Bên cạnh với tế bào nhân thực thì tế bào nhân sơ cũng là nguồn gốc cấu tạo của một số các loài vi sinh vật. Vậy có bao nhiêu phát biểu là đúng khi nói về tế bào nhân sơ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tổng quan về tế bào nhân sơ và ôn luyện kiến thức bằng một số câu hỏi ôn tập nhé!
Mục lục bài viết
1. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về tế bào nhân sơ?
(1) Có tỉ lệ S/V nhỏ nên quá trình trao đổi chất với môi trường diễn ra nhanh chóng.
(2) Bên trong màng sinh chất là thành tế bào được cấu tạo từ peptidoglycan.
(3) Ribosome là bào quan duy nhất ở tế bào vi khuẩn.
(4) Vật chất di truyền của tế bào nhân sơ là phân tử DNA mạch kép, dạng vòng.
(5) Sinh vật nhân sơ gồm vi khuẩn, vi khuẩn cổ.
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
(1) Sai. Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ nên tỉ lệ S/V lớn giúp quá trình trao đổi chất với môi trường diễn ra nhanh chóng.
(2) Sai. Thành tế bào được cấu tạo từ peptidoglycan nằm bên ngoài màng sinh chất.
(3) Đúng. Tế bào vi khuẩn không có các bào quan có màng bao bọc, ribosome là bào quan duy nhất ở tế bào vi khuẩn.
(4) Đúng. Vật chất di truyền của tế bào nhân sơ là phân tử DNA mạch kép, dạng vòng.
(5) Đúng. Sinh vật nhân sơ gồm vi khuẩn, vi khuẩn cổ được cấu tạo từ tế bào nhân sơ.
2. Tế bào nhân sơ là gì?
Tế bào nhân sơ hay còn gọi là sinh vật nhân sơ, sinh vật tiền nhân hoặc sinh vật nhân nguyên thủy ( prokaryote ) thường có cấu trúc đơn thuần. Tế bào nhân sơ tồn taij chủ yếu ở sinh vật đơn bào hoặc tập đoàn lớn đơn bào. Những sinh vật nhân sơ thuộc giới vi khuẩn cổ và eubacteria trong hệ thống phân loại 3 giới.
Tế bào nhân sơ được sinh ra trên các sinh vật nhân sơ. Sinh vật nhân sơ cũng chính là sinh vật không có các cấu trúc nội bào điển hình của các tế bào eukaryote cũng như các bào quan. Do đó, các cấu trúc chức năng như ty thể, bộ máy Golgi và lục lạp của bào quan hầu hết đều được thực hiện bởi màng sinh chất.
Về cơ bản, sinh vật nhân sơ có 3 vùng cấu trúc chính đó là:
2.1. Thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi:
Hầu hết tất cả tế bào nhân sơ đều có thành tế bào. Thành tế bào được cấu tạo từ các peptidoglycan, có chức năng quy định hình dạng của tế bào.
Căn cứ vào cấu trúc và thành phần hóá học của thành tế bào, vi khuẩn đã được chia thành 2 loại: vi khuẩn gram dương và vi khuẩn gram âm. Khi cho nhuộm bằng phương pháp nhuộm Gram: vi khuẩn Gram dương có vỏ màu tím, vi khuấn Gram âm có vỏ màu đỏ. Với sự khác biệt về thành tế bào của 2 loại vi khuẩn này, các nhà khoa học đã ứng dụng để sử dụng các loại thuốc kháng sinh đặc hiệu có tác dụng để tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh.
Ở một số loại tế bào nhân sơ, lớp bên ngoài thành tế bào còn có một lớp vỏ nhầy. Ở những vi khuẩn gây bệnh ở người mà chứa lớp vỏ nhầy thì thường ít bị các tế bào bạch cầu trong hệ thống miễn dịch tiêu diệt.
Màng sinh chất của vi khuẩn cũng được cấu tạo như của các loại tế bào khác, được cấu tạo bởi 2 thành phần: 2 lớp photpholipit và prôtêin. Ở một số loài vi khuẩn còn có thêm cấu trúc được gọi là roi (tiên mao) và lông (nhung mao).
2.2. Tế bào chất:
Tế bào chất là vùng nằm giữa vùng nhân và màng sinh chất. Tế bào chất ở tế bào nhân sơ bao gồm 2 thành phần chính: bào tương và ribôxôm cùng một số cấu trúc phụ khác. Tế bào không có hệ thống nội màng, các bào quan không có màng bao quanh (trừ ribôxôm) và khung xương tế bào.
Ribôxôm là bào quan được hình thành từ prôtêin và rARN, là nơi tổng hợp nên các loại protein trong tế bào. Trong tế bào chất có chứa các hạt dự trữ.
2.3. Vùng nhân:
Phần dịch lỏng thường chiếm hầu hết thể tích tế bào chính là tế bào chất của những sinh vật nhân sơ, hay còn gạo là ” vùng nhân ” mà chưa cấu thành nhân hoàn chỉnh do không có màng phủ bọc ngăn cách với các bào quan khác. Phần dịch lỏng này có chức năng khuếch tán vật chất và chức các hạt ribosome đang nằm tự do trong tế bào.
