Trên thực tế, khi xảy ra các tranh chấp trong bất kỹ lĩnh vực nào dân sự hay kinh doanh, thương mại đều sẽ được giải quyết bằng nhiều phương thức khác nhau. Vậy tranh chấp trong lĩnh vực thuế được giải quyết theo cơ chế và thủ tục nào?
Mục lục bài viết
1. Cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực thuế:
Thuế được hiểu là khoản nộp mang tính bắt buộc mà các tổ chức, cá nhân phải nộp vào ngân sách nhà nước khi có đủ những điều kiện theo quy định, để Nhà nước đảm bảo cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình.
Tranh chấp trong lĩnh vực thuế được hiểu là sự mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật thuế, hay nói cách khác là tranh chấp giữa người nộp thuế với người thu thuế khi quyền và lợi ích của họ xung đột với nhau. Chủ thể của quan hệ pháp luật thuế bao gồm người nộp thuế và người thu thuế. Người thu thuế là các cơ quan quản lý thuế và các cán bộ, công chức ngành thuế, người nộp thuế là các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ về thuế đối với nhà nước. Khi người nộp thuế có căn cứ cho rằng quyền lợi của họ bị xâm hại bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan thuế, cán bộ, công chức ngành thuế thì họ có quyền khiếu nại tới người đã trực tiếp ra quyết định hay thực hiện hành vi này hoặc khởi kiện ra tòa hành chính.
Đối tượng của tranh chấp trong lĩnh vự thuế chính là các quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế đã được pháp luật quy định rõ. Ngoài ra, đối tượng của tranh chấp thuế còn là những lợi ích liên quan đến số tiền thuế hay số tiền phạt vi phạm về thuế. Nếu người nộp thuế phát hiện ra vi phạm rằng số tiền thuế nhiều hơn số thuế thực tế phải nộp hoặc số tiền phạt vi phạm không đúng thì có thể sẽ phát sinh tranh chấp.
Tranh chấp thuế là một loại tranh chấp hành chính, vì những lý do sau:
– Đây là tranh chấp phát sinh từ một quan hệ hành chính giữa một bên là cơ quan thuế, công chức ngành thuế với bên kia là các tổ chức, cá nhân về các quyết định hành chính liên quan đến lĩnh vực thuế.
– Các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan thuế, cán bộ, công chức của cơ quan thuế mang đầy đủ đặc điểm của một quyết định hành chính, hành vi hành chính.
Hiện nay, có nhiều tiêu chí để phân loại tranh chấp thuế nhưng căn cứ vào quá trình thu, nộp thuế của các chủ thể, đối tượng của tranh chấp trong quan hệ pháp luật thuế, có thể phân loại tranh chấp thuế thành tranh chấp về thủ tục như: thủ tục đăng ký thuế, cấp mã số thuế, thủ tục mua, in hoá đơn chúng từ, thủ tục về kê khai, quyết toán thuế, thủ tục hoàn thuế, thủ tục miễn giảm thuế… và tranh chấp về số thu có thể hiểu một cách thuần tuý là sự mâu thuẫn, bất đồng xảy ra giữa người nộp thuế và cơ quan thuế, cán bộ thuế có thẩm quyền về số tiền thuế phải nộp.
Hiện nay, tranh chấp trong lĩnh vực thuế được giải quyết theo hai cơ chế đó là: khiếu nại hành chính và tố tụng tại toà án hành chính. Thủ tục giải quyết tranh chấp sẽ phụ thuộc vào việc lựa chọn cơ chế, và phương thức giải quyết tranh chấp.
2. Thủ tục giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực thuế bằng thủ tục khiếu nại hành chính:
Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong tranh chấp về thuế giữa người nộp thuế và người thu thuế được thực hiện bằng các thủ tục mang tính chất hành chính mà Luật Khiếu nại quy định. Như vậy, khác với các phương thức giải quyết tranh chấp là thượng lượng hay hòa giải thì đối với phương thức giải quyết tranh chấp này các bên bắt buộc phải tuân thủ các thủ tục đã quy định trong luật và không được phép tự thoả thuận để thay đổi bất cứ một thủ tục nào. Theo đó, khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức:
+ Theo thủ tục do luật khiếu nại quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính.
+ Khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi hành chính đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Đối tượng bị khiếu nại là các quyết định hành chính, hành vi hành chính về thuế của cơ quan quản lý thuế, Chủ thể thực hiện quyền khiếu nại là người bị tác động bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính mà họ cho là sai trái. Người bị khiếu nại là cơ quan hay người đã trực tiếp ra quyết định hành chính hay thực hiện hành vi hành chính đó. Thủ tục khiếu nại về thuế có khiếu nại lần đầu và khiếu nại tiếp theo. Nếu người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu có thể lựa chọn việc khiếu nại tiếp hay khởi kiện vụ án tại toà án có thẩm quyền.
Lựa chọn giải quyết tranh chấp theo cơ chế này sẽ được tiến hành qua 2 thủ tục đó là: Nộp đơn khiếu nại và Giải quyết đơn khiếu nại.
