Đoàn kinh tế quốc phòng là đơn vị do Bộ quốc phòng thành lập để thực hiện nhiệm vụ xây dựng khu kinh tế quốc phòng. Dưới đây là quy định của pháp luật về cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của Đoàn kinh tế - quốc phòng.
Mục lục bài viết
1. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của Đoàn kinh tế:
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 21 của Nghị định 22/2021/NĐ-CP của Chính phủ về Khu Kinh tế – quốc phòng, Đoàn kinh tế quốc phòng có cơ cấu tổ chức như sau:
– Đoàn kinh tế quốc phòng được xem là đơn vị quân đội, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ quốc phòng ra quyết định thành lập, đoàn kinh tế quốc phòng được thành lập với mục tiêu thực hiện nhiệm vụ xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trên thực tế;
– Bộ trưởng Bộ quốc phòng là chủ thể có thẩm quyền ra quyết định trong vấn đề tổ chức, biên chế Đoàn kinh tế quốc phòng, đảm bảo sao cho phù hợp với tổ chức và biên chế trong lĩnh vực quân đội nhân dân Việt Nam.
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 của Nghị định 22/2021/NĐ-CP của Chính phủ về Khu Kinh tế – quốc phòng, có quy định về chức năng và nhiệm vụ của Đoàn kinh tế quốc phòng. Cụ thể như sau:
– Chức năng của Đoàn kinh tế quốc phòng bao gồm:
+ Đoàn kinh tế quốc phòng được xem là đơn vị quân đội thực hiện chức năng chiến đấu, chức năng công tác, chức năng lao động sản xuất. Bên cạnh đó, Đoàn kinh tế quốc phòng còn phải kết hợp giữa chức năng quốc phòng với chức năng kinh tế xã hội, và ngược lại;
+ Tham gia vào quá trình lao động sản xuất, xây dựng kinh tế, xây dựng các cơ sở hạ tầng, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi, tạo tiền đề để cho nhân dân có khả năng ổn định đời sống tại những vùng đặc biệt khó khăn, những vùng sâu vùng xa, vùng biên giới hải đảo, các vùng thuộc địa bàn chiến lược của tổ quốc. Đoàn kinh tế quốc phòng còn có chức năng làm công tác dân vận, đảm bảo tình hình an ninh trật tự an toàn xã hội, cùng cố thế trận quốc phòng an ninh trên thực tế. Đoàn kinh tế quốc phòng còn có chức năng điều phối các hoạt động trên biển đảo, điều phối hoạt động tại các địa bàn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao phó, tổ chức các hoạt động kinh tế, di dân, ổn định dân cư và bảo vệ môi trường, sẵn sàng tinh thần chiến đấu khi có tình huống bất ngờ vào tình huống đặc biệt xảy ra;
+ Đoàn kinh tế quốc phòng còn có chức năng quản lý và chỉ huy các cơ quan, chỉ huy các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của mình và chỉ huy công tác chiến hiệp phù hợp với kế hoạch đã được cơ quan cấp trên phê duyệt.
– Nhiệm vụ của Đoàn kinh tế quốc phòng bao gồm:
+ Thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, tập huấn và xây dựng các đơn vị;
+ Phối hợp với chủ thể có thẩm quyền đó là Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Ban chỉ huy quân sự cấp huyện để xây dựng và bảo vệ các khu vực phòng thủ trọng yếu;
+ Xây dựng khu kinh tế quốc phòng theo quyết định của chủ thể có thẩm quyền đó là Thủ tướng chính phủ và bộ trưởng Bộ quốc phòng;
+ Thực hiện nhiệm vụ và chức năng tham gia vào quá trình lao động sản xuất, xây dựng kinh tế kết hợp với nhiệm vụ quân sự, kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng trên địa bàn các khu kinh tế;
+ Thực hiện công tác dân vận, thực hiện hoạt động tuyên truyền đặc biệt, xây dựng địa bàn vững mạnh về an ninh chính trị, đảm bảo vấn đề trật tự an toàn xã hội, cùng cố thế trận quốc phòng và an ninh;
+ Chủ trì và phối hợp với các địa phương khác nhau để thực hiện hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công. Đoàn kinh tế quốc phòng còn có nhiệm vụ phối hợp với các địa phương trên từng địa bàn khác nhau để xây dựng các cụ điểm dân cư trên các tuyến đường biên giới giữa đất liền và biển đảo;
+ Tổ chức hoạt động kiểm tra, thanh tra, tiếp công dân, giải quyết các hoạt động khiếu nại và tố cáo của người dân, tích cực tham gia vào lĩnh vực phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và xử lý nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực quản lý của đơn vị theo quy định của pháp luật, đảm bảo tính răn đe trên thực tế;
+ Thực hiện nhiệm vụ quản lý đầu tư xây dựng, quản lý tài chính, tài sản và nguồn vốn được giao theo quy định của pháp luật và theo quy định của cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ quốc phòng;
+ Đoàn kinh tế quốc phòng còn có nhiệm vụ quản lý và chỉ huy đối với các đơn vị thuộc quyền hạn quản lý của mình, thực hiện các chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của đảng và nhà nước, phối hợp với các đơn vị và phối hợp với các địa phương khác nhau để nâng cao đời sống vật chất, đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc, đặc biệt là các dân tộc thiểu số;
+ Xây dựng các đơn vị vững mạnh toàn diện, sẵn sàng thực hiện tốt các nhiệm vụ khác khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao phó.
2. Ai có thẩm quyền quyết định thành lập Đoàn kinh tế – quốc phòng?
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 của Nghị định 22/2021/NĐ-CP của Chính phủ về Khu Kinh tế – quốc phòng, có quy định về vấn đề thành lập Đoàn kinh tế quốc phòng. Cụ thể như sau:
– Bộ trưởng Bộ quốc phòng là chủ thể có thẩm quyền ra quyết định thành lập Đoàn kinh tế quốc phòng để thực hiện các nhiệm vụ được giao, quản lý một phần hoặc quản lý nhiều Khu kinh tế quốc phòng khác nhau;
– Điều kiện để thành lập Đoàn kinh tế quốc phòng bao gồm các điều kiện sau:
+ Quyết định mở Khu kinh tế quốc phòng;
+ Quyết định vị trí đóng quân;
+ Quyết định về quá trình tổ chức biên chế của Đoàn kinh tế quốc phòng.
– Trình tự và thủ tục thành lập Đoàn kinh tế quốc phòng được quy định như sau:
+ Quân khu, quân chủng, binh chủng bạn sẽ lập tờ trình theo mẫu do pháp luật quy định, sau đó đề nghị đến chủ thể có thẩm quyền đó là Bộ trưởng Bộ quốc phòng về việc thành lập đoàn kinh tế quốc phòng trên thực tế;
+ Bộ trưởng Bộ quốc phòng sẽ xem xét và ra quyết định thành lập đoàn kinh tế quốc phòng với cơ cấu tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao;
+ Căn cứ vào quyết định của chủ thể có thẩm quyền đó là bộ trưởng Bộ quốc phòng, quân khu và quân chủng, binh đoàn sẽ phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố để có thể thống nhất về quy mô, vị trí đóng quân của đoàn kinh tế quốc phòng trên thực tế.
Như vậy có thể nói, theo như quy định nêu trên thì bộ trưởng Bộ quốc phòng là chủ thể có thẩm quyền ra quyết định thành lập đoàn kinh tế quốc phòng.
3. Quy định về tổ chức lại, giải thể Đoàn kinh tế – quốc phòng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 của Nghị định 22/2021/NĐ-CP của Chính phủ về Khu Kinh tế – quốc phòng, có quy định về vấn đề tổ chức lại và giải thể Đoàn kinh tế quốc phòng. Theo đó, Đoàn kinh tế quốc phòng sẽ được tổ chức lại và giải thể theo quy định như sau:
– Bộ trưởng Bộ quốc phòng là chủ thể có thẩm quyền ra quyết định tổ chức lại đối với Đoàn kinh tế quốc phòng. Việc tổ chức lại Đoàn kinh tế quốc phòng sẽ được thực hiện khi xảy ra các căn cứ sau: Có sự biến động về tổ chức hoặc có sự biến động về biên chế trong Đoàn kinh tế quốc phòng, có sự thay đổi về chức năng và nhiệm vụ của Đoàn kinh tế quốc phòng;
– Bộ trưởng Bộ quốc phòng là chủ thể có thẩm quyền ra quyết định giải thể đối với Đoàn kinh tế quốc phòng khi mục tiêu xây dựng Khu kinh tế quốc phòng, nhiệm vụ của Đoàn kinh tế quốc phòng đã được hoàn thành trên thực tế, hoặc xuất phát từ lý do yêu cầu của nhiệm vụ quân sự quốc phòng bắt buộc phải tiến hành thủ tục giải thể Đoàn kinh tế. Đối với trường hợp, trong Đoàn kinh tế quốc phòng có tồn tại tổ chức pháp nhân kinh tế thì việc giải thể Đoàn kinh tế quốc phòng sẽ được thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
– Trình tự và thủ tục tổ chức lại, trình tự và thủ tục giải thể Đoàn kinh tế quốc phòng sẽ được thực hiện như sau:
+ Quân khu, quân chủng, binh đoàn sẽ tiến hành hoạt động lập tờ trình đề nghị tổ chức lại hoặc đề nghị giải thể Đoàn kinh tế quốc phòng theo mẫu do pháp luật quy định, sau đó gửi tờ trình đề nghị đến bộ trưởng Bộ quốc phòng về việc tổ chức lại hoặc giải thể đoàn kinh tế quốc phòng;
+ Bộ trưởng Bộ quốc phòng sẽ xem xét và ra quyết định cuối cùng về vấn đề tổ chức lại và giải thể Đoàn kinh tế quốc phòng;
+ Quân khu, quân chủng, binh đoàn sẽ tổ chức thực hiện quyết định của bộ trưởng Bộ quốc phòng về vấn đề tổ chức lại và giải thể Đoàn kinh tế. Trong trường hợp giải thể, Đoàn kinh tế quốc phòng sẽ tổ chức hoạt động bàn giao cho địa phương quản lý và sử dụng toàn bộ các công trình cơ sở hạ tầng, các dự án và cơ sở vật chất đã được xây dựng trong Khu kinh tế quốc phòng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 22/2021/NĐ-CP của Chính phủ về Khu Kinh tế – quốc phòng.