Có bắt buộc phải tiến hành hòa giải cơ sở khi làm thủ tục ly hôn không? Vợ chồng có buộc phải ra UBND xã/phường hoà giải trước khi ly hôn không?
Hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật về hòa giải cơ sở. Khái niệm cơ sở ở đây được hiểu là thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và cộng đồng dân cư khác. Có nhiều người thắc mắc rằng: Khi tiến hành thủ tục ly hôn có bắt buộc phải tiến hành hoa giải cơ sở? bài viết sau sẽ làm rõ vấn đề này
Các vấn đề cần làm rõ:
– Hòa giải ly hôn ở cơ sở là gì?
– Ly hôn là gì? Khi tiến hành ly hôn có bắt buộc phải tiến hành hòa giải ở cơ sở.
– Các trường hợp ly hôn và hành phần hồ sơ khi ly hôn
– Các trường hợp ly hôn và hành phần hồ sơ khi ly hôn
– Thủ tục giải quyết yêu cầu ly hôn
Cơ sở pháp lý
–
Các vấn đề cần giải quyết
Mục lục bài viết
1. Hòa giải ly hôn ở cơ sở là gì?
Hòa giải ly hôn ở cơ sở được hiểu là việc thông qua gia đình hai bên của vợ chồng, UBND xã (phường), Hội phụ nữ, hội nông dân… những người gần gũi với cuộc sống của hai vợ chồng để họ có thể đưa ra được những lời khuyên cho hai vợ chồng và thông qua việc hòa giải đó hai vợ chồng có sự nhìn nhận lại những khuyết điểm của nhau, đồng thời hai vợ chồng có thêm thời gian để suy nghĩ trước khi đưa ra quyết định ly hôn.
Tuy nhiên có thể thấy việc hòa giải ly hôn ở cơ sở không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả theo đúng ý nghĩa của nó, bởi vì rất nhiều cặp vợ chồng họ không hề muốn chia sẻ tình trạng mâu thuẫn trong cuộc sống hôn nhân của vợ chồng họ với gia đình, cùng như họ rất ngại đưa vấn đề của họ ra bàn bạc với nhiều người, chính vì vậy họ không lựa chọn việc hòa giải ở cơ sơ.
2. Ly hôn là gì? Khi tiến hành ly hôn có bắt buộc phải tiến hành hòa giải ở cơ sở
Theo quy định tại Điều 3
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Theo Điều 52
Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.
Điều 54 Luật này cũng quy định rõ:
Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Như vậy, việc hòa giải cơ sở chỉ mang tính khuyến khích chứ không bắt buộc, do đó khi ly hôn thì không bắt buộc phải hòa giải ở UBND cấp xã. Hai bên vợ chồng muốn ly hôn thì nộp đơn tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền, sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
3. Các trường hợp ly hôn và thành phần hồ sơ khi ly hôn
Trường hợp thứ nhất: Đối với trường hợp thuận tình ly hôn:
Căn cứ theo quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân gia đình 2014 xác định thuận tình ly hôn là trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn.
“Điều 55. Thuận tình ly hôn
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”
Như vậy, theo quy định trên trong trường hợp vợ chồng thuận tình ly hôn, “thật sự tự nguyện ly hôn” là căn cứ để Tòa án giải quyết ly hôn. Thỏa mãn căn cứ “thật sự tự nguyện ly hôn” khi cả hai vợ chồng đều được tự do bày tỏ ý chí của mình, không bị cưỡng ép, không bị lừa dối trong việc thuận tình ly hôn. Việc thể hiện ý chí thật sự tự nguyện ly hôn của hai vợ chồng đều phải xuất phát từ trách nhiệm đối với gia đình họ, phù hợp với yêu cầu của pháp luật và chuẩn mực, đạo đức xã hội.
Nếu qua quá trình xác minh, Tòa án nhận thấy thiếu sự tự nguyện của một trong hai bên hoặc cả hai bên thì Tòa án không công nhận thuận tình ly hôn. Thông thường, thuận tình ly hôn thiếu sự tự nguyện của vợ, chồng được biểu hiện như: một bên bị cưỡng ép, bị lừa dối; một bên vì sĩ diện tự ái; vợ chồng thuận tình ly hôn giả….
Hồ sơ thuận tình ly hôn bao gồm:
– Đơn ly hôn (theo mẫu)
– Bản chính Giấy đăng ký kết hôn, giấy phải còn nguyên vẹn, không được tẩy xóa, làm rách.\
– 01 bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu của hai vợ chồng.
– 01 bản sao có chứng thực CMND/hộ chiếu của hai vợ chồng.
– Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực)
– Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung của vợ chồng như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các tài sản khác gắn liền với đất, đăng ký xe….( bản sao)
– Các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật.
– Trường hợp thứ hai: Đối với trường hợp đơn phương ly hôn:
Theo quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân gia đình 2014 xác định:
‘’Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.’’
Hồ sơ ly hôn đơn phương gồm :
– Đơn yêu cầu ly hôn( theo mẫu)
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bản gốc
– Bản sao CMND/hộ chiếu
– Bản sao sổ hộ khẩu
– Bản sao giấy khai sinh của con.
– Các tài liệu, giấy tờ chứng minh tài sản chung của vợ chồng như bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký xe, sổ tiết kiệm…
Hình thức nộp hồ sơ:
Hồ sơ yêu cầu ly hôn chị có thể nộp trực tiếp tại Tòa án cấp huyện( nếu hôn nhân có yếu tố nước ngoài thì nôp tại Tòa án cấp tỉnh) hoặc gửi qua đường bưu điện đều được công nhận.
Thời hạn giải quyết yêu cầu ly hôn: Thông thường, việc giải quyết ly hôn ở cấp sơ thẩm từ 4 đến 6 tháng, nếu có tranh chấp tài sản hoặc những vấn đề khác phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn
4. Thủ tục giải quyết yêu cầu ly hôn
Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu ly hôn tại Tòa án cấp huyện( nếu có yếu tố nước ngoài thì nộp tại Tòa án cấp tỉnh)
Bước 2: Sau khi nhận hồ sơ hợp lê, Tòa án sẽ thụ lý giải quyết và ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí đối với người nộp đơn.
Bước 3: Đương sự nộp tiền tạm ứng án phí cho chi cục thi hành án dân sự cấp huyện( nếu là Tòa cấp tỉnh giải quyết thì nộp tại cấp tỉnh) và nộp lại biên lai nộp tiền cho Tòa án.
Bước 4: Tòa án mở phiên họp công khai để giải quyết việc ly hôn.
Bước 5: Tòa án ra quyết định công nhận ly hôn.
Hòa giải tại Tòa án (hòa giải trong khi chờ đưa vụ án ra xét xử sau khi vụ án đã được thụ lý)
Theo quy định tại Điều 54 Luật hôn nhân gia đình năm 2014:
Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Như vậy, hòa giải tại Tòa án là thủ tục bắt buộc cần thực hiện khi giải quyết vụ án ly hôn. Thủ tục hòa giải tại tòa án này được thực hiện trong giai đoạn trong khi chờ đưa vụ án ra xét xử sau khi vụ án đã được thụ lý. Việc hòa giải này có ý nghĩa rất quan trọng, nó thể hiện tính trách nhiệm cao của những người có thẩm quyền xét xử, luôn đề cao việc tạo điều kiện cho đương sự có cơ hội chia sẻ, trình bày, viết lời khai trước những người có quyền ra quyết định việc ly hôn của hai người. Thủ tục bắt buộc này phải được tiến hành kể cả khi có yếu tố cho rằng không hề khả quan và khó có kết quả.
Việc hòa giải này được thực hiện theo nguyên tắc được quy định tại Khoản 2 Điều 205
a) Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình; b) Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. |
Dựa trên nguyên tắc trên, việc hòa giải trong vụ án ly hôn sẽ được Thẩm phán thực hiện như sau:
+ Trước khi thực hiện hòa giải: trong trường hợp cần thiết, Thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của các của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn và nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan đến vụ án. Việc tham khảo ý kiến này sẽ giúp thẩm phán thụ lý vụ án hiểu rõ hơn về nguyên nhân, tình trạng cuộc sống của vợ chồng để có hướng hòa giải phù hợp
+ Trong quá trình hòa giải tại Tòa án: Thẩm phán sẽ hòa giải theo hướng đoàn tụ tức là phân tích, giải thích cho vợ chồng hiểu hơn về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, nghĩa vụ với con… để từ đó hàn gắn, gắn kết vợ chồng. Nếu sau khi hòa giải vợ chồng đoàn tụ thẩm phán sẽ
Như vậy, thủ tục hòa giải được xem là cơ hội cho các bên có thể hàn gắn, gắn kết vợ chồng trước khi đi đến bờ vực của việc ly hôn, hạn chế tình trạng đổ vỡ tình cảm của nhiều gia đình. Và… dẫn đến nhiều hậu quả xót xa, những vết thương lòng cho chính 02 bên vợ chồng cũng như con cái và người thân của họ.
Khi ly hôn pháp luật khuyến khích vợ chồng tiến hành hòa giải ly hôn chứ không bắt buộc tại sở sở trước khi đi đến quyết định ly hôn tại Tòa án.