Ngành Quân sự cơ sở là ngành gì? Các thuật ngữ tiếng Anh? Khối lượng kiến thức trong chương trình học? Thời gian đào tạo? Nội dung các học phần bắt buộc (Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)?
Ngành quân sự cơ sở được tổ chức đào tạo chuyên nghiệp từ năm 2016. Chương trình này cho thấy ý nghĩa cũng như lý tưởng của nhà nước trong củng cố hoạt động của lực lượng vũ trang ở địa phương. Sau đây chúng tôi xin trả lời câu hỏi liên quan đến chương trình đào tạo trung cấp chuyên nghiệp đối với ngành đào tạo này:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi mới được nhận vào học ở lớp trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở. Tuy nhiên, do trình độ còn hạn chế nên tôi muốn biết trước khối lượng kiến thực khi học có khó không? Có phải thi lại nhiều không?
Căn cứ pháp lý:
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Mục lục bài viết
- 1 1. Ngành Quân sự cơ sở là ngành gì?
- 2 2. Các thuật ngữ tiếng Anh:
- 3 3. Khối lượng kiến thức trong chương trình học:
- 4 4. Thời gian đào tạo:
- 5 5. Nội dung các học phần bắt buộc (Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp):
-
- 5.0.1 (1) Quản lý Nhà nước và công tác hành chính ở cơ sở:
- 5.0.2 (2) Đường lối quốc phòng, an ninh đối ngoại:
- 5.0.3 (3) Chức trách nhiệm vụ của Chỉ huy trưởng và Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn:
- 5.0.4 (4) Tâm lý học xã hội trong hoạt động lãnh đạo, quản lý:
- 5.0.5 (5) Điều lệnh:
- 5.0.6 (6) Thể thao quân sự:
- 5.0.7 (7) Địa hình quân sự:
- 5.0.8 (8) Một số công tác phục vụ công việc:
- 5.0.9 (9) Một số kỹ thuật áp dụng:
- 5.0.10 (10) Một số chiến thuật gắn với nghiệp vụ đào tạo:
- 5.0.11 (11) Xây dựng xã, phường, thị trấn chiến đấu và khu vực phòng thủ tỉnh, huyện:
- 5.0.12 (12) Chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu và chuyển địa phương từ thời bình sang thời chiến:
- 5.0.13 (13) Xây dựng kế hoạch diễn tập và thực hành diễn tập ở cơ sở xã, phường, thị trấn:
-
Luật sư tư vấn:
1. Ngành Quân sự cơ sở là ngành gì?
Ngành quân sự cơ sở là ngành đào tạo cán bộ chỉ huy quân sự cấp xã, phường, thị trấn có trình độ chuyên môn từ trung cấp, cao đẳng đến đại học (Gọi chung là cán bộ chỉ huy trong lực lượng Dân quân tự vệ hay cán bộ xã, phường).
Đối với trường hợp của bạn, nhập học Trung cấp chuyên nghiệp: Được tham gia Đào tạo tại các trường quân sự tỉnh.
Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp:
– Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn;
– Có thể phát triển lên các cương vị cao hơn của Đảng và chính quyền ở địa phương.
– Người tốt nghiệp học ngành quân sự cơ sở có đủ điều kiện được tiếp tục đào tạo trình độ cao hơn thuộc lĩnh vực quốc phòng quân sự địa phương tại các nhà trường quân đội.
2. Các thuật ngữ tiếng Anh:
Chương trình học trung cấp chuyên nghiệp tiếng Anh là Professional secondary school program.
Ngành quân sự cơ sở tiếng Anh là Base military branch.
3. Khối lượng kiến thức trong chương trình học:
Theo quy định tại
II. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC, THỜI GIAN ĐÀO TẠO
1. Khối lượng kiến thức:
102 đvht (2.485 tiết)
TT | NỘI DUNG | TỔNG SỐ ĐVHT | TỔNG SỐ TIẾT | PHÂN CHIA THỜI GIAN | ||
Lý thuyết | Thảo luận, thực hành | Ôn tập, kiểm tra, thi | ||||
1 | Kiến thức chung | 23 | 419 | 274 | 104 | 41 |
2 | Kiến thức cơ sở ngành | 14 | 264 | 188 | 44 | 32 |
3 | Kiến thức chuyên môn | 62 | 1.528 | 450 | 870 | 208 |
4 | Thực tập ở cơ sở | 3 | 190 |
| 190 |
|
5 | Ôn tập, thi tốt nghiệp |
| 84 |
|
| 84 |
| Tổng | 102 | 2.485 | 912 | 1.208 | 365 |
Trên đây là tư vấn về khối lượng kiến thức chương trình đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở. Trong đó xác định nội dung chung, tổng hợp sẽ được đào tạo xuyên suốt chương trình học. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn có thể tham khảo tại Thông tư 96/2015/TT-BQP.
