Nợ xấu là gì và CIC là gì, vì sao khi tham gia vay tín chấp, vay tiêu dùng tại ngân hàng thì chúng ta phải lưu ý về vấn đề trả nợ chậm thanh toán. Cùng bài viết tìm hiểu về CIC? Nếu rơi vào nợ xấu ngân hàng có vay vốn được không?
Mục lục bài viết
1. CIC là gì?
CIC là tổ chức sự nghiệp Nhà nước thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có chức năng thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước; thực hiện các dịch vụ thông tin ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật.
CIC đóng vai trò quan trọng để đảm bảo hạn chế rủi ro tín dụng Quốc gia với chức năng chính sau:
- Đăng ký thông tin tín dụng quốc gia
- Thu nhận, xử lý, lưu trữ và phân tích thông tin tín dụng quốc gia
- Đưa ra cảnh báo, biện pháp để phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng
- Lập các tiêu chí chấm điểm, xếp hạng tín dụng với cá nhân, tổ chức hoạt động trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam để cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng, tổ chức tín dụng
- Cung cấp sản phẩm về thông tin, xếp hạng tín dụng theo quy định của pháp luật.
CIC là viết tắt của từ Credit Information Center hay còn gọi là Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam. CIC là tổ chức sự nghiệp Nhà nước thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Hiện CIC đang lưu giữ thông tin của hơn 30 triệu khách hàng vay vốn tại Việt Nam.
Các ngân hàng, tổ chức tín dụng sẽ cung cấp cho CIC thông tin về các khoản vay tiền, tên người vay, tổ chức vay và quá trình thanh toán khoản vay đó. Sau đó, CIC sẽ tổng hợp chúng thành một cơ sở dữ liệu thống nhất phản ánh lịch sử tín dụng của từng cá nhân/doanh nghiệp.
Trước khi cấp tín dụng cho bất kỳ khách hàng nào thì các tổ chức tín dụng sẽ tra cứu thông tin của khách hàng đó trên CIC xem có nợ xấu hay không. Dựa vào thông tin CIC cung cấp, các tổ chức tín dụng sẽ quyết định có cho khách hàng đó vay vốn hay không.
Nói cách khác CIC là hoạt động như một cuốn sổ, ghi chép các cá nhân, doanh nghiệp về thông tin các khoản vay với phía ngân hàng, và là kho thông tin để ngân hàng truy xuất khi quyết định cho một cá nhân hay doanh nghiệp nào nó vay vốn hay không. Thông tin các khoản vay của khách hàng từng đi vay sẽ được hệ thống CIC chia thành 5 nhóm:
● Nhóm 1: Dư nợ cho vay đủ tiêu chuẩn. Là những khoản nợ được đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn. Trường hợp quá hạn trả nợ từ 1-10 ngày vẫn được nằm trong nhóm 1 nhưng sẽ bị phạt lãi.
● Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý Liệt kê danh sách các khoản vay đáo hạn hạn muộn tù 10-90 ngày.
● Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn Gồm nhóm các khoản nợ quá hạn từ 90 -180 ngày.
● Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ Là các khoản nợ trong nhóm quá hạn từ 181 – 360 ngày.
● Nhóm 5: Nhóm dư nợ có khả năng mất vốn (nhóm nợ xấu). Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.
Việc phân loại các nhóm nợ giúp hệ thống CIC xác định đâu là nhóm nợ xấu, đâu là cá nhân có lịch sử vay không đạt tiêu chuẩn, từ đó giúp các Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng đơn vị đưa ra giải pháp xử lý.
2. Nợ xấu là gì?
Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại từ nhóm 3 (dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (khả năng mất vốn cao). Hay nói cách khác, nợ xấu là các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày, đồng thời quy định các ngân hàng thương mại căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp.
Như vậy nợ xấu được xác định theo 2 yếu tố: Đã quá hạn trên 90 ngày và khả năng trả nợ đáng lo ngại. Đây được coi là định nghĩa của chung trong giới tín dụng chuyên ngành.
Nợ xấu là một điều không đáng có ở lĩnh vực tín dụng, nhưng nó lại liên tục xảy ra khiến cho các đơn vị tài chính phải lao đao để xoay sở vòng vốn lưu động. Dù vẫn hiểu mọi thứ trên đời đều có mặt tốt và mặt xấu, tuy nhiên vẫn phải hạn chế mặt xấu ở mức tối đa nhất có thể.
Hãy tham khảo những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu để mà rút kinh nghiệm nhé:
- Vô tư quên thời hạn thanh toán, thanh toán chậm các khoản nợ bao gồm gốc và lãi cho ngân hàng hoặc đơn vị tài chính.
- Không kiểm soát tốt được dòng tiền, sử dụng vốn không có kế hoạch. Cho đến kỳ hạn thanh toán thì không có đủ tiền để trả nợ.
- Xem nhẹ việc trả chậm, với tâm lý “trả chậm một chíu thì đâu có ảnh hưởng gì!”. Rất sai lầm khi suy nghĩ thiển cận như vậy.
- Không thanh toán số tiền tối thiểu cho thẻ tín dụng theo quy định của ngân hàng.
- Chi vượt hạn mức thấu chi tài khoản nhưng không đủ tiền để trả nợ khi đến hạn.
- Mua hàng trả góp vượt quá ngưỡng chi trả và vượt qua chi phí tiêu dùng. Khiến bạn mất khả năng thanh toán các khoản vay.
