khống, không đúng sự thật gây ảnh hưởng đến đơn vị và cá nhân bạn.
Căn cứ Điều 122 “Bộ luật hình sự 2015” về tội vu khống như sau:
‘1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với nhiều người;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người thi hành công vụ;
e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.’
Cấu thành tội phạm tội vu khống như sau:
– Khách thể: là quan hệ nhân thân mà nội dung là quyền được tôn trọng và bảo vệ về nhân phẩm, danh dự của con người. Đối tượng tác động là con người.
– Khách quan:
+ Hành vi bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Đây là hành vi cố tình đưa ra những thông tin không đúng sự thật nhằm bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác hoặc làm ảnh hưởng xấu đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
+ Hành vi loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích của người khác. Đây là trường hợp chủ thể không phải là người tạo ra thông tin bịa đặt đó nhưng khi thu được thông tin họ cố ý làm cho người khác biết mặc dù họ biết rõ đó là thông tin bịa đặt.
+ Hành vi bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
Tội phạm hoàn thành ngay từ khi những hành vi nói trên được thực hiện không phụ thuộc vào việc quyền lợi của nạn nhân đã bị xâm hại hay chưa.
– Chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp
– Chủ thể: Là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi từ 16 tuổi trở lên.
Như vậy nếu người trong cơ quan bạn có hành vi thỏa mãn các dấu hiệu trên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội vu khống.
Theo quy định tại Điều 101 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định tố giác và tin báo về tội phạm như sau:
‘Công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác.
Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản.’
Như vậy, trong trường hợp này, để bảo vệ quyền và lợi ích của bạn, bạn có thể tố giác đến cơ quan công an cấp huyện, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi bạn cư trú về hành vi vu khống này. Lúc này, cơ quan công an hoặc Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chuyển hồ sơ cho cơ quan công an điều tra thực hiện xác minh, điều tra vụ việc. Nếu trường hợp đủ căn cứ, cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2003.
5. Bố người yêu vu khống làm nhục thì phải xử lý như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Bạn tôi yêu 1 anh Công an những không được ba mẹ anh chấp nhận vì họ nhìn thấy hình ảnh bạn của tôi đi chơi với nhiều người bạn khác và đua giỡn không đứng đắn cách đây nhiều năm trên fb. Ba của anh đó từng qua nhà cô và nói xấu cô với hàng xóm. Sau đó ông còn gửi tin nhắn kèm hình cũ của cô cho nhiều bạn trên fb của cô nói rằng cô mất nết,dang có ý lừa tiền người khác. Ông là Công an đã về hưu. Cho tôi hỏi việc làm đó có coi là vu khống làm nhục người khác không?
Luật sư tư vấn:
– Tại Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
– Ðiều 604 “Bộ luật dân sự năm 2015” quy định: “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”.
– Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau: Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.
Nếu hành vi của người kia xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của bạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của bạn thì người đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác. Theo quy định tại Điều 121 “Bộ luật hình sự năm 2015” có quy định về tội Làm nhục người khác như sau:
Điều 121. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Đối với nhiều người;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Như vậy, mọi người có quyền bất khả xâm phạm về danh dự và nhân phẩm không ai có quyền xâm phạm đã được quy định trong Hiến pháp của nước Việt Nam. Vì vậy, người kia cho dù là ai cũng không có quyền xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn. Trong trường hợp của bạn, bạn có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi của mình. Bạn có thể làm đơn ra cơ quan Công an để cơ quan Công an xác minh giải quyết giúp bạn.
6. Bị vu khống sàm sỡ học sinh thì giải quyết thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư! Tôi là giáo viên cấp ba, điều quan trọng nhất là đạo đức nhà giáo. Hiện tại tôi đang phải đối mặt với một sự việc khó xử như sau: Em học sinh mà tôi đang dạy cùng với gia đình đặt điều, dựng chuyện vu khống cho rằng tôi sàm sỡ em học sinh đó. Nhưng sự thật trong câu chuyện này thì có sự chứng kiến một em học sinh nữ khác và có ghi lại toàn bộ nội dung cuộc gặp gỡ này bằng đoạn clip minh chứng là tôi vô tội.
Hậu quả để lại: làm mất danh dự và uy tín nghề giáo.
Vậy, theo luật sư, tôi cần phải làm gì để khắc phục hậu quả trên? Xin chân thành cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Đối với hành vi mà bạn đang trình bày, người có hành vi thực hiện có thể phải chịu những trách nhiệm pháp lý như sau:
Trách nhiệm dân sự: Khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện theo Điều 34 Bộ luật dân sự 2015 để yêu cầu gia đình đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại:
“Điều 34. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín
1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
2. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.
Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
3. Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.
4. Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.
5. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.”
Mức bồi thường thiệt hại căn cứ theo Điều 592 Bộ luật dân sự 2015:
“Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
c) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
Trách nhiệm hình sự: Bạn có thể tố giác tới Cơ quan điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 về hành vi làm nhục người khác theo Điều 121 “Bộ luật hình sự 2015”:
“Điều 121. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Đối với nhiều người;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Trường hợp không đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì gia đình trên có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 5, Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
“Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;
c) Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;
b) Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;
d) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;
đ) Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;
e) Để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác;
g) Thả diều, bóng bay, chơi máy bay, đĩa bay có điều khiển từ xa hoặc các vật bay khác ở khu vực sân bay, khu vực cấm; đốt và thả “đèn trời”;
h) Sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở các bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;
b) Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;
c) Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;
d) Gây rối trật tự tại phiên tòa, nơi thi hành án hoặc có hành vi khác gây trở ngại cho hoạt động xét xử, thi hành án;
đ) Gây rối trật tự tại nơi tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế;
e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;
g) Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
h) Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức;
i) Tập trung đông người trái pháp luật tại nơi công cộng hoặc các địa điểm, khu vực cấm;
k) Tổ chức, tạo điều kiện cho người khác kết hôn với người nước ngoài trái với thuần phong mỹ tục hoặc trái với quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
l) Viết, phát tán, lưu hành tài liệu có nội dung xuyên tạc bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân;
m) Tàng trữ, vận chuyển “đèn trời”.
….”
Như vậy, tùy vào từng mức độ nghiêm trọng khác nhau mà người có hành vi đặt điều vu khống bạn sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý theo các trường hợp nêu trên.