Quy định về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng đối với dự án xây dựng. Dự án xây dựng nào bắt buộc phải làm báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng?
Khi trúng thầu một dự án đầu tư xây dựng, chủ đầu tư phải tiến hành các hoạt động liên quan đến báo cáo xây dựng. Vậy khi nào thì phải làm báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng? Pháp luật quy định về trường hợp này như thế nào? Bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
–
-Nghị định 42/2017 NĐ-CP Nghị định về sửa đổi, bổ sung một số điều
Mục lục bài viết
1. Quy định về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng đối với dự án:
Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi về các mặt: Kỹ thuật, hiệu quả kinh tế – xã hội, mặt tài chính và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng, làm cơ sở xem xét, quyết định chủ trương đầu tư xây dựng.
Vấn đề này được quy định tại Điều 7
“1. Chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để có cơ sở xem xét, quyết định chủ trương đầu tư xây dựng. Trường hợp các dự án Nhóm A (trừ dự án quan trọng quốc gia) đã có quy hoạch được phê duyệt đảm bảo các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này thì không phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
2. Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi được thực hiện theo quy định tại Điều 53 của
a) Sơ bộ về địa điểm xây dựng; quy mô dự án; vị trí, loại và cấp công trình chính;
b) Bản vẽ thiết kế sơ bộ tổng mặt bằng dự án; mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt công trình chính của dự án;
c) Bản vẽ và thuyết minh sơ bộ giải pháp thiết kế nền móng được lựa chọn của công trình chính;
d) Sơ bộ về dây chuyền công nghệ và thiết bị công nghệ (nếu có).
Tuy nhiên Khoản 2 Điều 7 Nghị định 59/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 42/2017 NĐ-CP:
“2. Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi được thực hiện theo quy định tại Điều 53 của Luật xây dựng năm 2014, trong đó phương án thiết kế sơ bộ bao gồm các nội dung sau:
a) Sơ bộ về địa điểm xây dựng; quy mô dự án; vị trí, loại và cấp công trình chính của dự án;
b) Bản vẽ thiết kế sơ bộ tổng mặt bằng dự án; bản vẽ thể hiện giải pháp thiết kế sơ bộ công trình chính của dự án;
c) Sơ bộ về dây chuyền công nghệ và thiết bị công nghệ (nếu có)”.
Như vậy, đối với dự án quan trọng quốc gia dự án nhóm A, trước khi lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, chủ đầu tư phải lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng. Những dự án khác trong trường hợp cần phải lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng do người quyết định đầu tư xem xét, quyết định.
Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi được thực hiện theo quy định tại Điều 53 của Luật Xây dựng năm 2014:
“Điều 53. Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng
1. Sự cần thiết đầu tư và các điều kiện để thực hiện đầu tư xây dựng.
2. Dự kiến mục tiêu, quy mô, địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng.
3. Nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên.
4. Phương án thiết kế sơ bộ về xây dựng, thuyết minh, công nghệ, kỹ thuật và thiết bị phù hợp.
5. Dự kiến thời gian thực hiện dự án.
6. Sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn; khả năng hoàn vốn, trả nợ vốn vay (nếu có); xác định sơ bộ hiệu quả kinh tế – xã hội và đánh giá tác động của dự án.”
Như vây, các dự án nhóm A là dự án quan trọng quốc gia, đã có quy hoạch được phê duyệt thì vẫn sẽ phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; Người trực tiếp được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án sẽ tiến hành việc tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để có cơ sở xem xét, quyết định chủ trương đầu tư xây dựng.
2. Các dự án được coi là nhóm A:
Dự án không phân biệt tổng mức đầu tư thuộc một trong các trường hợp sau đây: Dự án tại địa bàn có di tích quốc gia đặc biệt; Dự án tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh; Dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ quốc phòng, an ninh có tính chất bảo mật quốc gia; Dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ; Dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất.
Dự án có tổng mức đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây: Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ; Công nghiệp điện; Khai thác dầu khí; Hóa chất, phân bón, xi măng; Chế tạo máy, luyện kim; Khai thác, chế biến khoáng sản; Xây dựng khu nhà ở.
