Đạo Tin lành là một tôn giáo tách ra khỏi Công giáo (Công giáo là một tên gọi khác của Thiên Chúa giáo) vào thế kỷ 16 với sự trỗi dậy của giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản. Bài viết dưới đây sẽ trình bày một số kiến thức được tìm hiểu và sưu tầm về Đạo Tin lành. Mời các bạn đọc cùng theo dõi.
Mục lục bài viết
1. Tin Lành là gì? Được hiểu như thế nào?
Đạo Tin lành là một tôn giáo tách ra khỏi Công giáo (Công giáo là một tên gọi khác của Thiên Chúa giáo) vào thế kỷ 16 với sự trỗi dậy của giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản. Nói cách khác, Tin lành có nguồn gốc từ Thiên Chúa giáo. Nội dung cải cách chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng dân chủ tư sản và ý chí tự do của cá nhân. Đạo Tin lành nhấn mạnh vai trò của cá nhân trong hoạt động tôn giáo. Về tổ chức sinh hoạt, đạo Tin lành ủng hộ tinh thần dân chủ. Luật lệ, lễ nghi, tín ngưỡng và cơ cấu tổ chức của đạo Tin lành đơn giản, nhẹ nhàng, không nặng nề, gò bó như Thiên Chúa giáo.
2. Nguồn gốc ra đời của đạo Tin lành:
Đạo Tin lành hay Hội thánh Tin lành là một tên gọi chung cho nhiều nhánh tôn giáo được thành lập sau cuộc cải cách tôn giáo vào thế kỷ 16 sau khi tách khỏi Giáo hội Công giáo La Mã (Thiên Chúa giáo). Tin lành ra đời đó cuộc cải cách tôn giáo vào thế kỷ 16 bởi Martin Luther, là giáo sư thần học trường đại học Wittenberg, Đức. Giáo hoàng Leo X hứa tha thứ tội lỗi và buôn bán thẻ miễn tội để bổ sung tài chính cho Giáo triều La Mã vốn đã suy yếu vì mọi tham nhũng tiêu cực và để trả chi phí xây dựng Vương cung thánh đường Thánh Peter. Chống lại điều này, vào năm 1517, Luther đã dán “95 Luận đề” trên cửa chính của Nhà thờ thuộc trường Đại học Wittenberg để tuyên bố sự bất công của việc kinh doanh thẻ miễn tội.
Luther đã trực tiếp chống đối với quyền lực của Giáo hoàng và Giáo hội Công giáo La Mã, nói rằng sự cứu rỗi của nhân loại chỉ được ban cho nhờ đức tin và ân huệ của Đức Chúa Trời, và phải trở lại tín ngưỡng với trọng tâm là Kinh Thánh. Luther bị áp bức bởi Giáo hoàng và các Hoàng đế của Đế chế La Mã Thần thánh, những người tự nhận là người bảo hộ của Giáo hội Công giáo La Mã. Nhưng Luther không chịu từ bỏ chủ trương của mình, còn các chư hầu và các khu đô thị tự trị Đức ủng hộ Luther. Kết quả là Protestant (Hội thánh Tin lành) tức là một Hội thánh mới ra đời – nơi giải phóng khỏi quyền lực của Giáo hoàng.
Vào thời điểm đó, một cuộc cải cách tôn giáo đã diễn ra ở Thụy Sĩ, do Calvin lãnh đạo. Calvin nhấn mạnh trọng tâm với tín ngưỡng là Kinh Thánh một cách triệt để hơn Luther, và ủng hộ thuyết tiền định rằng theo đó sự cứu rỗi của nhân loại được quyết định bởi Đức Chúa Trời. Giai cấp công nhân hoan nghênh các chủ trương của Calvin, nó nhanh chóng lan sang Pháp, Anh, Hà Lan,…và sau đó phong trào cải cách tôn giáo lan rộng hơn nữa.
Đây chính là nguyên nhân ra đời của đạo Tin lành ngày nay.
3. Cơ cấu tổ chức của đạo Tin lành:
Trong Hội thánh Tin lành, cơ cấu tổ chức của giáo hội được quy định theo hướng đa số các hệ phái Tin lành chủ Trương giao quyền tự trị cho các Giáo hội quốc gia; Giáo hội quốc gia một lần nữa trao cho các hội thánh cơ sở quyền tự lập, tự trị và tự dưỡng. Các cấp Giáo hội bên trên sẽ được hình thành dựa trên sự phù hợp theo các điều khoản và điều kiện cho phép. Thậm chí, ở một số giáo phái Tin lành, tín đồ được tự do rời giáo phái đó để gia nhập giáo phái khác hoặc sinh hoạt độc lập.
Cấp lãnh đạo Giáo hội (Tổng hội) của các hệ phái Tin lành không nhất thiết phải gồm các thành viên trong hàng giáo phẩm một cách cố định như Thiên Chúa giáo, nhưng tham gia lãnh đạo giáo hội còn có cả tín đồ. Lãnh đạo Hội thánh được bầu cử dân chủ, cơ quan lãnh đạo Hội thánh hoạt động theo nhiệm kỳ. Hầu hết các hệ phái Tin lành tổ chức tuyển chọn các chức danh lãnh đạo bằng bầu cử trực tiếp hoặc bỏ phiếu kín.
