Bóng đá là một trong những môn thể thao có nhiều cổ động viên cuồng nhiệt nhất, cũng chính vì thế mà thường xuyên những lần các cổ động viên bóng đá đã gây mất trật tự. Vậy cổ động bóng đá gây mất trật tự bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Xử phạt hành chính hành vi cổ động bóng đá gây mất trật tự:
Căn cứ các điều của Nghị định 144/2021/NĐ-CP xử phạt hành chính lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì người cổ động bóng đá gây mất trật tự có thể bị xử phạt hành chính như sau:
– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng nếu cổ động bóng đá gây mất trật tự công cộng ở nơi tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, thương mại, ở trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư hoặc ở những nơi công cộng khác.
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu cổ động bóng đá mà tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;
– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu cổ động bóng đá mà gây tiếng động lớn, làm ồn ào, làm huyên náo tại ở những khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau;
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với những người cổ động bóng đá có hành vi dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động bóng đá ở nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền.
Những người sau đây có thẩm quyền ra quyết định xử phạt đối với những đối tượng có hành vi cổ động bóng đá gây mất trật tự:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
– Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ;
– Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động cấp đại đội của Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ;
– Trưởng trạm của Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ;
– Đội trưởng của Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ;
– Trưởng Công an cấp xã;
– Trưởng đồn Công an;
– Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất;
– Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế;
– Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động;
– Thủy đội trưởng;
– Trưởng Công an cấp huyện;
– Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh chính trị nội bộ;
– Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội;
– Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông;
– Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
– Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao;
– Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh;
– Trưởng phòng Công an cấp tỉnh;
– Giám đốc Công an cấp tỉnh;
– Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ;
– Cục trưởng Cục An ninh kinh tế;
– Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội;
– Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội;
– Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông;
– Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
– Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ;
– Trạm trưởng của Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ;
– Đội trưởng của Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ;
– Đồn trưởng Đồn biên phòng;
– Hải đội trưởng Hải đội biên phòng;
– Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy biên phòng Cửa khẩu cảng;
– Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh;
– Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng;
– Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng.
2. Truy cứu trách nhiệm hình sự với người có hành vi cổ động bóng đá gây mất trật tự:
Người có hành vi cổ động bóng đá gây mất trật tự có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng được quy định tại Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2017. Căn cứ Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2017 thì người có hành vi cổ động bóng đá gây mất trật tự có thể phải đối mặt với những hình phạt sau:
2.1. Phạt tiền:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu người có hành vi cổ động bóng đá gây mất trật tự gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc người có hành vi cổ động bóng đá gây mất trật tự đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng hoặc người có hành vi cổ động bóng đá gây mất trật tự đã bị kết án về tội gây rối trật tự công cộng, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2.2. Phạt cải tạo không giam giữ:
Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm nếu người có hành vi cổ động bóng đá gây mất trật tự gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc người có hành vi cổ động bóng đá gây mất trật tự đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng hoặc người có hành vi cổ động bóng đá gây mất trật tự đã bị kết án về tội gây rối trật tự công cộng, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2.3. Phạt tù:
– Phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm nếu người có hành vi cổ động bóng đá gây mất trật tự gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc người có hành vi cổ động bóng đá gây mất trật tự đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng hoặc người có hành vi cổ động bóng đá gây mất trật tự đã bị kết án về tội gây rối trật tự công cộng, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
– Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm nếu người có hành vi cổ động bóng đá phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Có tổ chức;
+ Dùng các vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
+ Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc là gây đình trệ hoạt động công cộng;
+ Xúi giục những người khác gây rối;
+ Hành hung những người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
+ Có tái phạm nguy hiểm.
3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự với người có hành vi cổ động bóng đá gây mất trật tự:
Như đã phân tích ở mục trên, người có hành vi cổ động bóng đá gây mất trật tự có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng được quy định tại Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2017. Điều 27 Bộ luật Hình 2015 được sửa đổi bổ sung 2017 quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
– Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật Hình sự hiện hành quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được pháp luật quy định như sau:
+ 05 năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng;
+ 10 năm đối với các tội phạm nghiêm trọng;
+ 15 năm đối với các tội phạm rất nghiêm trọng;
+ 20 năm đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Căn cứ Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội gây rối trật tự công cộng thì có thể thấy tội này pháp luật quy định có hai khung hình phạt và mỗi khung hình phạt có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau, để từ đó xác định được thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này. Cụ thể như sau:
– Khung 1: nếu người có hành vi cổ động bóng đá gây mất trật tự bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng mà thuộc khung 1 của tội này thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 05 năm.
– Khung 2: nếu người có hành vi cổ động bóng đá gây mất trật tự bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng mà thuộc khung 2 của tội này thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 10 năm.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 144/2021/NĐ-CP xử phạt hành chính lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
– Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2017.