Nghiện ma túy được hiểu như thế nào? Xác định tình trạng nghiện ma túy? Có bao nhiêu hình thức, biện pháp cai nghiện ma túy?
Hiện nay, các tệ nạn xã hội như trộm cắp, cướp giật, đặc biệt là tỷ lệ người nghiện hút ma túy ngày càng phổ biến không chỉ tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mà len lỏi đến từng vùng thôn quê kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Vậy, nghiện ma túy được hiểu như thế nào? Có bao nhiêu hình thức, biện pháp cai nghiện ma túy?
Cơ sở pháp lý:
– Luật phòng, chống ma túy năm 2021;
– Nghị định 105/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật phòng chống ma túy;
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Nghiện ma túy được hiểu như thế nào?
Ma túy được hiểu là chất kích thích thần kinh gây cho người sử dụng cảm giác như hưng phấn, giảm đau, dễ chịu,… sau nhiều lần sử dụng sẽ gây nghiện. Chất ma túy là chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành.
Nghiện ma túy được hiểu là việc sử dụng ma túy diễn ra bình thường, hàng ngày. Người nghiện ma túy là người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này.
Nghiện ma túy có thể thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như ma túy có nguồn gốc tự nhiên như nghiện thuốc phiện,… nghiện các loại ma túy bán tổng hợp như là heroin, nghiện ma túy tổng hợp như nghiện thuốc lắc, ma túy đá.
Nghiện ma túy do nhiều nguyên nhân khác nhau như: giảm đau, thư giãn, giải trí, giúp cho con người ta trở nên tỉnh táo,…Rất ít khi người nghiện chỉ sử dụng một loại ma túy mà họ sẽ pha trộn nhiều loại ma túy chung với nhau để đạt được cảm giác hưng phấn nhiều nhất có thể khi dùng ma túy.
Hiện nay, phổ biến với tất cả những người nghiện ma túy đều có biểu hiện chung là hội chứng thiếu, đói thuốc. Hội chứng này xuất hiện khi người nghiện ngưng sử dụng ma túy khi trước đó đã sử dụng rất nhiều hoặc sử dụng trong thời gian dài nhưng bây giờ không còn khả năng để tiếp tục mua thuốc sử dụng nữa. Khi có ít nhất ba trong các biểu hiệu sau (sau liều cuối khoảng tám đến mười hai giờ) thì được chẩn đoán hội chứng cai: Lo lắng, bất an, buồn bã, cáu gắt, giận dữ; Đau nhức cơ; Buồn nôn hoặc nôn;…
2. Xác định tình trạng nghiện ma túy:
(1) Người sử dụng trái phép chất ma túy không có nơi cư trú ổn định;
(2) Người sử dụng trái phép chất ma túy đang trong thời gian quản lý bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy;
(3) Người đang trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn do có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy hoặc trong thời hạn 01 năm kể từ ngày chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn do có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy mà bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy;
(4) Người đang trong thời gian quản lý sau cai nghiện ma túy bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy;
(5) Người tự nguyện xác định tình trạng nghiện ma túy.
Công an cấp xã nơi phát hiện người thuộc trường hợp (1), (2), (3), (4) lập hồ sơ đề nghị cơ sở y tế có thẩm quyền xác định tình trạng nghiện ma túy.
Trường hợp công an cấp huyện, công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện hoặc trong quá trình điều tra, thụ lý các vụ việc vi phạm pháp luật mà phát hiện trường hợp hợp (1), (2), (3), (4) thì cơ quan công an đang thụ lý lập hồ sơ đề nghị cơ sở y tế có thẩm quyền xác định tình trạng nghiện ma túy.
Khi có kết quả xác định tình trạng nghiện ma túy, cơ sở y tế có trách nhiệm gửi ngay kết quả đến cơ quan đề nghị, người được xác định tình trạng nghiện ma túy.
Người được đề nghị xác định tình trạng nghiện ma túy có quyền và trách nhiệm sau đây:
– Chấp hành nội quy, quy chế của cơ sở xác định tình trạng nghiện ma túy; khai báo trung thực với nhân viên y tế về tiền sử sử dụng ma túy, các biểu hiện của việc sử dụng ma túy;
– Được bảo đảm danh dự, nhân phẩm; hỗ trợ đi lại, ăn ở, điều trị hội chứng cai và các bệnh kèm theo trong thời gian xác định tình trạng nghiện ma túy;
– Người từ đủ 18 tuổi trở lên hoặc cha, mẹ, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp của người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi thuộc trường hợp hợp (1), (2), (3), (4) khi nhận được kết quả xác định là nghiện ma túy có trách nhiệm đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện theo quy định tại Điều 28 của Luật này hoặc đăng ký điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế trong trường hợp nghiện các chất dạng thuốc phiện với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú,…
3. Có bao nhiêu hình thức, biện pháp cai nghiện ma túy?
Hiện nay, căn cứ theo Điều 28 Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 quy định các biện pháp cai nghiện ma túy như sau:
3.1. Cai nghiện ma túy tự nguyện:
Căn cứ theo Điều 30 Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 quy định về cai nghiện ma túy tự nguyện như sau:
Cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng được hiểu là việc người nghiện ma túy thực hiện cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng với sự hỗ trợ chuyên môn của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy, sự phối hợp, trợ giúp của gia đình, cộng đồng và chịu sự quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Biện pháp này được thực hiện tại gia đình, cộng đồng hoặc tại cơ sở cai nghiện ma túy.
