Cơ cấu tổ chức của trường cao đẳng tư thục? Cơ cấu tổ chức của trường đại học? Trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng trường đại học?
Hệ thống các trường cao đẳng, trường đại học ở Việt Nam có những ý nghĩa và đóng góp vai trò rất lớn đối với quá trình giáo dục và đạo tạo nhân tài cho đất nước. Mỗi cơ sở giáo dục trên thực tế sẽ có một cơ cấu tổ chức khác nhau. Vậy, cơ cấu tổ chức của trường cao đẳng, trường đại học, học viện như thế nào? Đây chắc hẳn là các câu hỏi được khá nhiều người thắc mắc và quan tâm.
Mục lục bài viết
1. Cơ cấu tổ chức của trường cao đẳng tư thục:
Cơ cấu tổ chức của trường cao đẳng gồm:
– Hội đồng quản trị đối với trường cao đẳng tư thục;
– Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng;
– Các phòng hoặc bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ;
– Các khoa, bộ môn;
– Các hội đồng tư vấn;
– Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ; cơ sở thực hành, tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (nếu có). Việc thành lập và hoạt động của các đơn vị này được thực hiện theo quy định của pháp luật;
– Phân hiệu (nếu có).
Hội đồng quản trị của trường cao đẳng tư thục:
Hội đồng quản trị của trường cao đẳng tư thục cũng giống như hội đồng trường tại trường cao đẳng công lập, Hội đồng quản trị được thành lập ở trường cao đẳng tư thục có từ 02 (hai) thành viên (thành viên là cá nhân hoặc tổ chức) góp vốn trở lên. Hội đồng quản trị là tổ chức đại diện duy nhất cho chủ sở hữu của nhà trường.
Đối với trường cao đẳng tư thục theo quy định của pháp luật sẽ do 01 (một) thành viên (thành viên là cá nhân hoặc tổ chức) sở hữu thì thành viên sở hữu trường chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản trị trường cao đẳng tư thục:
Hội đồng quản trị thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 12 của Luật Giáo dục nghề nghiệp, cụ thể:
– Hội đồng quản trị là tổ chức đại diện duy nhất cho chủ sở hữu của nhà trường, có nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức thực hiện các nghị quyết của đại hội đồng cổ đông.
– Hội đồng quản trị là tổ chức đại diện duy nhất cho chủ sở hữu của nhà trường, có nhiệm vụ, quyền hạn quyết nghị phương hướng, mục tiêu, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển và quy chế, tổ chức hoạt động của nhà trường.
– Hội đồng quản trị là tổ chức đại diện duy nhất cho chủ sở hữu của nhà trường, có nhiệm vụ, quyền hạn quyết nghị cơ cấu tổ chức trường; về việc thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các tổ chức của nhà trường; về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm hiệu trưởng và đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận hoặc không công nhận hiệu trưởng.
– Hội đồng quản trị là tổ chức đại diện duy nhất cho chủ sở hữu của nhà trường, có nhiệm vụ, quyền hạn quyết nghị phương hướng hoạt động đào tạo, hợp tác quốc tế.
– Hội đồng quản trị là tổ chức đại diện duy nhất cho chủ sở hữu của nhà trường, có nhiệm vụ, quyền hạn quyết nghị những vấn đề về tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản và phương hướng đầu tư phát triển của nhà trường.
– Hội đồng quản trị là tổ chức đại diện duy nhất cho chủ sở hữu của nhà trường, có nhiệm vụ, quyền hạn giám sát việc thực hiện các nghị quyết của hội đồng quản trị, đại hội đồng cổ đông, việc thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường.
Ngoài ra theo Điều 14 Thông tư 15/2021/TT-BLĐTBXH, thì Hội đồng quản trị còn có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
– Hội đồng quản trị còn có các nhiệm vụ và quyền hạn dự kiến chương trình, chuẩn bị tài liệu phục vụ họp đại hội cổ đông; triệu tập đại hội cổ đông họp thường kỳ hoặc đột xuất theo quy định tại quy chế tổ chức, hoạt động của trường;
– Hội đồng quản trị còn có các nhiệm vụ và quyền hạn thông qua quy định về số lượng, cơ cấu lao động, vị trí việc làm; tuyển dụng, quản lý, sử dụng và phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động của nhà trường;
– Hội đồng quản trị còn có các nhiệm vụ và quyền hạn xây dựng và trình đại hội cổ đông thông qua chiến lược đầu tư, kế hoạch phát triển cơ sở vật chất và quy chế tài chính nội bộ của nhà trường;
– Thông qua chiến lược và kế hoạch phát triển đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế do hiệu trưởng đề xuất;
– Quyết nghị về việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức, hoạt động của trường; thông qua quy chế tổ chức, hoạt động của trường sau khi đã được đại hội cổ đông thông qua những quy định liên quan đến tài chính;
– Đề nghị Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định công nhận, thôi công nhận hiệu trưởng;
–
– Xây dựng
– Định kỳ hằng năm hoặc đột xuất báo cáo, giải trình về các hoạt động, việc thực hiện các cam kết của nhà trường với cơ quan quản lý nhà nước, các bên liên quan theo yêu cầu.
2. Cơ cấu tổ chức của trường đại học:
Cơ cấu tổ chức của đại học, Điều 15 Luật Giáo dục đại học sửa đổi năm 2018 quy định gồm:
– Hội đồng đại học.
– Giám đốc đại học; phó giám đốc đại học.
-Hội đồng khoa học và đào tạo; hội đồng khác (nếu có).
– Trường đại học, viện nghiên cứu thành viên (nếu có); trường, ban chức năng, tổ chức khoa học và công nghệ, thư viện và tổ chức phục vụ đào tạo khác.
– Khoa, phân hiệu, viện nghiên cứu, trung tâm, cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và đơn vị khác (nếu có) theo nhu cầu phát triển của đại học.
Cần lưu ý rằng cơ cấu tổ chức cụ thể của đại học, mối quan hệ, mức độ tự chủ của đơn vị thành viên và đơn vị thuộc, trực thuộc đại học được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của đại học..
3. Trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng trường đại học
Trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng trường đại học được quy định tại các Điều 16 và Điều 17 Luật Giáo dục đại học. Trong đó:
– Hội đồng trường có trách nhiệm quyết định về chiến lược, các kế hoạch phát triển, kế hoạch hằng năm của trường đại học và chủ trương phát triển trường đại học thành đại học hoặc việc sáp nhập với trường đại học khác.
– Hội đồng trường thực hiện việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế tài chính, quy chế dân chủ ở cơ sở của trường đại học phù hợp với quy định của Luật Giáo dục đại học và quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Hội đồng trường được quyết định phương hướng tuyển sinh, mở ngành, đào tạo, liên kết đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế; chính sách bảo đảm chất lượng giáo dục đại học, hợp tác giữa trường đại học với doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động.
– Quyết định các vấn về về cơ cấu tổ chức, cơ cấu lao động, tổ chức lại các đơn vị của trường đại học; ban hành danh mục vị trí việc làm, tiêu chuẩn và điều kiện làm việc của từng vị trí; quy định về tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, giảng viên, viên chức và người lao động phù hợp với quy định của pháp luật.
– Hội đồng trường có trách nhiệm quyết định và trình cơ quan quản lý có thẩm quyền ra quyết định về các vấn đề công nhận, bãi nhiệm, miễn nhiệm hiệu trưởng; bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm phó hiệu trưởng trên cơ sở đề xuất của hiệu trưởng trường đại học; việc quyết định các chức danh quản lý khác do quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học quy định; tổ chức đánh giá hiệu quả hoạt động hằng năm của chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng trường đại học; lấy phiếu tín nhiệm đối với chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng trường đại học vào giữa nhiệm kỳ hoặc đột xuất theo quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học.
– Hội đồng có trách nhiệm quyết định chính sách thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển trường đại học; chính sách học phí, hỗ trợ người học; phê duyệt kế hoạch tài chính; thông qua báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo quyết toán kinh phí đối với các nguồn thu hợp pháp của trường đại học.
– Quyết định chủ trương đầu tư và sử dụng tài sản có giá trị lớn thuộc thẩm quyền của trường đại học theo quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học; quyết định chính sách tiền lương, thưởng, quyền lợi khác của chức danh lãnh đạo, quản lý trường đại học theo kết quả, hiệu quả công việc và vấn đề khác theo quy định tổ chức và hoạt động của trường đại học.
– Hội đồng trường có quyền giám sát việc thực hiện các quyết định của hội đồng trường, việc tuân thủ pháp luật, thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của trường đại học và trách nhiệm giải trình của hiệu trưởng trường đại học; giám sát việc quản lý và sử dụng tài chính, tài sản của trường đại học; báo cáo hằng năm trước hội nghị toàn thể của trường đại học về kết quả giám sát và kết quả hoạt động của hội đồng trường.
– Hội đồng trường có trách nhiệm tuân thủ và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cơ quan quản lý có thẩm quyền và các bên liên quan về các quyết định của hội đồng trường; thực hiện công khai, minh bạch thông tin, chế độ báo cáo; chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền; thực hiện trách nhiệm giải trình trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của hội đồng trường; chịu sự giám sát của xã hội, cá nhân và tổ chức trong trường đại học.
– Hội đồng trường đại học có các trách nhiệm và quyền hạn khác được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học.
Ta nhận thấy rằng, trong giai đoạn hiện nay thì các trường đại học giữ vai trò định hướng cho hoạt động và sự phát triển của hệ thống giáo dục đại học của quốc gia. Các trường đại học có nhiệm vụ và vai trò định hướng cho phát triển các chương trình đào tạo bằng cách bổ sung, hoàn thiện các chương trình đã có sẵn, xây dựng các chương trình đào tạo mới phù hợp với xu thế phát triển của xã hội; định hướng cho nghiên cứu khoa học thông qua việc xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh, duy trì các hướng nghiên cứu cơ bản, triển khai các hướng nghiên cứu mới,…