Cơ cấu vốn của công ty cổ phần? Hình thức sở hữu vốn của công ty cổ phần?
Hiện nay tùy theo loại hình của doanh nghiệp được đăng ký thì cách sở hữu và sử dụng vốn sẽ có những khác biệt. Nhưng tựu chung lại thì cơ cấu vốn của doanh nghiệp chỉ gồm có hai loại đó là vốn nợ và vốn chủ sở hữu. Về vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ để đăng ký doanh nghiệp thì không giống nhau như nhiều người đã nhầm lẫn, nó thể hiện rõ trong hình thức sở hữu vốn trong
Cơ sở pháp lý:
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
1. Cơ cấu vốn của công ty cổ phần
Đầu tiên chúng ta cần hải hiểu vốn của doanh nghiệp nói chung được hiểu là giá trị được tính bằng tiền của những tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp, được sử dụng trong kinh doanh của công ty. Cũng như các chủ thể kinh doanh khác, để tiến hành các hoạt động kinh doanh, cũng như vậy đối với cong ty cổ phần thì cần phải có vốn theo quy định. công ty cổ phần được xem là loại hình công ty đối vốn điển hình nên vấn đề vốn của công ty cổ phần là hết sức phức tạp, được tiếp cận dưới nhiều góc độ, dựa trên những tiêu chí khác nhau. Căn cứ vào nguồn gốc hình thành, vốn của công ty cổ phần được chia thành: vốn chủ sở hữu hay còn gọi là vốn tự có và vốn tín dụng hay còn gọi là vốn đi vay.
Vốn chủ sở hữu trong công ty cổ phần được hiểu là nguồn vốn thuộc sở hữu của công ty, được hình thành từ nguồn đóng góp của cổ đông và vốn do công ty cổ phần tự bổ sung từ lợi nhuận của công ty.
Vốn tín dụng trong công ty cổ phần là nguồn vốn hình thành từ việc đi vay dưới các hình thức khác nhau: vay ngân hàng, vay của các tổ chức, cá nhân khác hoặc vay bằng cách phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1,2,3,4 Điều 112. Vốn của công ty cổ phần luật doang nghiệp 2020 có nêu:
1. Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán. Vốn điều lệ của công ty cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.
2. Cổ phần đã bán là cổ phần được quyền chào bán đã được các cổ đông thanh toán đủ cho công ty. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần đã bán là tổng số cổ phần các loại đã được đăng ký mua.
3. Cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần là tổng số cổ phần các loại mà Đại hội đồng cổ đông quyết định sẽ chào bán để huy động vốn. Số cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng số cổ phần các loại mà công ty sẽ chào bán để huy động vốn, bao gồm cổ phần đã được đăng ký mua và cổ phần chưa được đăng ký mua.
4. Cổ phần chưa bán là cổ phần được quyền chào bán và chưa được thanh toán cho công ty. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần chưa bán là tổng số cổ phần các loại chưa được đăng ký mua.
Theo quy định của pháp luật cho thấy công ty cổ phần rấ cần có tỉ lệ vốn hợp lí và phải có một thức huy động vốn thích hợp, phương pháp kinh doanh đúng đắn để sử dụng vốn hiệu quả, tạo niềm tin cho đối tác của mình. Pháp luật về huy động vốn của công ty cổ phần thì các chủ thể kinh doanh thường mong muốn có nguồn vốn lớn để mở rộng và phát triển quy mô sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật. Theo đó các doanh nghiệp thường có hai cách để huy động vốn, đó là cách để tăng vốn chủ sở hữu và tăng vốn vay. Căn cứ vào Luật doanh nghiệp 2020 quy định thì so với các loại hình doanh nghiệp khác như doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn,… thì công ty cổ phần khẳng định sự thuận lợi hơn trong mô hình kinh doanh của mình bằng quyền phát hành chứng khoán. Trong các loại chứng khoán đó, cổ phiếu là công cụ riêng của công ty cổ phần, nó đem đến ưu thế rất lớn nhờ khả năng thu hút vốn dễ dàng: có thể huy động được một nguồn vốn lớn do mở rộng đối tượng huy động; và cũng có thể giảm chi phí huy động vốn do được tiếp cận trực tiếp với người đầu tư;…
Như vậy có thể thấy cơ cấu vốn của công ty cổ phần cũng rất linh hoạt, có thể đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người đầu tư. Phần vốn của cổ đông có thể tự do chuyển nhượng thông qua việc chuyển quyền sở hữu cổ phần (trừ một số trường hợp do pháp luật quy định) mà biểu hiện hình thức là chuyển nhượng cổ phiếu. Tính chuyển nhượng cổ phiếu mang lại cho nền kinh tế sự vận động nhanh chóng của vốn đầu tư mà không phá vỡ tính ổn định của tài sản công ty. Việc chuyển nhượng vốn dưới hình thức này rất dễ dàng và thuận lợi thông qua thị trường chứng khoán. Mặt khác, cổ phần có mệnh giá nhỏ kết hợp với tính thanh khoản và chuyển nhượng đã khuyến khích mọi tầng lớp dân chúng đầu tư. Những đặc điểm cơ bản đó đã góp phần đưa công ty cổ phần trở thành một hình thức tổ chức kinh doanh có khả năng huy động một số lượng vốn lớn ngầm chảy trong các tầng lớp dân cư, khả năng tích tụ và tập trung vốn với quy mô khổng lồ, có thể coi là lớn nhất trong các loại hình doanh nghiệp hiện nay. Quy định của pháp luật về các hình thức huy động vốn của công ty cổ phần:
2. Hình thức sở hữu vốn của công ty cổ phần
Căn cứ theo quy định tại điều 111. Công ty cổ phần Luật doanh nghiệp 2020 quy định thì:
“1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.”
Căn cứ dựa trên quy định nêu trên có ghi rõ cổ đông trong công ty cổ phần có thể là cá nhân, tổ chức và có số lượng cổ đông tối thiểu là 03 người và không hạn chế tối đa. Hình thức sở hữu doanh nghiệp dạng công ty cổ phần phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập. Công ty cổ phần có thể được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ công ty TNHH hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáng lập từ công ty cổ phần khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập.
Như vậy, đối với coong ty cổ phần thì trong thời hạn 03 năm, được tính kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật thì cổ đông sáng lập công ty cổ phần có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được quyền chuyển nhượng cổ phần phổ thông cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các hạn chế của quy định này không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty.
Cổ đông trong công ty cổ phần chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong điều lệ công ty cổ phần. Các cổ đông phải thực hiện thanh toán đầy đủ số cổ phần đăng đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp giấy đăng ký doanh nghiệp. Công ty cổ phần phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời gian phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua.
Kêt luận: dựa vào những điều chúng tôi đã đưa ra và phân tích như trên có thể thấy đối vơi mỗi loại cổ phần trong công ty cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu các quyền, lợi ích và nghĩa vụ như nhau theo quy định của pháp luật. Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp thời hạn 03 năm, kể từ ngày được cấp giấy đăng ký doanh nghiệp và điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần.
Tren đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Cơ cấu vốn và hình thức sở hữu vốn của công ty cổ phần” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.