Việc học tập lý luận kết hợp với thực tiễn thực tập giúp kiến thức cơ sở, kiến thức chuyên môn được áp dụng hiệu quả. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
4. Thời gian đào tạo:
Thời gian đào tạo phụ thuộc vào trình độ đạo tạo. Theo đó:
– Trình độ Đại học có thời gian là Đào tạo là 04 năm.
– Trình độ Cao Đẳng có thời gian là Đào tạo là 03 năm.
– Trình độ Trung cấp có thời gian là Đào tạo là 02 năm.
Cụ thể nội dung chương trình đào tạo bao gồm:
– Môn: Giáo dục chính trị 7 đvht (120 tiết).
– Môn: Nhà nước và pháp luật.
– Môn: Thể thao quân sự.
– Môn: Tiếng Anh.
– Môn: Tin học.
– Môn: Tâm lý học xã hội; kỹ năng trong hoạt động lãnh đạo, quản lý ở cơ sở.
– Môn: Công tác đảng, công tác chính trị; công tác mặt trận Tổ quốc và đoàn thể ở cơ sở.
– Môn: Quốc phòng, an ninh và đối ngoại.
– Môn: Điều lệnh đội ngũ.
– Môn: Trinh sát, kỹ thuật đánh gần.
– Môn: Địa hình quân sự, vũ khí hóa học, sinh học và công nghệ cao.
– Môn: Hậu cần, kỹ thuật trong khu vực phòng thủ.
– Môn: Kỹ thuật súng bộ binh.
– Môn: Kỹ thuật lựu đạn, mìn, thuốc nổ.
– Môn: Pháo, ĐKZ, cối, pháo phòng không, súng máy phòng không.
– Môn: Kỹ thuật công sự, ngụy trang, vũ khí tự tạo.
– Môn: Phương pháp huấn luyện kỹ thuật chiến đấu dân quân tự vệ.
– Môn: Nội dung tổ chức, phương pháp làm tham mưu giúp cấp ủy chính quyền về công tácquốc phòng, quân sự địa phương ở cơ sở.
– Môn: Công tác tham mưu huấn luyện, tác chiến, phòng thủ dân sự.
– Môn: Chiến thuật từng người.
– Môn: Chiến thuật tổ.
– Môn: Chiến thuật tiểu đội.
– Môn: Chiến thuật trung đội.
– Môn: Phương pháp huấn luyện đội ngũ chiến thuật dân quân tự vệ.
– Môn: Công tác quốc phòng, quân sự địa phương, công tác xây dựng cơ sở, xây dựng lực lượng vũ trang ở cơ sở.
– Môn: Chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của Ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn; chức trách, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn.
– Môn: Xây dựng xã, phường, thị trấn trong khu vực phòng thủ.
– Môn: Diễn tập chiến đấu phòng thủ và diễn tập phòng thủ dân sự xã, phường, thị trấn.
– Diễn tập tổng hợp cuối khóa.
Nhận xét:
Các môn này nằm trong chương trình học bắt buộc cũng như kiến thức chuyên ngành mà bạn lựa chọn học. Mỗi môn học mang đến một khía cạnh tiếp cận để đáp ứng chất lượng chuyên môn của ngành học và lĩnh vực học tập. Đây là những môn mà bạn sẽ phải học trong suốt quá trình học tập.
Còn việc bạn có phải thi lại hay không còn phụ thuộc vào khả năng và trình độ của bạn. Nếu kiến thức lý thuyết cũng như áp dụng thực hành tốt, bạn sẽ được đánh giá năng lực học tập cao. Nếu không đảm bảo chất lượng đào tạo theo yêu cầu chung, có thể phải học lại hoặc thi lại từng môn đối với chương trình đào tạo cụ thể.
5. Nội dung các học phần bắt buộc (Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp):
(1) Quản lý Nhà nước và công tác hành chính ở cơ sở:
Trang bị kiến thức về các nội dung:
+ Quản lý hành chính Nhà nước;
+ Tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước;
+ Công vụ, Công chức;
+ Tổ chức, hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân;
+ Công tác văn phòng và thống kê của chính quyền cấp xã;
+ Quản lý quốc phòng, an ninh trật tự;
+ Quản lý kinh tế, tài chính, đất đai, văn hoá, giao thông, hành chính, tư pháp của chính quyền cấp xã.
(2) Đường lối quốc phòng, an ninh đối ngoại:
Trang bị quan điểm của Đảng về quốc phòng, an ninh đối ngoại. Bao gồm:
+ Chiến tranh nhân dân Việt Nam bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới;
+ Phòng chống chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ;
+ Phối hợp hoạt động đối ngoại với quốc phòng, an ninh trong thời kỳ mới;
+ Quản lý Nhà nước về quốc phòng, xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
(3) Chức trách nhiệm vụ của Chỉ huy trưởng và Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn:
Nhằm giúp người học nắm chắc nội dung về:
+ Nhiệm vụ của Chỉ huy trưởng quân sự của Ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn;
+ Phương pháp làm tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác quốc phòng, quân sự địa phương ở cơ sở.
(4) Tâm lý học xã hội trong hoạt động lãnh đạo, quản lý:
Trang bị kiến thức cơ bản bao gồm:
+ Một số vấn đề tâm lý học hoạt động quân sự;
+ Những nhân tố và các yêu cầu tâm lý xã hội trong quá trình lãnh đạo quản lý;
+ Hiện tượng tâm lý xã hội và cách điều khiển hiện tượng tâm lý xã hội trong thực hiện nhiệm vụ;
+ Phẩm chất, nhân cách của người chỉ huy quân sự;
+ Một số vấn đề tâm lý xã hội trong công tác tổ chức cán bộ ở cơ sở.
(5) Điều lệnh:
– Huấn luyện một số nội dung cơ bản về Điều lệnh.
+ Quản lý bộ đội thực hiện chức trách, mối quan hệ quân nhân;
+ Lễ tiết tác phong quân nhân;
+ Chế độ làm việc, sinh hoạt, học tập công tác; đóng quân;
+ Quản lý quân nhân; quản lý tài sản của quân đội;
+ Khen thưởng, xử phạt, khiếu nại, tố cáo và những vấn đề công tác quản lý.
– Huấn luyện những động tác cơ bản về điều lệnh.
(6) Thể thao quân sự:
– Mục đích:
+ Nhằm rèn luyện sức khoẻ dẻo dai;
+ Biết cách tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao ở cơ sở và huấn luyện thể thao quân sự cho cán bộ, chiến sỹ Dân quân tự vệ thuộc quyền.
– Nội dung gồm:
+ Hiểu biết nguyên tác, phương pháp huấn luyện thể lực, luật và tổ chức thi đấu một số môn thể thao;
+ Một số nội dung về bơi tự do;
+ Điền kinh;
+ Động tác cơ bản về võ thể dục;
+ Một số nội dung về bơi vũ trang;
+ Hai bài thể dục tay không 24 động tác; vượt vật cản K91, K59.
(7) Địa hình quân sự:
Trang bị cho người học những hiểu biết cơ bản về bản đồ địa hình, sử dụng các phương tiện chỉ huy, xác định toạ độ, chỉ thị mục tiêu, sử dụng bản đồ ngoài thực địa; lập sơ đồ địa hình; luyện tập tổng hợp địa hình quân sự, đáp ứng yêu cầu huấn luyện, chiến đấu.
(8) Một số công tác phục vụ công việc:
– Công tác Đảng Công tác chính trị:
– Công tác dân vận:
– Công tác quốc phòng – quân sự địa phương ở cơ sở:
(9) Một số kỹ thuật áp dụng:
– Kỹ thuật đánh gần.
– Kỹ thuật Súng Bộ binh; Kỹ thuật Lựu đạn.
– Kỹ thuật Công binh.
– Kỹ thuật Pháo, Cối, Súng máy phòng không.
(10) Một số chiến thuật gắn với nghiệp vụ đào tạo:
– Chiến thuật từng người; Tổ Bộ binh Dân quân tự vệ.
– Chiến thuật Tiểu đội bộ binh Dân quân tự vệ.
– Chiến thuật Trung đội bộ binh Dân quân tự vệ.
– Chiến thuật đại đội bộ binh Dân quân tự vệ.
– Chiến thuật Dân quân tự vệ trong tình huống A2.
(11) Xây dựng xã, phường, thị trấn chiến đấu và khu vực phòng thủ tỉnh, huyện:
– Nhằm huấn luyện nội dung công tác xây dựng xã, phường chiến đấu trong khu vực phòng thủ huyện.
– Huấn luyện cung cấp kiến thức về hoạt động của lực lượng vũ trang nói chung của bộ đội địa phương, dân quân tự vệ nói riêng trong khu vực phòng thủ tỉnh, huyện.
– Bên cạnh đó là chất lượng, ý nghĩa sử dụng Dân quân tự vệ tham gia phòng chống “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ.
(12) Chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu và chuyển địa phương từ thời bình sang thời chiến:
Mục đích:
+ Giới thiệu các nội dung, thứ tự, các bước chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu của lực lượng dân quân tự vệ;
+ Để người học biết xây dựng kế hoạch và phối hợp với các ban ngành. Có kiến thức tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương thực hiện nội dung chuyển địa phương từ thời bình sang thời chiến.
(13) Xây dựng kế hoạch diễn tập và thực hành diễn tập ở cơ sở xã, phường, thị trấn:
– Mục đích:
+ Giúp người học biết xây dựng các văn kiện diễn tập cấp xã. Qua đó biết tổ chức cho lực lượng dân quân tự vệ phối hợp với các lực lượng khác tham gia nhiệm vụ diễn tập;
+ Tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương tổ chức điều hành diễn tập ở cơ sở.
– Nội dung kế hoạch diễn tập và thực hành bao gồm:
+ Cách làm kế hoạch và phương pháp tổ chức thực hành diễn tập ở cơ sở;
+ Thực hành chỉ huy diễn tập cấp xã.