Thành lập công đoàn là một trong những vấn đề quan trọng được nhiều doanh nghiệp quan tâm, công đoàn được xem là tổ chức đại diện cho người lao động với chức năng chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động. Vậy có bắt buộc phải thành lập công đoàn hay không? Doanh nghiệp có bị xử phạt khi không thành lập công đoàn hay không?
Mục lục bài viết
1. Doanh nghiệp có bắt buộc thành lập công đoàn không?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Luật công đoàn năm 2012 có đưa ra khái niệm về công đoàn cơ sở. Theo đó, công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của cộng đoàn, công đoàn cơ sở tập hợp tất cả các đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, được công đoàn cấp trên trực tiếp công nhận theo quy định của pháp luật và theo Điều lệ công đoàn Việt Nam.
Pháp luật hiện nay cũng ghi nhận nguyên tắc tổ chức và hoạt động của công đoàn. Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Luật công đoàn năm 2012, nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn được quy định như sau:
– Công đoàn được thành lập dựa trên cơ sở tự nguyện, công đoàn được tổ chức và hoạt động dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ.,
– Công đoàn được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ công đoàn Việt Nam, hoạt động phù hợp với chủ trương đường lối của đảng, chính sách của đảng và pháp luật của nhà nước.
Theo đó thì có thể nói, căn cứ vào nguyên tắc tổ chức và hoạt động của công đoàn, pháp luật hiện nay không có quy định bắt buộc các doanh nghiệp phải thành lập công đoàn. Vì vậy, công đoàn được thành lập dựa trên cơ sở tự nguyện, người lao động và người sử dụng lao động có quyền lựa chọn thành lập hoặc không thành lập công đoàn, tham gia hoặc không tham gia công đoàn.
Vì vậy, doanh nghiệp không bắt buộc phải thành lập công đoàn.
2. Doanh nghiệp không thành lập công đoàn có bị phạt không?
Căn cứ theo quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn theo như phân tích nêu trên, quá trình thành lập công đoàn dựa trên cơ sở tự nguyện, không mang tính chất bắt buộc.
Công đoàn cấp trên cơ sở chỉ có trách nhiệm vận động người lao động tham gia và thành lập công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp, công đoàn cấp trên cơ sở không có quyền ép buộc người lao động phải gia nhập cộng đoàn hoặc người sử dụng lao động phải thành lập công đoàn. Vì vậy, doanh nghiệp không thành lập công đoàn cũng không bị coi là hành vi vi phạm pháp luật.
Hay nói cách khác, doanh nghiệp không thành lập công đoàn cũng không bị xử phạt.
Mặc dù không bắt buộc phải thành lập công đoàn, tuy nhiên doanh nghiệp vẫn phải tạo điều kiện và hỗ trợ cho người lao động khi họ có nhu cầu thành lập công đoàn, tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn hoạt động phù hợp với quy định của pháp luật. Nếu người sử dụng lao động và các doanh nghiệp có hành vi sau đây thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng (Điều 36 Nghị định 12/2022/NĐ-CP):
– Có hành vi cản trở, gây khó khăn cho quá trình thành lập, hoạt động, gia nhập cộng đoàn của người lao động;
– Có hành vi ép buộc người lao động phải thành lập hoặc gia nhập cộng đoàn;
– Có hành vi yêu cầu người lao động phải rời khỏi công đoạn hoặc không được phép tham gia công đoàn;
– Có hành vi không gia hạn thời gian
3. Công đoàn cơ sở có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Quyết định 174/QĐ-TLĐ của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam về việc ban hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XII), có quy định cụ thể về nhiệm vụ và quyền hạn của công đoàn cơ sở. Theo đó, công đoàn cơ sở có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
– Có nhiệm vụ tuyên truyền, vận động đoàn viên, vận động người lao động thực hiện theo chủ trương của đảng, đường lối của đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công dân, tuân thủ đầy đủ chủ trương và nghị quyết của công đoàn;
