Thi hành án dân sự là gì? Có cần thiết phải có đơn đề nghị xác minh điều kiện thi hành án? Những vấn đề lưu ý khi kiểm sát việc xác minh điều kiện thi hành án dân sự?
Một trong những hoạt động nghiệp vụ của kiểm sát viên đó là xác minh điều kiện thi hành án dân sự nhằm đảm bảo cho bản án, quyết định của Tòa án được cơ quan tổ chức và công dân tôn trọng, chấp hành nghiêm chỉnh. Trong các trường hợp thì có cần thiết phải có đơn đề nghị xác minh điều kiện thi hành án hay không? và việc xác minh điều kiện thi hành án được pháp luật quy định như thế nào? Dưới đây công ty Luật Dương Gia chúng tôi xin cung cấp các thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý: Bộ Luật Dân sự 2008 Sửa đổi bổ sung 2014
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
1. Thi hành án dân sự là gì?
Thi hành án dân sự là thủ tục tổ tụng tư pháp do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền tiến hành để thi hành bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước, tổ chức khác do pháp luật quy định nhằm bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp cả các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong các vụ án dân sự
2. Có cần thiết phải có đơn đề nghị xác minh điều kiện thi hành án?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có một vụ án dân sự đã được Tòa giải quyết, bản án đã có hiệu lực pháp luật, nhưng bên phải thi hành án lại không thực hiện nên tôi làm hồ sơ gửi Chi cục Thi hành án dân sự, bên đó yêu cầu tôi phải có đơn đề nghị xác minh điều kiện thi hành án. Vậy luật sư cho tôi hỏi, việc này có cần thiết hay không?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 31 và Điều 44
Để có được thông tin nêu trên thì người được thi hành án có quyền tự mình hoặc ủy quyền cho người khác xác minh điều kiện thi hành án. Nếu người được thi hành án đã áp dụng các biện pháp cần thiết mà không thể tự xác minh được điều kiện thi hành án của người phải thi hành án thì có thể yêu cầu Chấp hành viên tiến hành xác minh. Việc yêu cầu này phải được lập thành văn bản và phải ghi rõ các biện pháp đã được áp dụng nhưng không có kết quả, kèm theo tài liệu chứng minh.
Người được thi hành án khi yêu cầu Chấp hành viên xác minh điều kiện thi hành án phải xuất trình các tài liệu hoặc
Việc xác minh tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân được coi là không có kết quả khi người được thi hành án hoặc người được ủy quyền chứng minh đã trực tiếp hoặc yêu cầu bằng văn bản nhưng đã quá thời hạn 01 tháng, kể từ ngày yêu cầu nhưng không nhận được văn bản trả lời của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà không có lý do chính đáng.
Do vậy, nếu bạn không cung cấp được thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án thì cần có đơn yêu cầu Chấp hành viên xác minh điều kiện thi hành án.
3. Những vấn đề lưu ý khi kiểm sát việc xác minh điều kiện thi hành án dân sự
3.1. Nắm chắc quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục, thời hạn xác minh điều kiện thi hành án:
Quy định tại Điều 28
3.2. Kiểm sát việc xác minh điều kiện thi hành án trong giai đoạn đang thực hiện Quyết định thi hành án:
Theo quy định tại Điều 44, 45
Như vậy có thể nhận thấy ngay từ khi tiếp nhận quyết định thi hành án. Kiểm sát viên chủ động tính thời hạn tự nguyện của người phải thi hành án và tiến hành các hoạt động để giám sát chặt chẽ các hoạt động giải quyết việc của Chấp hành viên trong đó có hoạt động về xác minh điều kiện thi hành án, để nắm chắc tình hình kết quả thi hành vụ việc, kịp thời phát hiện vi phạm yêu cầu khắc phục (nếu có), đồng thời có kế hoạch kiểm sát xác minh việc thi hành án theo quy định của pháp luật, nhằm đảm bảo không bị thụ động trong công việc.
3.3. Kiểm sát việc xác minh điều kiện thi hành án đối với các hồ sơ xếp việc chưa có điều kiện thi hành án:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 44
Chấp hành viên phải xác minh điều kiện thi hành án và đối với các trường hợp người phải thi hành án họ có thể chưa có điều kiện thi hành án, họ đang là người chấp hành hình phạt tù mà thời gian chấp hành hình phạt tù còn lại từ 02 năm trở lên hay không xác định được địa chỉ, nơi cư trú mới của người phải thi hành án thì thời hạn xác minh ít nhất 01 năm một lần và sau hai lần xác minh mà người phải thi hành án vẫn chưa có điều kiện thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo bằng văn bản cho người được thi hành án về kết quả xác minh theo quy định của pháp luật.
Theo đó thì việc kiểm sát các hồ sơ xếp việc chưa có điều kiện thi hành án rất quan trọng và đảm bảo các việc chuyển chưa có điều kiện thi hành điều này là có căn cứ và đúng quy định của pháp luật thì theo đó Kiểm sát viên phải thường xuyên và định kỳ hàng tháng thông qua công tác phối hợp với Chấp hành viên tiếp nhận tài liệu phân loại việc để nắm các trường hợp cụ thể trên thực tế họ thuộc trường hợp nào.
3.4. Kiểm sát tài liệu xác minh điều kiện thi hành án:
Các tài liệu có liên quan đến việc xác minh tài sản của người phải thi hành án do Chấp hành viên thu thập phải được nghiên cứu cẩn thận để làm rõ các nội dung quy định tại Điều 9 Nghị định 62/2015/N Đ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thi hành án dân sự như:
+ Xem xét đối với các loại thông tin đã phản ánh đầy đủ về thái độ chấp hành án của người phải thi hành án hay chưa
+ Xem xét các loại thông tin về tài sản và các thông tin về thu nhập, số lượng tiền, tài sản hoặc quyền tài sản; tiền mặt, tiền trong tài khoản, tiền đang cho vay, mượn cụ thể.
+ Xem xét đối với các loại giá trị ước tính và tình trạng của từng loại tài sản và xem xét đối với các trường hợp có mức thu nhập định kỳ hay các mức thu nhập không định kỳ, nơi trả thu nhập; địa chỉ, nơi cư trú của người chưa thành niên được giao cho người khác nuôi dưỡng; khả năng và điều kiện thực hiện nghĩa vụ thi hành án như thế nào.
+ Xác định về tài sản chung và các loại tài sản riêng trong hộ gia đình; vấn đề ủy quyền xác minh điều kiện thi hành án theo quy định của pháp luật.
3.5. Trực tiếp kiểm sát việc xác minh điều kiện thi hành án:
Theo quy định đây là một trong những nhiệm vụ thực hiện chỉ tiêu hàng năm của đơn vị. Theo đó để đảm bảo hiệu quả, có chất lượng, căn cứ kết quả kiểm sát chặt chẽ các hồ sơ chưa có điều kiện thi hành án, Kiểm sát viên phân loại hồ sơ chưa có điều kiện thi hành để trực tiếp đi xác minh, tránh tràn lan, không hiệu quả, chạy theo thành tích; việc phát hiện vi phạm trong quá trình kiểm sát trực tiếp xác minh điều kiện thi hành án sẽ làm căn cứ để thực hiện công tác kiến nghị hoặc kháng nghị tùy theo mức độ vi phạm đã phát hiện.