Đại hội các cấp của giáo hội (ở chi gọi là hội đồng; ở cấp bên trên gọi là đại hội đồng) có vị trí hết sức quan trọng, vì nó quyết định công việc của tổ chức trong sinh hoạt tôn giáo và xã hội và làm thay đổi cục diện, cấu trúc của tổ chức, nhân viên và phương pháp làm việc của Hội thánh. Đại hội đồng có sự tham dự của các linh mục, truyền đạo là đại biểu đương nhiên và tín đồ do các ban cơ sở lựa chọn theo thể lệ và số lượng quy định. Nhiệm kỳ của đại hội đồng có thể là 3 năm hoặc 5 năm, theo sự bổ nhiệm tùy từng hệ phái.
Ngoài hai hình thức tổ chức là hội đồng (cấp cơ sở) và đại hội đồng (cấp trung ương của giáo hội), các hệ phái Tin lành còn duy trì một hình thức sinh hoạt Bồi linh (còn gọi là sinh hoạt linh tu) giành cho các chức vụ trong hàng giáo phẩm để nâng cao trình độ thần học và “bồi bổ đời sống linh hồn”.
4. Hàng giáo phẩm trong đạo Tin lành:
Đạo Tin lành cũng có thứ bậc (hàng giáo phẩm) như Thiên Chúa giáo. Hàng giáo phẩm có hai chức vụ trong đạo Tin lành: mục sư (tên gọi trong Kinh Thánh) và dưới mục sư là một truyền đạo (còn gọi là giảng sư). Một số giáo phái Tin lành, chẳng hạn như Trưởng lão, Giám lý và Cơ đốc phục lâm, vẫn giữ chức vụ giám mục.
Hàng giáo phẩm Tin Lành chủ yếu gồm nam giới, nhưng một số hệ phái cũng có nữ giới. Ở hầu hết các giáo phái Tin lành, vợ của mục sư cũng được đào tạo thành người truyền đạo để hỗ trợ công việc của chồng.
Hàng giáo phẩm Tin lành không thực hành đời sống độc thân như giáo sĩ Thiên Chúa giáo. Các mục sư và nhà truyền giáo Tin lành được phép kết hôn và nuôi nấng gia đình riêng của họ. Mục sư, truyền đạo của các hệ phái Tin lành là những tín đồ bình thường được tuyển chọn, đào tạo riêng tùy theo khả năng của từng tổ chức, hệ phái. Sau khi học tập, các tập sinh phải trải qua một thời gian tập sự trước khi được bổ nhiệm vào chức vụ truyền đạo. Sau khi truyền đạo một thời gian, nếu thấy xứng đáng thì được phong chức mục sư.
Việc truyền chức mục sư diễn ra theo những quy tắc đặc biệt do hội đồng giáo hội có thẩm quyền quản lý và tiến hành. Một số hệ phái Tin lành áp dụng quy tắc tín đồ bầu mục sư làm việc trong một thời gian nhất định. Hoạt động của các mục sư, người truyền bá đạo Tin lành chịu sự kiểm soát của các tín đồ. Nhiều giáo phái cũng cho các tín hữu cơ hội bỏ phiếu cho các mục sư và người truyền đạo trong các hội đồng cơ bản của hội thánh. Nếu một mục sư hoặc nhà truyền đạo không có đủ thẩm quyền, ông ta không còn có thể quản nhiệm hội thánh cơ sở.
Các mục sư và truyền đạo chịu trách nhiệm về giáo hội cơ bản được coi là “người chăn bày”, nhưng họ không có thần quyền, nghĩa là họ không có quyền nhân danh Thiên Chúa mà chúc lành và tha thứ cho các tín đồ, không có tư cách là một người Trung gian giữa tín đồ và Đấng Sáng Tạo. Do đó, vai trò tín đồ của mục sư Tin lành không tuyệt đối như của mục sư Thiên Chúa giáo.
Nghiên cứu cho thấy hệ thống tổ chức của đạo Tin lành không có nhiều cấp bậc như đạo Thiên Chúa giáo và cơ cấu cấp bậc của đạo Tin lành cũng đơn giản hơn đạo Thiên Chúa giáo. Do đơn giản về cơ cấu tổ chức và hệ thống cấp bậc nên đạo Tin lành cũng là một tôn giáo dễ thích nghi với đời sống.
5. Tin lành ở Việt Nam:
Vào cuối thế kỷ 19, một nhóm tín đồ Tin lành châu Âu đã đến Việt Nam và thành lập một nhà thờ ở Hải Phòng vào năm 1884, sau đó các giáo đoàn khác được thành lập ở Hà Nội và Sài Gòn trong năm 1902. Nhưng năm 1911 được coi là thời điểm đạo Tin lành du nhập vào Việt Nam, khi các giáo sĩ của Hiệp hội Tin lành Liên hiệp (CandMA) vào Tourane (nay là Đà Nẵng) để đặt nền móng cho thiết lập truyền giáo ở đây.
Năm 1927, Hội Thánh Tin Lành Việt Nam chính thức được thành lập (do Hội Truyền Giáo Phúc Âm Liên hiệp hỗ trợ). Là tổ chức Tin lành ra đời sớm nhất ở Việt Nam, thuật ngữ “Tin lành” thường dùng để chỉ các nhóm, hệ phái Tin lành. Sau đó, các hệ phái Tin lành khác nối gót Hội thánh Tin lành Việt Nam thành lập tổ chức riêng, ra sức rao giảng Tin lành và tham gia các hoạt động xã hội tại đất nước này.
Theo nhiều ước tính, có từ 1 triệu đến 1,4 triệu tín đồ cộng đồng Tin lành ở Việt Nam. Đạo Tin lành được coi là một trong những tôn giáo phát triển nhanh và ổn định nhất ở Việt Nam, số lượng tín đồ Tin lành ở miền Bắc cũng tăng nhanh.