Dự án có tổng mức đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây: Giao thông, trừ các dự án giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ; Thủy lợi; Cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật; Kỹ thuật điện; Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử; Hóa dược; Sản xuất vật liệu, trừ các dự án hóa chất, phân bón, xi măng có tổng mức đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên ; Công trình cơ khí, trừ các dự án chế tạo máy, luyện kim; Bưu chính, viễn thông có tổng mức đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên.
Dự án có tổng mức đầu tư từ 1.000 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây: Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản; Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới; Công nghiệp, trừ các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp thuộc ba trường hợp nêu trên.
Dự án có tổng mức đầu tư từ 800 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây: Y tế, văn hóa, giáo dục; Nghiên cứu khoa học, tin học, phát thanh, truyền hình; Kho tàng; Du lịch, thể dục thể thao; Xây dựng dân dụng, trừ xây dựng khu nhà ở Xây dựng khu nhà ở có tổng mức đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên.
TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ
3. Dự án nhóm A có phải báo cáo nghiên cứu tiền khả thi không?
Tóm tắt câu hỏi:
Công ty tôi đã trúng thầu một dự án đầu tư xây dựng, hiện nay tôi là người trực tiếp được chủ đầu tư uỷ quyền tiến hành các hoạt động liên quan đến việc báo cáo xây dựng. Tuy nhiên dự án này là dự án nhóm A, tôi muốn hỏi là dự án thuộc nhóm này có nhất thiết phải làm báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng không? Cám ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị
Điều 7 Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng quy định như sau:
“1. Chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để có cơ sở xem xét, quyết định chủ trương đầu tư xây dựng. Trường hợp các dự án Nhóm A (trừ dự án quan trọng quốc gia) đã có quy hoạch được phê duyệt đảm bảo các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này thì không phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
2. Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi được thực hiện theo quy định tại Điều 53 của Luật Xây dựng năm 2014, trong đó phương án thiết kế sơ bộ trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi gồm các nội dung sau:
a) Sơ bộ về địa điểm xây dựng; quy mô dự án; vị trí, loại và cấp công trình chính;
b) Bản vẽ thiết kế sơ bộ tổng mặt bằng dự án; mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt công trình chính của dự án;
c) Bản vẽ và thuyết minh sơ bộ giải pháp thiết kế nền móng được lựa chọn của công trình chính;
d) Sơ bộ về dây chuyền công nghệ và thiết bị công nghệ (nếu có).”
Khoản 2 Điều 7 Nghị định 59/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 42/2017 NĐ-CP.
Như vậy, trong trường hợp trên bạn không trình bày rõ rằng dự án xây dựng của công ty bạn là dự án nhóm A đã có quy hoạch được phê duyệt hay chưa. Do đó, chúng tôi xin đưa ra ba trường hợp như sau:
Thứ nhất, dự án của công ty bạn là dự án nhóm A là dự án quan trọng quốc gia, đã có quy hoạch được phê duyệt thì vẫn sẽ phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
Thứ hai, dự án của công ty bạn là dự án nhóm A, không phải dự án quan trọng quốc gia, đã có quy hoạch được phê duyệt đảm bảo các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 7 nêu trên thì không cần phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
Thứ ba, dự án của công ty bạn không thuộc 2 trường hợp nêu trên thì bạn – người trực tiếp được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án sẽ tiến hành việc tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để có cơ sở xem xét, quyết định chủ trương đầu tư xây dựng. Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi được thực hiện theo quy định tại Điều 53 của Luật Xây dựng năm 2014:
“Điều 53. Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng
1. Sự cần thiết đầu tư và các điều kiện để thực hiện đầu tư xây dựng.
2. Dự kiến mục tiêu, quy mô, địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng.
3. Nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên.
4. Phương án thiết kế sơ bộ về xây dựng, thuyết minh, công nghệ, kỹ thuật và thiết bị phù hợp.
5. Dự kiến thời gian thực hiện dự án.
6. Sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn; khả năng hoàn vốn, trả nợ vốn vay (nếu có); xác định sơ bộ hiệu quả kinh tế – xã hội và đánh giá tác động của dự án.”