3. Rơi vào nợ xấu ngân hàng có vay vốn được không?
Khi vay tín chấp (vay tiêu dùng, vay trả góp,…) hay vay thế chấp (vay kinh doanh, vay mua nhà, mua ô tô…) tại Ngân hàng hay Tổ chức tài chính, thì tổ chức tín dụng sẽ cung cấp cho CIC thông tin về các khoản vay, tên người vay, và quá trình thanh toán khoản vay đó. Sau đó, CIC sẽ tổng hợp chúng thành một cơ sở dữ liệu thống nhất phản ánh lịch sử tín dụng của từng cá nhân.
Đối với nợ nhóm 1 và nhóm 2
Với nhóm 1 tùy từng mức độ trả quá hạn có thường xuyên hay không. Nếu xảy ra thường xuyên và liên tục hoặc tổ chức tín dụng đánh giá khả năng thanh toán không tốt thì có thể trả chậm từ 5 đến 7 ngày cũng có thể rơi vào nợ nhóm 2.
Theo đó, ranh giới giữa nhóm 1 và nhóm 2 cũng có thể dễ chuyển sang nhóm nợ xấu là nhóm 3 hoặc nhóm 4 hay nhóm 5. Do đó, mức độ của mỗi tổ chức tín dụng đánh giá sẽ có khác nhau. Đương nhiên, ranh giới giữa các nhóm nợ cũng có thể thay đổi tùy mức độ của từng khách hàng và sự đánh giá của tổ chức đó, chứ không hẳn như quy định các nhóm nợ trên đối với ngày trả quá hạn.
Hiện tại không có một ngân hàng nào hỗ trợ khách hàng bị CIC nhóm 2 và bạn chỉ có thể vay được tại một số công ty tài chính Prudential Finance, FE Credit… Tuy nhiên tùy từng trường hợp vì sao trả chậm, lý do là gì và chứng minh ở tổ chức cho vay thì tổ chức đó mới hỗ trợ cho bạn vay vốn được.
Đối với nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5
Nếu như bạn rơi vào nợ xấu nhóm 3 đến nhóm 5 thì tất cả các ngân hàng và công ty tài chính sẽ không cấp tín dụng cho bạn dưới bất cứ hình thức nào và nên chú ý rằng bạn phải đợi đến 02 năm thì tình trạng của bạn trong hệ thống mới trở lại bình thường và được xét duyệt vay vốn.
Đặc biệt, một số ngân hàng có hệ thống kiểm soát rủi ro khắt khe, khi bạn chạm mức 3 thì không bao giờ ngân hàng đó cấp tín dụng cho bạn nữa, cho dù là bao nhiêu năm đã qua đi nữa.
Rơi vào nợ xấu có ảnh hưởng gì không?
Sau khi hiểu được chức năng CIC là gì, bạn nên xây dụng thói quen tiêu dùng tín dụng đúng cách. Tránh rủi ro bị tình trạng nợ xấu ảnh hưởng trực tiếp đến điểm tín dụng và cơ hội vay vốn tại các ngân hàng hay tổ chức tính dụng.
Đối với trường hợp bạn rơi vào nhóm nợ xấu, khả năng được xét duyệt hồ sơ vay vốn ngân hàng của bạn sẽ rất thấp. Tùy thuộc vào nhóm nợ xấu, sẽ có mức độ ảnh hưởng khác nhau.
Trên thực tế, ngân hàng Standard Chartered vẫn hỗ trợ khách hàng nợ xấu nhóm 2. Và hầu hết tất cả các ngân hàng sẽ không hỗ trợ vay tiền dưới bất kỳ hình thức nào nếu bạn nằm trong nhóm nợ xấu 3 đến 5.
Điểm tín dụng của bạn trên hệ thống CIC sẽ được lưu giữ 5 năm, tức là bạn sẽ không được hỗ trợ vay vốn ngân hàng trong 5 năm đó nếu có nợ xấu.
4. Lời khuyên để tránh rơi vào nhóm nợ quá hạn:
Trước khi đi vay tại ngân hàng hoặc các công ty tài chính, khách hàng nên tự đánh giá khả năng và phương án trả nợ thiết thực, tránh rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán nếu chẳng may có biến cố bất ngờ xảy ra.
Khi nhận được vốn vay, bạn nên lên kế hoạch sử dụng vốn vay hiệu quả đúng với mục đích nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, mang về lợi nhuận cho cá nhân/doanh nghiệp.
Nâng cao ý thức trong vấn đề sử dụng vốn vay và thời gian trả nợ. Nhiều chủ doanh nghiệp/cá nhân có đủ khả năng tài chính nhưng lại chần chừ không trả nợ cho ngân hàng với tư tưởng đóng trễ vài ngày không thành vấn đề. Tuy nhiên, theo quy định chặt chẽ của hệ thống ngân hàng hiện nay, chỉ cần đóng trễ một ngày, khoản nợ của khách hàng đã bị xếp vào nợ quá hạn.
Lưu ý ngày thanh toán trên hợp đồng. Thông thường, ngày thành toán trên
Trong trường hợp bạn không may mất nguồn thu nhập và không thể trả nợ đúng như cam kết thì hãy liên hệ với nhân viên ngân hàng để thảo luận và tìm ra phương án trả nợ tối ưu nhất. Đừng chạy trốn ngân hàng bằng cách chấm dứt liên lạc vì ngân hàng có thể kiện bạn ra tòa để giải quyết khoản vay.
Kết luận: Trước khi vay tín chấp hay vay thế chấp, bạn nên xem trước mình phải trả mỗi tháng là bao nhiêu. Sau khi đánh giá nhu cầu của mình cũng như mức thu nhập hiện tại bạn ấn định mức vay mà chi phí trả nợ mỗi tháng không quá 50% thu nhập để bảo đảm cuộc sống. Khi đó nguồn thu nhập chính của bạn bị gián đoạn hay cắt giảm bạn cũng có thể xoay xở để duy trì được việc trả nợ.