Thời hạn cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng là từ đủ 06 tháng đến 12 tháng.
Người cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng khi hoàn thành ít nhất 03 giai đoạn dưới đây và được hỗ trợ kinh phí:
– Giai đoạn 1; Tiếp nhận, phân loại;
– Giai đoạn 2: Điều trị cắt cơn, giải độc, điều trị các rối loạn tâm thần, điều trị các bệnh lý khác;
– Giai đoạn 3: Giáo dục, tư vấn, phục hồi hành vi, nhân cách;
Trách nhiệm của Người cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng như sau:
– Thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về cai nghiện ma túy tự nguyện và tuân thủ hướng dẫn của cơ quan chuyên môn;
– Nộp chi phí liên quan đến cai nghiện ma túy theo quy định.
Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:
– Tiếp nhận đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng;
– Hướng dẫn, quản lý người cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng;
– Cấp giấy xác nhận hoàn thành cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng.
Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm sau:
– Giao nhiệm vụ cho các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền trên địa bàn cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng;
– Tiếp nhận đăng ký và công bố danh sách tổ chức, cá nhân đủ điều kiện cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng;
– Thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã danh sách tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng;
– Bố trí kinh phí hỗ trợ công tác cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng;
– Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng.
Cơ sở cai nghiện ma túy, tổ chức, cá nhân đủ điều kiện cung cấp một hoặc nhiều hoạt động cai nghiện theo quy trình cai nghiện ma túy: Tiếp nhận, phân loại; Điều trị cắt cơn, giải độc, điều trị các rối loạn tâm thần, điều trị các bệnh lý khác; Giáo dục, tư vấn, phục hồi hành vi, nhân cách; Lao động trị liệu, học nghề; Chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng thì được cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng và có trách nhiệm sau đây:
– Tiếp nhận và tổ chức thực hiện cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng;
– Thực hiện đúng quy trình chuyên môn nghiệp vụ theo quy định của cơ quan có thẩm quyền;
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày người cai nghiện ma túy sử dụng dịch vụ hoặc tự ý chấm dứt việc sử dụng dịch vụ hoặc hoàn thành dịch vụ phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng.
Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện thì được đăng ký cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3.2. Cai nghiện ma túy bắt buộc:
Căn cứ theo Điều 31 Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 quy định về cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện ma túy như sau:
Biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc được thực hiện tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập.
Thời hạn cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy là từ đủ 06 tháng đến 12 tháng.
Người cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy khi hoàn thành ít nhất 03 giai đoạn sau được hỗ trợ kinh phí:
– Giai đoạn 1; Tiếp nhận, phân loại;
– Giai đoạn 2: Điều trị cắt cơn, giải độc, điều trị các rối loạn tâm thần, điều trị các bệnh lý khác;
– Giai đoạn 3: Giáo dục, tư vấn, phục hồi hành vi, nhân cách;
Người cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy có trách nhiệm sau đây:
– Thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về cai nghiện ma túy tự nguyện và tuân thủ hướng dẫn của cơ quan chuyên môn;
– Nộp chi phí liên quan đến cai nghiện ma túy theo quy định của pháp luật. Trường hợp người cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập mà có hoàn cảnh khó khăn được xét giảm hoặc miễn chi phí phải nộp.
Trách nhiệm Cơ sở cai nghiện ma túy phải tiến hành cấp giấy xác nhận hoàn thành cai nghiện ma túy tự nguyện cho người cai nghiện ma túy.
Ngoài ra, Đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính sau đó được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Căn cứ theo Điều 32 Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 quy định về vấn đề này như sau:
– Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của
– Không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự nguyện;
– Trong thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy;
– Người nghiện ma túy các chất dạng thuốc phiện không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế hoặc bị chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế do vi phạm quy định về điều trị nghiện;
– Trong thời gian quản lý sau cai nghiện ma túy mà tái nghiện.
3.3. Cai nghiện ma túy cho người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi:
Căn cứ theo Điều 33 Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 quy định riêng về cai nghiện ma túy cho người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi như sau:
Người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(i) Không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự nguyện;
(ii) Trong thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy;
(iii) Người nghiện ma túy các chất dạng thuốc phiện không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế hoặc bị chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế do vi phạm quy định về điều trị nghiện.
Người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có trách nhiệm sau đây:
– Phải tuân thủ các quy định về cai nghiện ma túy bắt buộc, nội quy, quy chế và chịu sự quản lý, giáo dục, điều trị của cơ sở cai nghiện bắt buộc;
– Tham gia các hoạt động điều trị, chữa bệnh, giáo dục, tư vấn, học văn hóa, học nghề, lao động trị liệu và các hoạt động phục hồi hành vi, nhân cách.
Thời hạn cai nghiện ma túy bắt buộc đối với người nghiện ma túy: từ đủ 06 tháng đến 12 tháng.
Cần lưu ý rằng, việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc do