Chuyển giao quyền sở hữu là một vấn đề được rất ít người quan tâm khi soạn thảo hợp đồng giao dịch mua bán hàng hóa. Tuy nhiên có thể thấy trên thực tế chuyển giao sở hữu là một trong những yếu tố quan trọng trong Doanh nghiệp. Vậy để hiểu thêm về chuyển giao quyền sở hữu là gì?
Mục lục bài viết
1. Chuyển giao quyền sở hữu là gì?
Căn cứ theo quy định cụ thể tại Điều 192. Quyền định đoạt
” Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.”
Như vậy có thể thấy chuyển giao quyền sở hữu là một trong số các quyền được pháp luật ghi nhận và cho phép chủ sở hữu tài sản được làm. Hay cung có thể hiểu chuyển giao quyền sở hữu là sự dịch chuyển quyền sở hữu tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác thông qua hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương hoặc theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trên thực tế đời sống, việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản thường được thực hiện dưới các hình thức cụ thể như hợp đồng bán, tặng cho, để lại thừa kế tài sản.
2. Đặc điểm của chuyển giao quyền sở hữu:
Hiện nay dựa trên quy định của pháp luật dấn sự quy đinh chúng ta thấy một trong những đặc điểm của chuyển giao quyền sở hữu được thẻ hiện đó là chuyển giao quyền sở hữu dưới dạng một hợp đồng, có nghĩa là cả người mua và người bán đều bị ràng buộc về mặt pháp lí để thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng kí kết giữa các bên với nhau. Theo đó một trong hai bên không làm như vậy, bên kia có thể đưa bên vi phạm ra tòa để thực thi hợp đồng hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Ngoài ra việc chuyển giao quyền sở hữu còn có đặc điểm như chuyển giao quyền sở hữu đảm bảo rằng người mua được thông báo trước về bất kì hạn chế nào đối với tài sản, ví dụ cụ thể như liệu tài sản đó có đang bị thế chấp trên thực tế hay không, và đảm bảo cho người mua quyền sở hữu đầy đủ tính pháp lí đối với tài sả được chuyển giao đó. Nhiều người mua mua bảo hiểm quyền sở hữu để đề phòng tình huống gian lận trong quá trình chuyển giao quyền sở hữu đó cũng là giải pháp thiết thực để hạn chế những rủi ro không đáng có..
Một đặc điểm nữa đó là việc chuyển quyền sở hữu là cơ sở xác định chuyển rủi ro. Theo đó có thể thấy chủ sở hữu mặc nhiên là người phải chịu rủi ro trong trường hợp hàng hóa bị mất mát, hư hỏng, suy giảm giá trị. Rủi ro đó sẽ được chuyển giao từ chủ sở hữu cũ sang chủ sở hữu mới khi có sự dịch chuyển về quyền sở hữu. Bên cạnh đó thì việc xác định chuyển rủi ro như vậy không đơn giản trên thực tế và tồn tại nhiều biến thể cả về mặt pháp luật và mặt thực tiễn thi hành.
3. Các hình thức chuyển giao quyền sở hữu:
Căn cứ theo quy định tại điều 238. Chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người khác Bộ luật dân sự 2015 quy định cụ thể như sau:
” Khi chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người khác thông qua hợp đồng mua bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác theo quy định của pháp luật hoặc thông qua việc để thừa kế thì quyền sở hữu đối với tài sản của người đó chấm dứt kể từ thời điểm phát sinh quyền sở hữu của người được chuyển giao.”
Như vậy chúng ta có thể thấy có rất nhiều trường hợp với những hình thức khác nhau để có thể chuyển giao quyền sở hữu tài sản. có thể hiểu như sau:
Thứ nhất đối với hình thức chuyển giao quyền sở hữu trong
4. Thời điểm chuyển giao quyền sở hữu:
Thông thường thì đối với một hợp đồng mua bán hàng hóa thì trong hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu thì việc xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi vì thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa sẽ làm phát sinh các vấn đề pháp lý không chỉ với bên mua hay bên bán mà còn có thể tác động tới bên thứ ba. Bên cạnh đó sau thời điểm chuyển quyền sở hữu, bên bán sẽ chấm dứt quyền định đoạt đối với hàng hóa, ngược lại thi lại bên mua sẽ có được quyền của người chủ sở hữu đối với số hàng hóa đó, Theo đó nên thời điểm này, bên mua sẽ có thể bán lại hàng hóa cho một bên thứ ba, thế chấp, cầm cố hàng hóa,… cũng như chịu trách nhiệm trước bên thứ ba về những tổn thất do hàng hóa gây ra theo quy định của pháp luật hiện hành.
Chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa có thể hiểu đơn giản là việc bên bán chuyển quyền sở hữu, sử dụng, định đoạt đối với hàng hóa cho bên mua theo hợp đồng mua bán được kí kết bởi các bên. Với việc xác định quyền sở hữu đối với hàng hóa sẽ có ảnh hưởng đến việc xác định tài sản của doanh nghiệp, thực hiện thủ tục phá sản cũng như xác định trách nhiệm về rủi ro đối với hàng hóa.
Trên thực tế có thể thấy các quy định của Nhà nước được đặt ra trên cơ sở tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng với nhau, điều đó có nghĩa là các bên trong hợp đồng mua bán có quyền tự do thỏa thuận thời điểm chuyển giao quyền sở hữu đối với hàng hóa là đối tượng của hợp đồng đó và theo đó thì pháp luật chỉ can thiệp khi hai bên không đạt được thỏa thuận và không thê hòa giải với nhau về các thỏa thuận thực hiện nghĩa vụ đối với hợp đồng. Đặc biệt là đối với các hàng hóa được mua theo phương thức mua sau dùng thử thì trong thời gian dùng thử quyền sở hữu hàng hóa vẫn thuộc về bên bán. Dù vậy bên bán không thể bán, tặng cho, cho thuê,… trong thời gian dùng thử nên quyền này sẽ bị hạn chế. Chỉ khi bên mua đồng ý mua hàng hóa thì mới có thể xác định thời điểm phát sinh quyền sở hữu hàng hóa của bên mua.
Kết luận: Dựa trên những điều chúng tôi đã phân tích như trên có thể thấy trên thực tế về thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa, việc xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa trở nên phức tạp hơn nhiều. Bên cạnh đó cũng có thể thấy vấn đề này lại gây ảnh hưởng trực tiếp tới việc xử lý rủi ro về hư hỏng, mất mát hàng hóa, về quyền được đảm bảo thanh toán tiền hàng, quyền định đoạt hàng hóa của bên bán khi bên mua gặp vấn đề về tài chính,… Theo đó nên chúng tôi cho rằng khi giao kết hợp đồng mua bán, các bên cần thận trọng khi thỏa thuận về thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa để tránh gặp rủi ro và với thiệt hại không đáng có.