* Nộp đơn khiếu nại:
Đơn khiếu nại là văn bản thể hiện ý chí của người khiếu nại, do chính người nộp thuế hoặc người được uỷ quyền của người nộp thuế lập phù hợp với hình thức và nội dung do pháp luật quy định. Đơn khiếu nại về thuế phải có đầy đủ các thông tin như:
+ Tên gọi và nơi cư trú (hoặc nơi đặt trụ sở) của người khiếu nại
+ Cơ quan thuế bị khiếu nại; chỉ rõ quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính bị khiếu nại
+ Lí do khiếu nại
+ Các yêu cầu cụ thể của người khiếu nại cần được giải quyết bởi cơ quan nhận đơn khiếu nại
+ Chữ kí và con dấu (nếu có) của người đứng đơn khiếu nại.
Theo quy định trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, người nộp thuế phải đệ đơn khiếu nại cho cơ quan thuế đã ra thông báo thuế hoặc đã ban hành quyết định xử lí về thuế. Nếu vì các trở ngại khách quan khiến cho người khiếu nại không thể thực hiện được quyền khiếu nại của mình thì khoảng thời gian gặp trở ngại khách quan không được tính vào thời hiệu khiếu nại. Nếu quá hạn trên mà đơn khiếu nại chưa được gửi cho cơ quan thuế có thẩm quyền nhận đơn thì người nộp thuế sẽ mất quyền khiếu nại.
Ngoài đơn khiếu nại, người nộp thuế phải gửi kèm theo các giấy tờ như: bản chính hoặc bản sao tờ thông báo thuế hoặc tờ quyết định xử lí về thuế đã nhận được từ cơ quan thuế mà đương sự cho là trái pháp luật.
* Giải quyết đơn khiếu nại lần đầu:
Căn cứ Điều 27, 28 quy định tại
Trong quá trình thụ lý đơn và giải quyết khiếu nại, cơ quan thuế nhận khiếu nại có quyền yêu cầu người khiếu nại cung cấp các hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc khiếu nại. Nếu người khiếu nại không cung cấp hồ sơ, tài liệu thì cơ quan thuế nhận đơn có quyền từ chối xem xét giải quyết khiếu nại.
Trong thời gian chờ kết quả giải quyết khiếu nại, người nộp thuế vẫn phải chấp hành thông báo thuế hoặc quyết định xử lý về thuế đã nhận được. Việc giải quyết khiếu nại kết thúc khi cơ quan thuế thụ lý hồ sơ khiếu nại đã ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.
Nếu người nộp thuế không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại lần đầu và mong muốn khiếu nại lên cơ quan thuế cấp trên trực tiếp của cơ quan thuế đã giải quyết khiếu nại lần đầu thì phải gửi đơn khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền nhận đơn để giải quyết khiếu nại lần hai, kèm theo các giấy tờ như: bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và các tài liệu liên quan. Quy trình, thủ tục giải quyết khiếu nại lần 2 sẽ giống với lần 1.
3. Thủ tục giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực thuế bằng thủ tục tranh tụng tại tòa hành chính:
Khởi kiện là việc cá nhân, cơ quan Nhà nước, tổ chức khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền nếu có căn cứ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm bởi quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của cơ quan nhà nước, của Thủ trưởng, cán bộ, viên chức nhà nước. Khởi kịên tại toà án là một phương thức để giải quyết tranh chấp thuế nhưng thủ tục này phức tạp hơn nhiều so với khiếu nại.
Chủ thể thực hiện quyền khởi kiện là những cá nhân, tổ chức cho rằng quyền lợi của mình bị xâm hại bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối tượng của khởi kiện là những quyết định hành chính, hành vi hành chính của cán bộ, công chức hay cơ quan hành chính thuế nhà nước. Chủ thể giải quyết vụ án là các toà án, cụ thể là các toà hành chính.
Giống như quy trình xét xử các vụ án hình sự, dân sự hay thương mại, việc giải quyết các vụ án hành chính về thuế theo thủ tục tố tụng hành chính cũng được thực hiện qua hai cấp xét xử: sơ thẩm và phúc thẩm.
Như vậy, giải quyết khiếu nại và giải quyết vụ án hành chính là hai phương thức cơ bản để giải quyết tranh chấp thuế, việc giải quyết vụ án hành chính về thuế sẽ phức tạp hơn nhiều so với phương thức giải quyết khiếu nại, có sự tham gia của nhiều chủ thể liên quan, có hẳn một cơ quan để giải quyết. Giải quyết án hành chính tại toà sẽ có sự tham gia của bên thứ ba đó là toà án, cụ thể là các thẩm phán và hội thẩm nhân dân, thay bằng việc gửi đơn khiếu nại đến cơ quan quản lý thuế, người nộp thuế gửi đơn đến toà án nhân dân có thẩm quyền, thời hạn giải quyết tranh chấp tại toà hành chính cũng kéo dài hơn.
Những văn bản sử dụng trong bài viết:
Văn bản hợp nhất 03/VBHN-VPQH 2021 hợp nhất Luật Khiếu nại
Luật Tố tụng hành chính năm 2015
Nghị định 124/2020/NĐ-CP biện pháp thi hành Luật Khiếu nại