Chuyển từ chứng minh thư nhân dân sang thẻ căn cước công dân của sĩ quan. Thủ tục cấp thẻ căn cước công dân.
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư, tôi là sĩ quan quân đội vừa rồi tôi có mất chứng minh nhân dân, mà theo quy định mới tôi được biết là cần có giấy xác nhận của thủ trưởng đơn vị và chứng minh sĩ quan, mà chứng minh sĩ quan bị mất thì có làm được căn cước công dân khi không có chứng minh sĩ quan được không ạ. Mong luật sư tư vấn cho tôi. Xin chân thành cảm ơn?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Nghị định số 137/2015/NĐ-CP.
2. Giải quyết vấn đề:
– Căn cứ Điều 3 Nghị định 130/2008/NĐ-CP về giấy chứng minh sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam quy định như sau:
“Điều 3. Cấp lại, đổi, thu hồi Giấy chứng minh sĩ quan
1. Giấy chứng minh sĩ quan được cấp lại khi bị mất, được đổi khi bị hỏng, hết hạn sử dụng hoặc có thể thay đổi về:
a) Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, dân tộc, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú;
b) Khi được thăng hoặc bị giáng cấp bậc quân hàm của sĩ quan cấp Úy, cấp Tá, cấp Tướng.
2. Giấy chứng minh sĩ quan phải được thu hồi khi:
a) Sĩ quan được đổi Giấy chứng minh sĩ quan;
b) Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ; chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng; bị kỷ luật tước quân hàm sĩ quan.”
Như vậy, căn cứ vào Khoản 1 Điều 3 Nghị định 130/2008/NĐ-CP về giấy chứng minh sỹ quan quân đội nhân dân Việt Nam nêu trên thì giấy chứng minh sỹ quan quân đội nhân dân có thể được cấp lại khi bị mất. Trong trường hợp bạn đã bị mất giấy chứng minh sỹ quan quân đội thì bạn lên phía đơn vị bạn công tác đề nghị xin cấp lại giấy chứng minh sỹ quan quân đội nhân dân.
>>> Luật sư tư vấn chuyển đổi từ chứng minh thư sang căn cước công dân: 1900.6568
– Căn cứ Điều 14 Thông tư 07/2016/TT-BCA về quy định chi tiết một số điều của luật căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật căn cước công dân như sau:
“Điều 14. Cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho người đang ở trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân
1. Đối với những công dân trong biên chế chính thức của Quân đội nhân dân. Công an nhân dân đang ở tập trung trong doanh trại, nhà tập thể chưa đăng ký thường trú tại một địa chỉ xác định khi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân có trách nhiệm làm đầy đủ các thủ tục theo quy định tại Điều 12, Điều 13 Thông tư này. Riêng việc xuất trình sổ hộ khẩu được thay bằng giấy chứng minh do Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân cấp; trường hợp chưa có giấy chứng minh do Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cấp thì xuất trình quyết định tuyển dụng, điều động hoặc phân công công tác.
Đối với các trường hợp nêu trên, khi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cần kèm theo
giấy giới thiệu của thủ trưởng đơn vị và mục nơi thường trú trên thẻ Căn cước công dân được ghi theo địa chỉ trụ sở đơn vị nơi công dân đang trực tiếp công tác.2. Thẩm quyền cấp giấy giới thiệu cho người đang ở trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân để làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân là thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp cán bộ, chiến sỹ đó (ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu); đối với đơn vị trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân không được sử dụng con dấu riêng thì người cấp giấy giới thiệu là thủ trưởng đơn vị cấp trên trực tiếp của đơn vị đó được sử dụng con dấu riêng; Người cấp giấy giới thiệu làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân phải chịu trách nhiệm cấp đúng đối tượng theo quy định.
3. Trường hợp công dân trong biên chế chính thức của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đã đăng ký thường trú tại một địa chỉ xác định thì việc cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân thực hiện như đối với công dân khác.”
Đối với sỹ quan quân đội nhân dân Việt Nam, thủ tục làm căn cước công dân phải theo quy định tại Điều 14