Có bắt buộc phải thưởng tết? Đang nghỉ thai sản có được thưởng tết? Dịch covid doanh nghiệp không thương Tết cho nhân viên có vi phạm không? Khi nào thì thưởng tết là bắt buộc?
Tiền thưởng nói chung và tiền thưởng Tết nói riêng là khoản tiền mà người sử dụng lao động hay chủ công ty thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả của việc sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc, công tác của người lao động.Trên thực tế pháp luật không quy định cụ thể về vấn đề thưởng tết nhưng tiền thưởng tết lại là một dạng tiền thưởng vì vậy khi thưởng tết sẽ căn cứ vào những quy định để tiến hành. Việc thưởng tết cho người lao động sẽ được tham khảo tại tổ chức đại diện tập thể tại cơ sở bạn công tác. Như vây, có bắt buộc phải thưởng tết? Đang nghỉ thai sản có được thưởng tết? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Các trường hợp thưởng tết là bắt buộc và không bắt buộc
1.1. Thưởng tết là không bắt buộc
Căn cứ theo Điều 104 Bộ luật lao động 2019 thì Thưởng tết hay thưởng tháng lương thứ 13Thưởng tết là loại tiền thưởng.
“Điều 104. Thưởng
Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.”
Hiểu một cách đơn giản thì đây là một khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động ngoài tiền lương.
Việc có hay không tiền thưởng phụ thuộc vào các yếu tố như mức độ hoàn thành công việc, sự thỏa thuận và kết quả sản xuất kinh doanh.
Bởi vậy, rõ ràng không có một quy định nào bắt buộc doanh nghiệp pahir có thưởng tết cho nhân viên.
Trên thực tế thì chỉ là nhiều hay ít, nhưng thường doanh nghiệp sẽ có thưởng tết cho nhân viên như là một sự khách lệ hoặc như là một chế độ đãi ngộ để giữ chân nhân viên vì nói thế nào thì nói, việc tuyển dụng được người tài giờ cũng rất khó rồi .
1.2. Khi nào thì thưởng tết là bắt buộc?
Cũng căn cứ tại Điều 104 Bộ luật lao động 2019 thì doanh nghiệp có nghĩa vụ thưởng tết cho nhân viên khi thỏa mãn 3 điều kiện sau:
Thỏa thuận giữa hai bên
Căn cứ tình hình kinh doanh công ty
Căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc của nhân viên
Ba yếu tố này là ràng buộc. Pháp luật không có quy định về việc bắt buộc phải thưởng tết. Bởi vì đây là thỏa thuận của các bên.
Trong trường hợp không được thưởng tết thì bạn cũng không nên quá bất ngờ. Vì pháp luật cũng không có quy định. Việc thưởng hay không phụ thuộc vào sếp (người sử dụng lao động) theo cảm tính là chính.
Lời khuyên: Khi ký hợp đồng lao động thì cũng nên đọc kỹ nội dung hợp đồng. Xem xét rằng có điều khoản về tiền thưởng hay không? Hay tra cứu về thỏa ước lao động xem có ký kết với công đoàn về tiền thưởng. Để đưa ra quyết định chính xác cho công việc của mình.
Bù lại thì bạn vẫn được hưởng lương trọn tết mà không phải đi làm:
Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
Tết Âm lịch 05 ngày;
Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch);
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
1.3. Thưởng Tết, lương tháng 13 phải đóng thuế TNCN?
Căn cứ theo Điều 104. Thưởng
Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Hiện nay, pháp luật không quy định về lương tháng 13, trên thực tế lương tháng 13 là tiền thưởng cuối năm do các doanh nghiệp tự quy định trong quy chế thưởng, hợp đồng lao động hoặc theo kết quả sản xuất kinh doanh…
Tại điểm a khoản 2 Điều 3 Luật Thuế Thuế thu nhập cá nhân 2007 (sửa đổi, bổ sung 2012) quy định về các thu nhập chịu thuế:
“2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công, phụ cấp quốc phòng, an ninh, phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm, phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật, trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động, các khoản trợ cấp khác do Bảo hiểm xã hội chi trả, trợ cấp giải quyết tệ nạn xã hội;
c) Tiền thù lao dưới các hình thức;
d) Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, hội đồng quản lý và các tổ chức;
đ) Các khoản lợi ích khác mà đối tượng nộp thuế nhận được bằng tiền hoặc không bằng tiền;
e) Tiền thưởng, trừ các khoản tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế, tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận, tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
Như vậy, tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công là thu nhập chịu thuế.
Bởi vậy, thưởng Tết, lương tháng 13 là thu nhập phải chịu thuế TNCN.
2. Đang nghỉ thai sản có được thưởng tết?
2.1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Căn cứ theo quy định điều 31 về điều kiện hưởng chế độ thai sản
“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyềnthì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”
Lao động nữ mang thai, Lao động nữ sinh con;lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản; lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con được pháp luật rất quan tâm,có những chế độ rất tốt đối với những đối tượng này,
2.2. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
Thời gian hưởng chế độ sinh con theo quy định như trong bảng sau:
Điều kiện | Thời gian nghỉ (*) | |
Lao động nữ | Trước và sau khi sinh con | 6 tháng |
Trước khi sinh | Tối đa không quá 02 tháng | |
Sinh đôi trở lên | Tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng | |
Lao động nam | 05 ngày làm việc | |
Sinh con phải phẫu thuật/ sinh con dưới 32 tuần tuổi | 07 ngày làm việc | |
Sinh đôi | 10 ngày làm việc | |
Sinh ba trở lên | Cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày | |
Sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật | 14 ngày làm việc |
Lưu ý:
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên đối với người lao động làm việc trong điều kiện trên.
Ngoài ra:
Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con;
Nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết và thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng.
Trường hợp mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật.
2.3. Lao động nữ nghỉ thai sản vẫn có thể được thưởng Tết
Tết Nguyên đán càng tới gần thì người lao động càng háo hức, mong chờ tiền thưởng Tết, khoản tiền ghi nhận công sức, hiệu quả làm việc trong suốt một năm. Vậy trong trường hợp lao động nữ đang nghỉ thai sản có được thưởng Tết không?
Khác với tiền lương, tiền thưởng, bao gồm cả thưởng Tết không phải là khoản chi bắt buộc của người sử dụng lao động đối với người lao động. Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền thưởng như đã trích ở trên.
Pháp luật không yêu cầu doanh nghiệp bắt buộc phải thưởng Tết cho người lao động cũng như không quy định mức thưởng Tết, nhưng trong thực tế, hầu hết các đơn vị, doanh nghiệp đều thu xếp thưởng Tết cho người lao động; tuy nhiên, có sự chênh lệch rất lớn giữa các doanh nghiệp. Có doanh nghiệp thưởng hàng trăm triệu đồng cho nhân viên; ngược lại, có doanh nghiệp chỉ thưởng cho người lao động 100 nghìn.
Mức thưởng thế nào do doanh nghiệp tự quyết định dựa vào các yếu tố như thời gian làm việc, kết quả sản xuất kinh doanh hoặc do quy chế thưởng của doanh nghiệp đã có khoản này, hoặc do công đoàn đại diện thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và khoản này đã được ghi trong thỏa ước.Việc thưởng Tết cho người lao động do doanh nghiệp tự quyết định, phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh trong năm của doanh nghiệp cũng như kết quả làm việc của người lao động trong cả năm. Theo đó, trong tình huống lao động nữ nghỉ thai sản vẫn có thể được thưởng Tết, bởi thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ hiện là 06 tháng, trong khi thưởng Tết là khoản ghi nhận cống hiến của người lao động trong cả năm.