Tranh chấp lao động là hoạt động pháp lý diễn ra thường xuyên trong quan hệ lao động. Vậy cơ chế giải quyết đối với loại tranh chấp lao động tập thể như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Khái quát về tranh chấp lao động tập thể:
– Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động. Bên cạnh đó, tranh chấp lao động còn có thể được hiểu là tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
Hiện nay, tranh chấp lao động gồm các loại sau đây:
+ Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động; giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại;
-Tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động. Theo đó, tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động phát sinh trong trường hợp sau đây:
+ Có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của thỏa ước lao động tập thể,
+ Có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của pháp luật về lao động;
+ Khi người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử đối với người lao động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động vì lý do thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động; can thiệp, thao túng tổ chức đại diện người lao động; vi phạm nghĩa vụ về thương lượng thiện chí.
– Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm: Tranh chấp lao động phát sinh trong quá trình thương lượng tập thể; Tranh chấp xảy ra khi một bên từ chối thương lượng hoặc không tiến hành thương lượng trong thời hạn theo quy định của pháp luật.
2. Cơ chế giải quyết đối với loại tranh chấp lao động tập thể:
– Theo quy định tại Điều 180
+ Nguyên tắc 1: Tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
+ Nguyên tắc 2: Coi trọng giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.
+ Nguyên tắc 3: Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.
+ Nguyên tắc 4: Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
+ Nguyên tắc 5: Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi có yêu cầu của bên tranh chấp hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và được các bên tranh chấp đồng ý.
– Điều 181
+ Cơ quan quản lý nhà nước về lao động có trách nhiệm phối hợp với tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động hướng dẫn, hỗ trợ và giúp đỡ các bên trong giải quyết tranh chấp lao động.
+ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức việc tập huấn, nâng cao năng lực chuyên môn của hòa giải viên lao động, trọng tài viên lao động trong giải quyết tranh chấp lao động.
+ Khi có yêu cầu, cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân là đầu mối tiếp nhận yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động và có trách nhiệm phân loại, hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ các bên trong giải quyết tranh chấp lao động.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động có trách nhiệm chuyển yêu cầu đến hòa giải viên lao động đối với trường hợp bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải lao động, chuyển đến Hội đồng trọng tài trong trường hợp yêu cầu Hội đồng trọng tài giải quyết hoặc hướng dẫn gửi đến Tòa án để giải quyết.
– Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền thuộc về các cơ quan, tổ chức, cá nhân sau đây:Hòa giải viên lao động; Hội đồng trọng tài lao động; Tòa án nhân dân. Theo quy định của pháp luật hiện hành, tranh chấp lao động tập thể về quyền phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích thuộc về các tổ chức, cá nhân sau đây: Hòa giải viên lao động; Hội đồng trọng tài lao động. Ngoài ra, tranh chấp lao động tập thể về lợi ích phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết hoặc tiến hành thủ tục đình công.
– Điều 194 Bộ luật lao động 2019 quy định về thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động tập thể về quyền là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm. Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm. Đồng thời, thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm.
Trên đây là cơ chế giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của Bộ luật lao động 2019. Các quy định này chính là căn cứ để quá trình giải quyết tranh chấp lao động diễn ra chuẩn chỉnh, toàn diện, đúng quy định của pháp luật, đảm bảo chất lượng, kết quả giải quyết tranh chấp.
3. Quyền và nghĩa vụ của hai bên trong giải quyết tranh chấp lao động:
Điều 182 Bộ luật lao động 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ của hai bên (người lao động và người sử dụng lao động) trong giải quyết tranh chấp lao động (bao gồm tranh chấp lao động tập thể) như sau:
– Trong giải quyết tranh chấp lao động, các bên có quyền sau đây:
+ Các bên tranh chấp có quyền trực tiếp hoặc thông qua đại diện để tham gia vào quá trình giải quyết;
+ Hai bên có quyền rút yêu cầu hoặc thay đổi nội dung yêu cầu;
+ Các bên trong giải quyết tranh chấp lao động tập thể có quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành giải quyết tranh chấp lao động nếu có lý do cho rằng người đó có thể không vô tư hoặc không khách quan.
– Nghĩa vụ của các bên trong giải quyết tranh chấp lao động như sau:
+ Hai bên tranh chấp có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình;
+ Các bên trong tranh chấp lao động tập thể có nghĩa vụ chấp hành thỏa thuận đã đạt được, quyết định của Ban trọng tài lao động, bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
4. Mục đích của việc giải quyết tranh chấp trong quan hệ lao động:
Trong quan hệ lao động, luôn phát sinh những mâu thuẫn về quyền và lợi ích giữa các cá nhân, tổ chức với nhau. Khi mâu thuẫn xảy ra, các bên đều muốn quyền lợi của mình được đảm bảo, vì vậy mới hướng đến sự can thiệp của pháp luật.
Mục đích của việc giải quyết tranh chấp trong quan hệ lao động là:
– Tháo bỏ những khúc mắc liên quan đến tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên, giúp quan hệ lao động được duy trì.
– Giải quyết tranh chấp trong quan hệ lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên; đây cũng là cơ sở để các cơ quan chức năng có thẩm quyền phát huy được vai trò của mình trong việc quản lý quan hệ lao động.
– Khi mâu thuẫn, tranh chấp được giải quyết, chất lượng lao động được nâng cao. Đây chính là nền tảng để thúc đẩy sự phát triển của chất lượng lao động, tăng hiệu quả nền kinh tế chung của Việt Nam; duy trì trật tự phát triển của nền kinh tế xã hội nước nhà.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Bộ luật lao động 2019.