Quy định về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên? Quy định về công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên? Chuyển công ty TNHH 2 thành viên thành công ty TNHH 1 thành viên?
Trên thị trường nền kinh tế phát triển như hiện nay, có rất nhiều công ty, doanh nghiệp được thành lập với nhiều hình thức khác nhau như thành lập công ty cỏ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh,… mỗi một loại hình sẽ kèm theo cách thức thành lập khác nhau, phương thức chiến lược kinh doanh và tỷ lệ chịu rủi ro cũng khác nhau nhưng thay vào đó lại phù hợp với từng điều kiện cảu người thành lập để đem lại lợi nhuận mức cao nhất có thể.
Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
– Luật dầu tư
– Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
1. Quy định về công ty trạch nhiệm hữu hạn một thành viên
Thứ nhất, theo
– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
Từ quy định nêu trên, có thể rút ra những đặc điểm cơ bản của công ty TNHH một thành viên như sau:
– Là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu;
– Chủ sở hữu chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty;
– Có tư cách pháp nhân;
– Không được quyền phát hành cổ phần trừ khi chuyển đổi thành công ty cổ phần.
Thứ hai, thành viên công ty: Công ty chỉ do một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ sở hữu nên người đó sẽ nắm quyền điều hành, quản lý và chi phối trực tiếp đối với các hoạt động của công ty.
Thứ ba, về vốn điều lệ của công ty:
Vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.
Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Thời hạn góp vốn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp không góp đủ, Chủ sở hữu phải thực hiện thủ tục thay đổi vốn điều lệ của công ty TNHH 1 thành viên.
Thứ tư, về khả năng huy động vốn
Công ty TNHH một thành viên không có khả năng phát hành cổ phần. Tuy nhiên, hoạt động huy động vốn của công ty cũng khá đa dạng. Công ty có thể thông qua việc phát hành trái phiếu, vốn vay từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Hoặc Chủ sở hữu công ty tự góp thêm vốn vào.
Thứ năm, về tư cách pháp lý
Công ty TNHH một thành viên là tổ chức có tư cách pháp nhân.
Công ty sẽ có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Theo đó, Chủ sở hữu công ty có quyền góp vốn hoặc mua cổ phần của các doanh nghiệp khác. Công ty TNHH một thành viên có quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp các doanh nghiệp khác
2. Quy định về công ty trạch nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Theo điều 46
Về thành viên công ty:
Số lượng thành viên: Thành viên của công ty TNHH hai thành viên có tối thiểu là hai và tối đa không quá 50 thành viên.
Tư cách thành viên: Thành viên của công ty TNHH hai thành viên là cá nhân, tổ chức có thể có quốc tịch Việt Nam hoặc nước ngoài. Tuy nhiên cá nhân, tổ chức này không thuộc các trường hợp cấm thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp
Về vốn điều lệ của công ty
Theo khoản 1 điều 47
Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký dịch vụ thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp.
Về trách nhiệm tài sản của thành viên
Công ty tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình vì công ty có tư cách pháp nhân.
Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
Riêng đối với thời điểm thành lập công ty: Trong thời hạn góp vốn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc một thời hạn nhỏ hơn quy định tại điều lệ. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian này.
Về tư cách pháp nhân:
Công ty TNHH hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Do đó, công ty có thể nhân danh chính mình trong các giao dịch và hoạt động kinh doanh.
Theo đó, Công ty TNHH hai thành viên trở lên không được huy động vốn bằng việc phát hành cổ phần (khoản 3 điều 46 Luật Doanh nghiệp) vì cổ phần và cổ phiếu là đặc trưng riêng của mô hình công ty cổ phần nhằm huy động vốn. Tuy nhiên, Công ty TNHH hai thành viên trở lên vẫn có thể áp dụng các phương thức huy động vốn:
– Tăng vốn điều lệ công ty bằng cách kết nạp thêm thành viên mới tuy nhiên không quá 50 thành viên;
– Tăng vốn điều lệ công ty bằng cách huy động vốn từ các thành viên đang hoạt động trong công ty;
– Huy động vốn thông qua hoạt động vay vốn, tín dụng từ các cá nhân, tổ chức;
– Phát hành trái phiếu.
3. Chuyển công ty TNHH 2 thành viên thành công ty TNHH 1 thành viên
Hiện tại công ty bạn là công ty TNHH hai thành viên, nếu bên bạn muốn chuyển loại hình doanh nghiệp từ công ty TNHH hai thành viên sang loại hình doanh nghiệp công ty TNHH một thành viên phải lưu ý hai nội dung:
+ Chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên góp vốn rút vốn
+ Thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Theo đó, một thành viên trong công ty nhận chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của các thành viên khác hoặc một cá nhân hay tổ chức khác bên ngoài nhận chuyển nhượng toàn bộ 100% vồn góp của công ty từ các thành viên.
Thủ tục thực hiên:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
– Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp (Mẫu sử dụng tại Công văn 4211/2015/ BKHĐT-ĐKKD ngày 26 tháng 6 năm 2015).
– Quyết định, thông báo và biên bản họp của Hội đồng thành viên về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
– Điều lệ công ty chuyển đổi;
– Bản sao hợp lệ CMND (hoặc hộ chiếu) còn hiệu lực đối với cá nhân;
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
–
– Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng phần vốn góp;
– Hợp đồng tặng cho trong trường hợp tặng cho phần vốn góp;
– Bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế trong trường hợp thừa kế theo quy định của pháp luật;
– Hợp đồng sáp nhập, hợp đồng hợp nhất trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất công ty;
– Nghị quyết, quyết định và bản sao
– Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.
+ Các giấy tờ khác nếu có đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện
Bước 2: Nộp hồ sơ lên Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư nơi công ty đặt trụ sở
Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư có nhiệm vụ:
– Hội đồng thành viên họp và ra quyết định chuyển nhượng phần vốn góp.
– Lập hồ sơ theo quy định về việc chuyển đổi thành Công ty TNHH 1 thành viên.
– Khắc và công bố mẫu dấu của Công ty chuyển đổi.
– Công ty thực hiện đăng bố cáo theo quy định của pháp luật
Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc.
Lệ phí nhà nước: 200.000 VND
Bước 3: Nhận kết quả
Sau đó bạn cần khắc lại con dấu và tiến hành thủ tục “Thông báo sử dụng mẫu dấu” để hợp thức hóa mẫu con dấu pháp nhân của doanh nghiệp bên bạn.
Như vậy, theo nội dung phân tích giữa hai loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì hai công ty này có thể chuyển đổi loại hình cho nhau và phải đáp ứng theo trình tự nêu trên và hồ sơ chuyển đổi cần phải có như theo quy định tại Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp