Chuyển ngạch công chức làm việc tại phòng tổ chức hành chính. Công chức được chuyển ngạch phải có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chao Luật sư! Em là y sỉ nhưng vị trí làm việc của em la Phòng Tổ chức Hành chính. Hiện tại em dang học Luật từ xa. Xin hỏi Luật sư: sau khi em học xong ngành Luật em có chuyển từ bằng cấp y sĩ sang bằng cấp luật (CN.Luật) được không. nếu được, xin Luật sư hướng dẫn dùm em về Văn bản, Thông tư, Nghị định…nào. để em cập nhật và nghiên cứu. xin chân thành cám ơn Luật sư. (Bệnh viện em chưa có ai chuyên ngành làm việc ở Phong Tổ chức Hành chính. chủ yếu là y sĩ và vị trí lam việc giống như em vậy)?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Luật cán bộ công chức năm 2008
2. Nội dung tư vấn:
Nếu bạn đang là công chức công tác trong ngành y. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.). Căn cứ quy định tại Điều 43, Luật cán bộ công chức năm 2008 như sau:
“Điều 43.Chuyển ngạch công chức
1. Chuyển ngạch là việc công chức đang giữ ngạch của ngành chuyên môn này được bổ nhiệm sang ngạch của ngành chuyên môn khác có cùng thứ bậc về chuyên môn, nghiệp vụ.
2. Công chức được chuyển ngạch phải có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch được chuyển và phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
3. Công chức được giao nhiệm vụ không phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch công chức đang giữ thì phải được chuyển ngạch cho phù hợp.
4. Không thực hiện nâng ngạch, nâng lương khi chuyển ngạch.”
Và căn cứ Điều 28, Nghị định 24/2010/NĐ-CP như sau:
“Điều 28. Chuyển ngạch công chức
1. Việc chuyển ngạch công chức được thực hiện khi công chức thay đổi vị trí việc làm hoặc theo quy định phải chuyển đổi vị trí công tác mà ngạch công chức đang giữ không phù hợp với yêu cầu ngạch công chức của vị trí việc làm mới.
2. Công chức chuyển ngạch phải đáp ứng tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của ngạch được chuyển.
>>>
3. Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức căn cứ quy định tại Điều 43 Luật Cán bộ, công chức, đề nghị cơ quan quản lý công chức quyết định chuyển ngạch công chức.
4. Khi chuyển ngạch không được kết hợp nâng ngạch, nâng bậc lương. “
Theo đó bạn có thể chuyển ngạch công chức có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch được chuyển và phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn được giao và ngạch muốn chuyển và ngạch cũ phải có cùng thứ bậc về chuyên môn, nghiệp vụ (cùng trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học…). Nếu đủ điều kiện trên thì bạn cần đề nghị với cơ quan sử dụng cán bộ, công chức (cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao thẩm quyền quản lý, phân công, bố trí, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức) đề nghị cơ quan quản lý cán bộ, công chức (cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao thẩm quyền tuyển dụng, bổ nhiệm, nâng ngạch, nâng lương, cho thôi việc, nghỉ hưu, giải quyết chế độ, chính sách và khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức) quyết định chuyển ngạch công chức.
Nếu giữa ngạch muốn chuyển và ngạch cũ không có cùng thứ bậc về chuyên môn, nghiệp vụ thì bạn sẽ thực hiện chuyển loại công chức. Theo tinh thần của Mục II, Thông tư 07/2007/TT-BNV đã hết hiệu lực thi hành để được chuyển loại công chức thì bạn phải đáp ứng đủ điều kiện:
– Cơ quan, đơn vị có vị trí, nhu cầu trên cơ sở cơ cấu công chức của cơ quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
– Thời gian thâm niên đối với mỗi trường hợp khi xét chuyển loại công chức;
+ Công chức loại C chuyển sang công chức loại B phải có thời gian làm việc liên tục ở vị trí của công chức loại C là 3 năm (đủ 36 tháng);
+Công chức loại B chuyển sang công chức loại A phải có thời gian làm việc liên tục ở vị trí của công chức loại B là 3 năm (đủ 36 tháng);
+ Công chức loại C chuyển sang công chức loại A phải có thời gian làm việc liên tục ở vị trí của công chức loại C là 5 năm (đủ 60 tháng);
– Đạt yêu cầu trình độ về văn bằng, chứng chỉ và tiêu chuẩn nghiệp vụ quy định của ngạch công chức ứng với loại công chức xét chuyển;
– Hoàn thành tốt các nghĩa vụ, nhiệm vụ công chức;
– Không trong thời gian đang thi hành kỷ luật.
Tuy nhiên taị Thông tư 13/2010/TT-BNV hướng dẫn thi hành Nghị định 24/2010/NĐ-CP thay thế cho Thông tư 07/2007/TT-BNV thì không còn quy định này nữa.
Nếu bạn đang là viên chức công tác trong ngành y (Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật). Sau khi hết