Cơ cấu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn Nhà nước? Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của tổ chức, cá nhân?
Trong nền thị trường kinh tế phát triển, việc các tổ chức, cá nhân hay nhà nước tham gia vào kinh doanh các lĩnh vực liên quan đến doanh nghiệp khá rộng rãi.
1. Cơ cấu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn Nhà nước
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được hiểu là công ty trách nhiệm hữu hạn do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, được tổ chức quản lý và đăng ký hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Theo đó, có hai trường hợp dưới đây được xem là doanh nghiệp nhà nước
Trường hợp 1: Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, bao gồm:
– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con;
– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Trường hợp 2: Doanh nghiệp có thành viên là Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, bao gồm:
– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con;
– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
Về tư cách pháp nhân: Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Căn cứ Điều 79, Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định như sau:
“Điều 79. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:
a) Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
b) Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
2. Đối với công ty có chủ sở hữu công ty là doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật này thì phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp khác do công ty quyết định. Cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc, tiêu chuẩn, điều kiện, miễn nhiệm, bãi nhiệm, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên thực hiện tương ứng theo quy định tại Điều 65 của Luật này.
4. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định khác thì cơ cấu tổ chức, hoạt động, chức năng, quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc thực hiện theo quy định của Luật này.”
Về vốn điều lệ: vốn điều lệ của công ty là 100% vốn điều lệ do nhà nước nắm giữ
Về vốn góp:
– Vốn của công ty bao gồm vốn do nhà nước đàu tư tại công ty, vốn do công ty tự huy động và các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.
– Vốn nhà nước đầu tư tại công ty bao gồm vốn ngân sách nhà nước và vốn tự tích lũy được bổ sung vào vốn nhà nước.
Về chế độ chịu trách nhiệm: Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Về chế độ sở hữu: Thuộc quyền sở hữu của Nhà nước
– Công ty TNHH một thành viên của tư nhân được quyền thay đổi vốn điều lệ.
– Tài sản của chủ sở hữu và tài sản của công ty TNHH một thành viên của tư nhân tách biệt.
Như vậy, Nếu Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty. Nếu điều lệ công ty có quy định cụ thể thì tuân theo quy định tại Điều lệ của công ty.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của tư nhân
Theo luật doanh nghiệp, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của tư nhân là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty
Cơ cấu tổ chức của công ty gồm:
– Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu: Chủ sở hữu công ty có thể đồng thời là Chủ tịch Công ty có quyền cao nhất điều hành mọi hoạt động của Công ty.
Chủ sở hữu Công ty có thể thuê Giám đốc hoặc đồng thời là Giám đốc, người đại diện theo pháp luật của Công ty.
– Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty TNHH một thành viên do tổ chức là chủ sở hữu:
– Chủ sở hữu công ty bổ nhiệm một hoặc một số người đại diện theo ủy quyền với nhiệm kỳ không quá năm năm để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan. Người đại diện theo ủy quyền phải có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 48 của Luật này.
– Chủ sở hữu công ty có quyền thay thế người đại diện theo ủy quyền bất cứ khi nào
Về điều lệ của công ty
– Vốn điều lệ của công ty là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.
– Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Theo đó, chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chủ sở hữu công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước khi công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ.
– Chủ sở hữu công ty phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty.
– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của tư nhân tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Chủ sở hữu quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ.
Về chế độ chịu trách nhiệm: Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Về chế độ sở hữu: Thuộc quyền sở hữu của cá nhân/ tổ chức.
Về vốn góp:
– Công ty TNHH một thành viên của tư nhân được quyền thay đổi vốn điều lệ.
– Tài sản của chủ sở hữu và tài sản của công ty TNHH một thành viên của tư nhân tách biệt.
Các trường hợp tăng, giảm vố điều lệ
– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn điều lệ thông qua việc chủ sở hữu công ty góp thêm vốn hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Chủ sở hữu công ty quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ.
– Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải tổ chức quản lý theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.
– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây: Hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty. Hoặc vốn điều lệ không được chủ sở hữu công ty thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định 90 ngày kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Như vậy, khác với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của tổ chức nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn của tổ chức, cá nhân sẽ hoạt động với tư cách là cá nhân, tổ chức không thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Vốn điều lệ của công ty là do cá nhân cam kết góp và chủ sở hữu của công ty sẽ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi vố điều lệ của công ty.