Lớp phosphplipid kép phân tách thành phần tế bào với môi trường xung quanh chính là màng sinh chất. Tính bán thẩm hay tính thấm có chọn lọc là tính chất đặc biệt của màng sinh chất. Một phần gấp nếp của màng sinh chất là mesosome, có chức năng hô hấp hiếu khí vì có màng enzyme hô hấp. Đây cũng là đặc trưng của ADN ở vùng nhân của tế bào nhân sơ khi xảy ra hiện tượng phân bào.
3. Đặc điểm của tế bào nhân sơ:
Một số đặc điểm của tế bào nhân sơ để phân biệt với tế bào nhân thực như sau:
– Tế bào chưa có nhân hoàn chỉnh/chưa có nhân chính thức, vật chất di truyền được gọi chung là “vùng nhân”.
– Không có hệ thống nội màng và các bào quan không có màng bao
– Kích thước tế bào rất nhỏ chỉ bằng khoảng 1/10 so với kích thước của tế bào nhân thực.
– Với kích thước tế bào nhỏ như tế bào nhân sơ có các lợi ích với tế bào như sau:
+ Tỉ lệ S/V lớn → tốc độ trao đổi chất giữa tế bào với môi trường diễn ra nhanh hơn.
+ Tế bào sinh trưởng với tốc độ nhanh kết hợp với khả năng phân chia mạnh → số lượng tế bào tăng một cách nhanh chóng.
4. Bài tập tự luyện:
Câu 1: Kích thước nhỏ đem lại ưu thế gì cho các tế bào nhân sơ?
Tế bào nhỏ thì tỉ lệ S/V giữa diện tích bề mặt (màng sinh chất) (S) trên thể tích của tế bào (V) sẽ lớn. Tỉ lệ S/V lớn sẽ giúp tế bào trao đổi chất với môi trường một cách nhanh chóng làm cho tế bào sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn so với những tế bào có cùng hình dạng nhưng có kích thước lớn hơn. Ngoài ra, kích thước tế bào nhỏ thì sự khuếch tán các chất từ nơi này đến nơi kia trong tế bào cũng diễn ra nhanh hơn dẫn đến tế bào sinh trưởng nhanh và phân chia nhanh.
Câu 2: Trình bày cấu tạo của thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi của tế bào nhân sơ?
Phần lớn các tế bào nhân sơ đều có thành tế bào. Thành phần hóa học quan trọng cấu tạo nên thành tế bào của các loài vi khuẩn là peptiđôglican (cấu tạo từ các chuỗi cacbohiđrat liên kết với nhau bằng các đoạn pôlipeptit ngắn). Thành tế bào quy định hình dạng của tế bào. Dựa vào cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế bào, vi khuẩn được chia thành 2 loại: Gram dương và Gram âm.
Bên dưới lớp thành tế bào là một lớp màng sinh chất được cấu tạo từ lớp kép phôtpholipit và prôtêin. Một số loại vi khuẩn, bên ngoài thành tế bào còn có một lớp vỏ nhầy giúp vi khuẩn tăng sức tự vệ hay bám dính vào các bề mặt, gây bệnh…
Ngoài ra, ở một số vi khuẩn còn có lông và roi. Lông có chức năng như những thụ thể tiếp nhận các virut hoặc có thể giúp vi khuẩn trong quá trình tiếp hợp, một số vi khuẩn gây bệnh ở người thì lông giúp chúng bám được vào bề mặt tế bào người. Roi có chức năng giúp vi khuẩn di chuyển.
Câu 3: Trình bày cấu tạo và chức năng của tế bào chất ở sinh vật nhân sơ?
Tế bào chất là vùng nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân. Tế bào chất gồm có hai thành phần chính: bào tương (một dạng chất keo bán lỏng chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ khác nhau) và ribôxôm cùng một số cấu trúc khác. Ribôxôm là bào quan được cấu tạo từ prôtêin, rARN và không có màng bao bọc. Đây là nơi tổng hợp nên các loại prôtêin của tế bào. Ribôxôm của vi khuẩn có kích thước nhỏ hơn ribôxôm của tế bào nhân thực.
Tế bào chất của vi khuẩn không có: hệ thống nội màng, các bào quan có màng bao bọc và khung tế bào.
Câu 4: Sự khác nhau giữa cấu tạo thành tế bào vi khuẩn Gram dương và Gram âm?
Thành tế bào của 2 nhóm vi khuẩn Gram dương và Gram âm khác nhau ở những điểm chủ yếu sau:
Gram dương | Gram âm |
– Không có màng ngoài – Lớp peptiđôglican dày – Có axit teicoic – Không có khoang chu chất | – Có màng ngoài – Lớp peptiđôglican mỏng – Không có axit teicoic – Có khoang chu chất |
THAM KHẢO THÊM: