Cơ chế đảm bảo quyền con người trong cưỡng chế thi hành án dân sự. Quy định về cơ chế, phương thức quyền con người trong áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự.
Để quyền con người trong việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự, ngoài việc xây dựng một hệ thống pháp luật thể hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quá trình cưỡng chế thi hành án, qua đó gián tiếp quy định các yêu cầu, các giới hạn, các biện pháp nhằm bảo đảm quyền con người thì Nhà nước còn thực thi pháp luật thông qua việc quy định cơ chế, phương thức quyền con người trên thực tế. Việc bảo đảm quyền con người qua công tác thực thi pháp luật được thể hiện cụ thể như sau:
Thứ nhất, bảo đảm quyền con người qua công tác thực thi pháp luật của cơ quan thi hành án dân sự.
Theo quy định pháp luật, cơ quan Thi hành dân sự có nhiệm vụ chịu trách nhiệm thi hành phần dân sự trong các bản án, quyết định của
Có thể nói, hiệu quả hoạt động của các cơ quan này luôn gắn liền với hiệu quả của việc bảo đảm quyền con người trong hoạt động thi hành án dân sự nói chung cũng như cưỡng chế thi hành án dân sự nói riêng. Chính vì vậy, việc đổi mới nâng cao hiệu quả của cơ quan quản lý, tổ chức thi hành thi hành án dân sự sẽ tạo điều kiện để các cơ quan này thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Thứ hai, bảo đảm quyền con người qua thực thi pháp luật trực tiếp của Chấp hành viên, cán bộ, công chức thi hành án dân sự.
Trong cơ quan thi hành án, Chấp hành viên và các cán bộ, công chức là người trực tiếp đại diện cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ thi hành án dân sự, tác động trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ, quyền con người của đương sự. Có thể nói việc bảo đảm quyền con người phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ Chấp hành viên, cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ thi hành án. Bởi lẽ, pháp luật dù có quy định rõ ràng, cụ thể đến đâu thì hiệu quả của nó phụ thuộc chủ yếu vào nhận thức và hành động của người trực tiếp áp dụng các quy định pháp luật đó. Khi các cơ quan, cá nhân này thực hiện đúng các quy định về chức năng, nhiệm vụ của mình trong quản lý, tổ chức thi hành án, cưỡng chế thi hành án thì đồng thời các quyền con người của đương sự cũng được . Xuất phát từ nhiều nguyên nhân, như trình độ chuyên môn, việc thiếu tinh thần trách nhiệm, hoặc do sự thoái hóa, biến chất của một số cán bộ, trên thực tế vẫn diễn ra tình trạng lạm quyền, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Để hạn chế những vi phạm này, cần quy định rõ trách nhiệm của cơ quan, cá nhân thực hiện nhiệm vụ thi hành án, nâng cao năng lực trình độ, trau dồi nhân cách, tư tưởng bản lĩnh chính trị… qua đó góp phần nhằm quyền con người của đương sự trong quá trình cưỡng chế thi hành án.
Thứ ba, bảo đảm quyền con người qua công tác phối hợp của các cơ quan, tổ chức chính trị xã hội khác.
Không chỉ cơ quan thi hành án dân sự, mà công tác thực thi pháp luật muốn đạt hiệu quả cao về bảo đảm quyền con người thì rất cần thiết sự quan tâm, phối hợp của các cơ quan, tổ chức chính trị xã hội khác. Đa phần những vụ việc cưỡng chế đều do đương sự không tự nguyện thi hành án, nếu như làm tốt công tác vận động, thuyết phục ngay từ đầu thì không cần thiết phải áp dụng biện pháp cưỡng chế. Vai trò của các cơ quan như UBND các cấp,
Thứ tư, bảo đảm quyền con người qua cơ chế kiểm tra, giám sát của Viện kiểm sát nhân dân.
Bên cạnh việc quy định việc thực thi pháp luật của cơ quan thi hành án dân sự, Nhà nước cũng quy định về các cơ chế giảm sát thông qua hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Theo đó, VKSND đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm quyền con người thông qua hoạt động tổ chức giám sát quá trình thi hành án dân sự nói chung cũng như cưỡng chế thi hành án dân sự nói riêng. Có thể nói, việc giám sát chặt chẽ các bước trong một vụ án phải áp dụng biện pháp cưỡng chế là một hoạt động thường xuyên, được thực hiện liên tục, bám sát từ quá trình chuẩn bị cưỡng chế, xác minh tài sản cưỡng chế đến bước áp dụng biện pháp cưỡng chế và kết thúc cưỡng chế. Thông qua việc kiểm sát việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan thi hành án, VKSND có thể phát hiện các sai sót, các vi quy định pháp luật làm xâm hại tới quyền con người của đương sự và kiến nghị, kháng nghị để yêu cầu cơ quan thi hành án nghiêm túc kiểm điểm, khắc phục. Bên cạnh hoạt động giám sát, VKSND cũng đóng vai trò trao đổi, phối hợp, đưa ra ý kiến đóng góp trong quá trình áp dụng pháp luật có vướng mắc phát sinh gây khó khăn trong công tác thi hành án hoặc gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.