Có bắt buộc sang tên sổ đỏ? Mức phạt khi không sang tên sổ đỏ? Thời hạn sang tên sổ đỏ sau khi công chứng hợp đồng là bao lâu?
Trên thực tế có không ít trường hợp khi thực hiện việc chuyển quyền sử dụng đất để tránh việc phải nộp lệ phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân hoặc không hiểu pháp luật…nên nhiều người không sang tên Sổ đỏ khi chuyển quyền sử dụng đất. Nhưng có 05 trường hợp bắt buộc phải thực hiện thủ tục sang tên khi chuyển nhượng. Tùy vào trường hợp chuyển nhượng nào theo quy định pháp luật thì sẽ có chế độ pháp lý riêng để điều chỉnh.
1, Các trường hợp bắt buộc phải sang tên sổ đỏ
Tại Khoản 6 Điều 95 Luật đất đai năm 2013 có quy định về trường hợp bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai, cụ thể là:
Các trường hợp đăng ký biến động quy định tại các điểm dưới đây thì trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày có biến động, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động; trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất thì thời hạn đăng ký biến động được tính từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế:
– Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
– Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên
– Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của vợ hoặc của chồng thành quyền sử dụng đất chung, quyền sở hữu tài sản chung của vợ và chồng;
– Chia tách quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của tổ chức hoặc của hộ gia đình hoặc của vợ và chồng hoặc của nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu tài sản chung gắn liền với đất;
– Thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của
– Xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề;
Như vậy, nếu trường hợp chuyển nhượng đất đai hoặc thuộc vào các trường hợp xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền như trên thì các chủ thể bắt buộc phải sang tên sổ đỏ. Nếu không sang tên, chủ sử dụng sẽ phải chịu những hạn chế và có thể chịu chế tài của nhà nước theo quy định pháp luật.
Mục lục bài viết
2, Điều kiện, thủ tục để thực hiện sang tên sổ đỏ
Người dân có nhu cầu đăng ký biến động đất đai sau khi nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (hay còn gọi là sang tên sổ đỏ) của cá nhân thì thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Người sử dụng đất chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đăng ký biến động đất đai bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
(1) Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK (ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT).
(2) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
(3) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
(4) Tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo Mẫu 03/BĐS-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC (áp dụng đối với trường hợp người chuyển nhượng là hộ gia đình, cá nhân).
– Trường hợp thuộc diện miễn thuế thu nhập cá nhân thì phải có các giấy tờ làm căn cứ xác định thuộc đối tượng được miễn thuế theo quy định.
(5) – Bản chính Tờ khai lệ phí trước bạ nhà, đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 140/2016/NĐ-CP.
– Bản sao hợp lệ các giấy tờ chứng minh tài sản (hoặc chủ tài sản) thuộc diện miễn lệ phí trước bạ (nếu có).
Bước 2: Nộp hồ sơ
Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký biến động đất đai cho Văn phòng đăng ký đất đai/Chi nhánh Văn phong đăng ký đất đai (nơi có đất) để được giải quyết đăng ký biến động theo thẩm quyền.
Văn phòng đăng ký đất đai/Chi nhánh Văn phong đăng ký đất đai sẽ gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định cho người sử dụng đất.
Bước 3: Nộp thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ
Sau khi nhận được thông báo nộp thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ của cơ quan thuế, người sử dụng đất thực hiện nộp tiền thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ vào ngân sách nhà nước và gửi các chứng từ nộp thuế, lệ phí trước bạ hoặc xác nhận của cơ quan thuế về việc được miễn thuế, lệ phí trước bạ cho Văn phòng đăng ký đất đai/Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai nơi đã nộp hồ sơ đăng ký biến động.
Bước 4: Nhận kết quả
Người sử dụng đất sẽ nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã được xác nhận nội dung biến động hoặc giấy chứng nhận mới trong trường hợp giấy chứng nhận cũ không còn chỗ trống để xác nhận nội dung biến động.
3, Không sang tên sổ đỏ thì bị phạt bao nhiêu?
3.1. Mức phạt khi chậm kê khai thuế thu nhập cá nhân khi mua bán đất
Thuế thu nhập cá nhân do mua bán đất là loại thuế phát sinh theo từng lần chuyển nhượng, do đó, khi phát sinh thu nhập, cá nhân thuộc diện chịu thuế phải có nghĩa vụ kê khai thuế.
Thời điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với thuế thu nhập cá nhân được quy định tại Điều 32 Luật quản lý thuế 2006 và sửa đổi bổ sung tại Khoản 9 Điều 1 Luật quản lý thuế sửa đổi bổ sung 2012, cụ thể:
“3. Chậm nhất là ngày thứ mười, kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế.
Đối với các khoản thu từ đất đai, lệ phí trước bạ thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của Chính phủ và pháp luật có liên quan.”
Đối với trường hợp chậm nộp hồ sơ kê khai thuế, sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, mức xử phạt được quy định tại Điều 9 Thông tư 166/2013/TT-BTC, cụ thể:
“1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 05 ngày mà có tình tiết giảm nhẹ.
2. Phạt tiền 700.00 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 400.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 1.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày (trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này).
3. Phạt tiền 1.400.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không dưới 800.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 2.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 10 ngày đến 20 ngày.
4. Phạt tiền 2.100.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 1.200.00 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền không quá 3.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định trên từ 20 ngày đến 30 ngày.
5. Phạt tiền 2.800.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 1.600.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 4.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định trên từ 30 ngày đến 40 ngày.
6. Phạt tiền 3.500.000 đồng , nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 2.000.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 40 ngày đến 90 ngày.
b) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định trên 90 ngày nhưng không phát sinh số thuế phải nộp hoặc trường hợp quy định tại Khoản 9 Điều 13 Thông tư này.
c) Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp (trừ trường hợp pháp luật có quy định không phải nộp hồ sơ khai thuế).
d) Nộp hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý quá thời hạn quy định trên 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế nhưng chưa đến thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm.”
3.2. Mức phạt chậm sang tên sổ đỏ
Tại Khoản 6 Điều 95 Luật đất đai 2013 có quy định: “6. Các trường hợp đăng ký biến động quy định tại các điểm a, b, h, i, k và l khoản 4 Điều này thì trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày có biến động, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động; trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất thì thời hạn đăng ký biến động được tính từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế”
Trường hợp quy định tại điểm a Khoản 4 đó là:
“4. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;”
Do vậy, sau khi kí
“2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các trường hợp biến động đất đai quy định tại các Điểm a, b, h, i, k và l Khoản 4 Điều 95 của
Kết luận: Đối với 06 trường hợp theo quy định của Luật Đất Đai năm 2013 thì chủ thể có liên quan phải thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ. Việc người dân chậm trễ hoặc không sang tên sổ đỏ sẽ gây ra nhiều bất lợi về mặt pháp lý, hơn nữa sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của điều khoản trên. Người dân nên cân nhắc và thực hiện thủ tục sang tên trong đúng thời hạn để tránh được rủi ro cho bản thân.