– Đại diện và chăm lo bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng cho đoàn viên trong công đoàn và người lao động theo quy định của pháp luật;
– Giám sát, tham gia giám sát quá trình thực hiện chính sách pháp luật, thực hiện nội qui, thực hiện quy chế, thực hiện thỏa ước lao động tập thể, và các vấn đề khác có liên quan đến quyền lợi hợp pháp chính đáng của đoàn viên trong công đoàn và người lao động theo quy định của pháp luật;
– Trực tiếp phối hợp với các đơn vị sử dụng lao động để xây dựng quy chế dân chủ, thực hiện quy chế dân chủ tại cơ sở, chăm lo cho đời sống vật chất, đời sống tinh thần, nâng cao trình độ kĩ năng nghề nghiệp cho người lao động, tạo điều kiện thuận lợi để cải thiện điều kiện làm việc và chăm lo sức khỏe cho người lao động trong quá trình làm việc, tổ chức nhiều phong trào thi đua tại doanh nghiệp, phong trào hoạt động văn hóa xã hội;
– Tổ chức thực hiện đầy đủ nghị quyết của công đoàn cấp trên phải chấp hành đầy đủ Điều lệ công đoàn Việt Nam, tổ chức hoạt động đào tạo và bồi dưỡng đoàn viên, bồi dưỡng cán bộ công đoàn, quản lý và sử dụng nguồn tài chính hiệu quả, sử dụng tài sản của công đoàn theo đúng quy định của pháp luật, thực hiện công tác phát triển và quản lý đoàn viên một cách chặt chẽ, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh, minh bạch và vô tư khách quan, tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hòa và ổn định, phát triển tiến bộ tại nơi làm việc, xây dựng các cơ quan và đơn vị phát triển một cách bền vững, tham gia xây dựng Đảng và xây dựng chính quyền nhân dân trong sạch và vững mạnh;
– Đoàn chủ tịch Tổng liên đoàn là cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn chi tiết về nhiệm vụ và quyền hạn đối với từng loại hình công đoàn cơ sở.
Theo đó, công đoàn cơ sở giữ các chức vụ và quyền hạn vô cùng quan trọng, cụ thể nhiệm vụ và quyền hạn của công đoàn cơ sở đang được thực hiện theo điều luật nêu trên.
4. Quy định về giải quyết tranh chấp về quyền công đoàn:
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 của Luật công đoàn năm 2012 có quy định về vấn đề giải quyết tranh chấp về quyền công đoàn. Theo đó, trong quá trình phát sinh tranh chấp liên quan tới quyền công đoàn giữa các đoàn viên công đoàn, người lao động, tổ chức công đoàn với các cơ quan và doanh nghiệp, với người sử dụng lao động, thẩm quyền và quy trình giải quyết tranh chấp sẽ được thực hiện theo quy định như sau:
– Tranh chấp thuộc phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của công đoàn trong quan hệ lao động thì thẩm quyền, trình tự và thủ tục giải quyết tranh chấp sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động;
– Tranh chấp thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của công đoàn trong các quan hệ khác thì thẩm quyền, trình tự và thủ tục giải quyết tranh chấp sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật tương ứng có liên quan;
– Tranh chấp liên quan tới quá trình không thực hiện trách nhiệm hoặc từ chối thực hiện trách nhiệm của các đơn vị sử dụng lao động đối với công đoàn, thì công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật, hoặc thực hiện thủ tục khởi kiện tại Toà án.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Công đoàn 2012;
– Quyết định 174/QĐ-TLĐ của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam về việc ban hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XII);
– Hướng dẫn 03/HD-TLĐ của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam về việc thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
– Hướng dẫn 251/HD-TLĐ của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung hướng dẫn 238/HD-TLĐ ngày 04/03/2014 thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XI.
THAM KHẢO THÊM: