Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH 2 thành viên trở lên bao gồm những thành phần nào? Quy định mới nhất về công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên!
Trong nền kinh tế ngày càng phát triển hiện nay thì quy định của pháp luật về việc tổ chức thành lập các doanh nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng nhất là các quy định cụ thể về cơ câu tổ chức quản lý của từng loại hình doanh nghiệp khác nhau, từ đó tạo thuận lợi cho chủ sở hữu doanh nghiệp quản lý hiệu quả hơn các hoạt động của doanh nghiệp. Phổ biến hiện nay là công ty cổ phần và công ty TNHH. Bài viết sau đây đi sâu vào các quy định của pháp luật về cơ câu tổ chức của công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 47 của
Theo quy định tại Điều 55 Luật doanh nghiệp 2015 thì:
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp có ít hơn 11 thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty. Quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn, điều kiện và chế độ làm việc của Ban kiểm soát, Trưởng Ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định.
Luật sư
Trong đó:
– Hội đồng thành viên: gồm tất cả các thành viên công ty, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Nếu thành viên là tổ chức thì phải chỉ định đại diện của mình vào hội đồng thành viên. Thành viên có thể trực tiếp hoặc ủy quyền bằng văn bản cho thành viên khác dự họp hội đồng thành viên. Là cơ quan tập thể hội đồng thành viên không làm việc thường xuyên mà chỉ tồn tại trong thời gian họp và ra quyết định trên cơ sở biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến của các thành viên bằng văn bản.
Hội đồng thành viên họp ít nhất mỗi năm một lần và có thể được triệu tập họp bất cứ khi nào theo yêu cầu của chủ tịch hội đồng thành viên hoặc của thành viên (hoặc nhóm thành viên) sở hữu trên 25% vốn điều lệ của công ty (hoặc tỉ lệ khác nhỏ hơn do điều lệ công ty quy định). Thủ tục triệu tập họp hội đồng thành viên, điều kiện, thể thức tiến hành họp và ra quyết định của hội đồng thành viên được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 50 đến Điều 54 Luật doanh nghiệp.
Với tư cách là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, hội đồng thành viên có quyền xem xét và quyết định những vấn đề chủ yếu, quan trọng nhất của công ty như: phương hướng phát triển công ty; tăng giảm vốn điều lệ, cơ cấu tổ chức quản lí công ty, tổ chức lại, giải thể công ty….Các quyền và nhiệm vụ cụ thể của hội đồng thành viên được quy định trong Luật doanh nghiệp và điều lệ công ty.
Hội đồng thành viên có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên;
Ngoài ra, với tư cách là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, hội đồng thành viên có quyền xem xét và quyết định những vấn đề chủ yếu, quan trọng nhất của công ty như: phương hướng phát triển công ty; tăng giảm vốn điều lệ, cơ cấu tổ chức quản lí công ty, tổ chức lại, giải thể công ty….Các quyền và nhiệm vụ cụ thể của hội đồng thành viên được quy định trong Luật doanh nghiệp và điều lệ công ty. Cụ thể, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 56
+ Quyết định chiến lược phát triển và
+ Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy động thêm vốn;
+ Quyết định phương thức đầu tư và dự án đầu tư có giá trị trên 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;
+ Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và chuyển giao công nghệ; thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;
+ Quyết định mức lương, thưởng và lợi ích khác đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty;
+ Thông qua báo cáo tài chính hàng năm, phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của công ty;
+ Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty;
+ Quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện;
+ Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
+ Quyết định tổ chức lại công ty;
+ Quyết định giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty;
+ Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
– Chủ tịch hội đồng thành viên:
Hội đồng thành viên bầu một thành viên bầu một thành viên làm chủ tịch. Chủ tịch hội đồng viên có thể kiêm giám đốc (tổng giám đốc) công ty. Chủ tịch hội đồng thành viên có các quyền và nghĩa vụ được quy định trong luật doanh nghiệp và điều lệ công ty. Chủ tịch hội đồng thành viên có thể là người đại diện theo pháp luật của công ty nếu điều lệ công ty quy định như vậy. trong trường hợp này các giấy tờ giao dịch của công ty phải ghi rõ tư cách đại diện theo pháp luật cho công ty của chủ tịch hội đồng thành viên.
– Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty: là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, do hội đồng thành viên bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Giám đốc (tổng giám đốc) là người đại diện theo pháp luật của công ty, trừ trường hợp điều lệ công ty quy định chủ tịch hội đồng thành viên là đại diện theo pháp luật của công ty.
Giám đốc (tổng giám đốc) có các quyền và nghĩa vụ được quy định trong Điều 64 Luật doanh nghiệp 2014 và điều lệ công ty. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty sẽ bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên; Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng thành viên; Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên; Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác …
– Ban kiểm soát: Về mặt pháp lý căn cứ theo quy định tại Điều 55 và Điều 102 Luật doanh nghiệp 2014, ban kiểm soát là cơ quan thay mặt các thành viên công ty kiểm soát các hoạt động của công ty, pháp luật chỉ bắt buộc công ty trách nhiệm hữu hạn trên 11 thành viên phải có ban kiểm soát. Quyền, nghĩa vụ và chế độ làm việc của ban kiểm soát, trưởng ban kiểm soát căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 102 Luật doanh nghiệp 2014 và do điều lệ công ty quy định như sau:
+ Giám sát việc tổ chức thực hiện chiến lược phát triển,
+ Giám sát và đánh giá việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên và Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty;
+ Giám sát và đánh giá hiệu lực và mức độ tuân thủ quy chế kiểm toán nội bộ, quy chế quản lý và phòng ngừa rủi ro, quy chế báo cáo và các quy chế quản trị nội bộ khác của công ty;
+ Giám sát tính hợp pháp, tính hệ thống và trung thực trong công tác kế toán, sổ kế toán, trong nội dung báo cáo tài chính, các phụ lục và tài liệu liên quan;
+ Giám sát các giao dịch của công ty với các bên có liên quan;
+ Giám sát thực hiện các dự án đầu tư lớn, giao dịch mua, bán và giao dịch kinh doanh khác có quy mô lớn hoặc giao dịch kinh doanh bất thường của công ty;
+ Lập và gửi báo cáo đánh giá, kiến nghị về các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này cho cơ quan đại diện chủ sở hữu và Hội đồng thành viên;
+ Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc quy định tại Điều lệ công ty.
Như vậy, qua cơ cấu trên có thể thấy Hội đồng thành viên bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch hội đồng thành viên và bầu Ban kiểm soát. Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm nghiệm hoặc thuê giám đốc/ Tổng giám đốc, giám sát Hội đồng thành viên. Ban kiểm soát giám sát Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, giám đốc/ Tổng giám đốc.
Vốn và chế độ tài chính
Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình công ty đối vốn (công ty đối vốn là loại công ty không quan tâm đến nhân thân người góp vốn mà chỉ quan tâm đến phần vốn góp) không được phát hành cổ phiếu ra thị trường để công khai huy động vốn trong công chúng. Khi thành lập công ty, các thành viên phải cam kết góp vốn vào công ty với giá trị vốn góp và thời điểm góp vốn cụ thể. Thành viên phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn như đã cam kết trong biên bản trường hợp có thành viên không góp đầy đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được coi là nợ của thành viên đó đối với công ty và thành viên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết.
– Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình trong những trường hợp nhất định (quy định tại Điều 52 Luật doanh nghiệp 2014).
– Trong quá trình hoạt động của công ty, thành viên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác (Điều 53
– Về tăng vốn điều lệ: theo quy định của hội đồng thành viên công ty có thể tăng vốn điều lệ bằng các hình thức như tăng vốn góp của thành viên; điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của công ty; tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.
– Công ty có thể giảm vốn điều lệ theo quyết định của hội đồng thành viên bằng hình thức và thủ tục được quy định tại khoản 3 Điều 68 Luật doanh nghiệp 2014.
– Công ty chỉ được chia lợi nhuận cho các thành viên khi kinh doanh có lãi, đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác đồng thời vẫn phải bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản đến hạn phải trả khác sau khi đã chia lợi nhuận.
+ Giá tính thuế là giá bán ra, giá cung ứng dịch vụ chưa có thuế TTĐB và chưa có thuế GTGT, bao gồm các khoản thu thêm, được thu(nếu có) mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
+ Thuế suất: dựa trên những loại hàng hóa và loại hình kinh doanh nhất định.