Chuyển hóa tội phạm hiện nay chưa được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật, tuy nhiên là vấn đề trên thực tế áp dụng rất phổ biến. Vậy chuyển hóa tội phạm là gì? Các trường hợp chuyển hóa?
Mục lục bài viết
1. Chuyển hóa tội phạm là gì?
Bộ luật hình sự hay các văn bản pháp luật khác hiện nay chưa có định nghĩa cụ thể thế nào là chuyển hóa tội phạm. Vấn đề chuyển hóa tội phạm không quy định trong luật nhưng thực tế trong quá trình xét xử tại Tòa án vẫn được Hội đồng thẩm phán, Tòa án nhân dân tối cáo hay Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng như các cơ quan liên quan áp dụng.
Theo quy định của Bộ luật hình sự, tội phạm chính là hành vi nguy hiểm cho xã hội do cá nhân hoặc pháp nhận thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý và xâm phạm đến những quan hệ xã hội được bảo vệ bởi pháp luật. Dựa trên quy định pháp luật về hình sự, nếu đối tượng có hành vi vi phạm đáp ứng đủ 04 yếu tố gồm mặt khách thể, mặt khách quan, mặt chủ thể, yếu tố lỗi thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đó.
Nhưng trên thực tế, theo kinh nghiệm xử lý án hình sự thì diễn biến của một hành vi phạm tội sẽ không phải khi nào cũng sẽ đồng nhất với hành vi được quy định trong Bộ luật hình sự. Cụ thể là có hành vi sẽ đáp ứng cấu thành tội phạm của nhiều tội khác nhau. Khi đó, hành vi sau có thể có mức độ nguy hiểm cao hơn so với hành vi ban đầu. Như vậy có việc chuyển hóa tội phạm, tức là trường hợp xác định tội danh dựa trên hành vi ban đầu sẽ không đúng, không quy được hết trách nhiệm cho đối tượng thực hiện hành vi vi phạm.
2. Các trường hợp chuyển hóa tội phạm:
Trên thực tế, vấn đề chuyển hóa tội phạm sẽ thường được áp dụng đối với loại tội xâm phạm đến quyền sở hữu. Dưới đây là một số trường hợp chuyển hóa tội phạm như sau:
* Chuyển hóa tội trộm cắp tài sản thành tội cướp tài sản:
Hành vi của tội trộm cắp tài sản là đối tượng có hành vi lén lút đối với chủ sở hữu tài sản nhưng chưa lấy được tài sản đó thì đã bị phát hiện hoặc trường hợp chưa bị phát hiện, tuy nhiên có hành vi dùng vũ lực đối với nhạn nhân với mục đích là để lấy tài sản và tẩu thoát đi.
Ví dụ: A vào phòng trọ của B, thấy B đang ngủ, A lén lút mở khóa tủ cạnh giường của B để lấy trộm ví của B. Nhưng vừa mở tủ đã bị A tỉnh dậy phát hiện và hô hoán. B đã bóp cổ A và đe dọa nếu hô hoán sẽ giết chết A, sau đó B lấy được ví và chạy đi.
=> Như vậy, hành vi trên của A đã chuyển hóa từ tội trộm cắp tài sản sang tội cướp tài sản.
*Chuyển hóa từ tội trộm cắp tài sản thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
Hành vi của tội trộm cắp tài sản là đối tượng có hành vi lén lút đối với chủ sở hữu tài sản nhưng chưa lấy được tài sản đó, chưa bị phát hiện. Sau đó dùng hành vi gian đối như nói dối để người khác tin với mục đích chiếm đoạt bằng được tài sản đó.
Ví dụ: A vào phòng trọ của B lợi dụng thấy B đang ngủ, A lén lút lấy chiếc máy tính xách tay trên bàn học của B. Tuy nhiên ra khỏi phòng trọ thì thấy bạn của B về, A nói dối rằng máy tính đã mượn của B trước đó và B đã đồng ý vì máy tính của mình bị hỏng. Bạn của B cũng nghĩ thật nên đã bỏ qua. Sau đó, B đã mang chiếc máy tính đi cầm đồ tại cửa hàng lấy tiền là 6.000.000 đồng.
* Chuyển hóa từ tội trộm cắp tài sản thành tội cưỡng đoạt tài sản:
Đối tượng có hành vi lén lút đối với chủ sở hữu tài sản nhưng chưa lấy được tài sản đó, tuy nhiên có hành vi uy hiếp về mặt tinh thần hoặc hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc với mục đích để cho đối phương giao tài sản đó cho mình.
Ví dụ: A vào phòng trọ của B lợi dụng thấy B đang ngủ, A lén lút lấy chiếc máy tính xách tay trên bàn học của B. Tuy nhiên vừa định bỏ đi thì B tỉnh dậy và phát hiện. A đã dùng dao trên tay đe dọa B yêu cầu B đưa thêm ví tiền cho mình. Sau đó A đã chạy đi với chiếc máy tính và số tiền lấy được từ B.
=> Như vậy, hành vi trên của A đã chuyển hóa từ tội trộm cắp tài sản sang tội cưỡng đoạt tài sản.
* Chuyển hóa từ tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản sang tội cướp tài sản:
Đối tượng phạm tội ban đầu có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản, tuy nhiên sau đó có hành vi dùng vũ lực đối với nạn nhân để nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản đó đi.
Ví dụ: Do chơi game nhiều nên thiếu tiền, để thỏa mã việc có tiền chơi game, A đã sang phòng trọ của B với ý định mượn chiếc laptop của B để mang đi cầm đồ lấy tiền tiêu xài. B đã tin tưởng nghĩa rằng laptop của A hỏng nên đã cho A mượn. Sau đó, A mang laptop đi cầm nhưng không được, B sang đòi lại laptop nhưng A đã không giao, có hành vi đe dọa sẽ giết B và cầm theo laptop của B tẩu thoát.
=> Như vậy, hành vi trên của A đã chuyển hóa từ tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản sang tội cướp tài sản.
* Chuyển hóa từ tội cướp giật tài sản sang cướp tài sản:
Đối tượng thực hiện hành vi cướp giật tài sản và tại thời điểm thực hiện hành vi bị phát hiện ngay lập tức. Tuy nhiên, đối tượng thực hiện hành vi vi phạm đã dùng vũ lực tấn công người có tài sản như đánh đấm,… để mục đích là lấy tài sản đó.
Ví dụ: Trong hội chợ, A thấy B đang để ví tiền sau túi quần. A đã tiếp cận đến gần và giật ví của B, sau đó bỏ chạy nhưng đã bị B tóm vạt áo giằng co giữ lại. Tuy nhiên, A đã lấy dao từ trong túi ra khống chế lại B để lấy lại chiếc ví bằng được và tẩu thoát đi.
=> Như vậy, hành vi trên của A đã chuyển hóa từ tội cướp giật tài sản sang tội cướp tài sản.
3. Các yếu tố cấu thành tội phạm:
Mỗi tội phạm sẽ khác nhau về tính chất cũng như mức độ thể hiện, tuy nhiên tất cả các tội phạm sẽ có 04 yếu tố cấu thành chung bao gồm:
– Khách thể:
Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại. Khi đề cập đến tội phạm thì trước tiên cần phải xác định quan hệ xã hội mà luật hình sự bảo vệ bị xâm hại.
– Mặt khách quan:
Theo quy định, mặt khách quan của tội phạm chính là biểu hiện bên ngoài của tội phạm đó, cụ thể gồm:
+ Hành vi nguy hiểm cho xã hội: đây là dấu hiệu bắt buộc phải có ở mọi tội phạm. Hành vi có thể là hành động hoặc không hành động.
+ Hậu quả của hành vi nguy hiểm cho xã hội: yếu tố hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của một tội phạm.
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả.
+ Hoàn cảnh phạm tội.
+ Phương tiện phạm tội.
+ Công cụ phạm tội.
– Mặt chủ quan: mặt chủ quan của tội phạm bao gồm lỗi.
Lỗi là dấu hiệu bắt buộc ở tất cả các tội phạm.
+ Lỗi cố ý trực tiếp: tức là đối tượng thực hiện hành vi vi phạm nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
+ Lỗi cố ý gián tiếp: tức là đối tượng thực hiện hành vi vi phạm là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
+ Lỗi vô ý do cẩu thả: tức là đối tượng thực hiện hành vi vi phạm không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
+ Lỗi vô ý do quá tự tin: tức là đối tượng thực hiện hành vi vi phạm tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
– Chủ thể: chính là đối tượng thực hiện hành vi vi phạm. Theo quy định, người phạm tội phải là người đáp ứng đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đáp ứng về độ tuổi.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.