Chương trình TNXH tập trung vào việc phát triển phẩm chất năng lực cho người học, vì vậy, việc đánh giá phải căn cứ vào khả năng phát triển của học sinh về mặt phẩm chất và năng lực. Dưới đây là bài viết về: Chương trình giáo dục phổ thông môn Tự nhiên và xã hội.
Mục lục bài viết
1. Đặc điểm môn học:
Tự nhiên và Xã hội là môn học bắt buộc ở các lớp 1, 2, 3, được xây dựng dựa trên nền tảng khoa học cơ bản, ban đầu về tự nhiên và xã hội. Môn học cung cấp cơ sở quan trọng cho việc học tập các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lí ở lớp 4, lớp 5 và các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội ở các cấp học trên.
Môn học coi trọng việc tổ chức cho học sinh trải nghiệm thực tế, tạo cho học sinh cơ hội tìm hiểu, khám phá thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn, học cách ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội.
2. Quan điểm xây dựng chương trình:
Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội quán triệt các quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực, kế hoạch giáo dục và các định hướng về nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục được nêu trong Chương trình tổng thể. Đồng thời, xuất phát từ đặc thù của môn học, những quan điểm sau được nhấn mạnh trong xây dựng chương trình:
2.1. Dạy học tích hợp:
Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội được xây dựng dựa trên quan điểm dạy học tích hợp, coi con người, tự nhiên và xã hội là một chỉnh thể thống nhất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó con người là cầu nối giữa tự nhiên và xã hội. Các nội dung giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống, giáo dục sức khỏe, giáo dục môi trường, giáo dục tài chính được tích hợp vào môn Tự nhiên và Xã hội ở mức độ đơn giản, phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
2.2. Dạy học theo chủ đề:
Nội dung giáo dục môn Tự nhiên và Xã hội được tổ chức theo các chủ đề: gia đình, trường học, cộng đồng địa phương, thực vật và động vật, con người và sức khoẻ, Trái Đất và bầu trời. Các chủ đề này được phát triển theo hướng mở rộng và nâng cao từ lớp 1 đến lớp 3. Mỗi chủ đề đều thể hiện mối liên quan, sự tương tác giữa con người với các yếu tố tự nhiên và xã hội. Tuỳ theo từng chủ đề, nội dung giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống; giáo dục các vấn đề liên quan đến việc giữ gìn sức khoẻ, bảo vệ cuộc sống an toàn của bản thân, gia đình và cộng đồng, bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai,… được thể hiện ở mức độ đơn giản và phù hợp.
2.3. Tích cực hoá hoạt động của học sinh:
Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội tăng cường sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình học tập, nhất là những hoạt động trải nghiệm; tổ chức hoạt động tìm hiểu, điều tra, khám phá; hướng dẫn học sinh học tập cá nhân, nhóm để tạo ra các sản phẩm học tập; khuyến khích học sinh vận dụng được những điều đã học vào đời sống.
3. Mục tiêu chương trình:
Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội góp phần hình thành, phát triển ở học sinh tình yêu con người, thiên nhiên; đức tính chăm chỉ; ý thức bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình, cộng đồng; ý thức tiết kiệm, giữ gìn, bảo vệ tài sản; tinh thần trách nhiệm với môi trường sống; các năng lực chung và năng lực khoa học.
4. Yêu cầu cần đạt:
1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung:
Môn Tự nhiên và Xã hội hình thành, phát triển ở học sinh phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định tại Chương trình tổng thể.
2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù
Môn Tự nhiên và Xã hội hình thành và phát triển ở học sinh năng lực khoa học, bao gồm các thành phần: nhận thức khoa học, tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
Những biểu hiện của năng lực khoa học trong môn Tự nhiên và Xã hội được trình bày trong bảng sau:
Thành phần năng lực | Biểu hiện |
Nhận thức khoa học | – Nêu, nhận biết được ở mức độ đơn giản một số sự vật, hiện tượng, mối quan hệ thường gặp trong môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh như về sức khoẻ và sự an toàn trong cuộc sống, mối quan hệ của học sinh với gia đình, nhà trường, cộng đồng và thế giới tự nhiên,… |
| – Mô tả được một số sự vật, hiện tượng tự nhiên và xã hội xung quanh bằng các hình thức biểu đạt như nói, viết, vẽ,… – Trình bày được một số đặc điểm, vai trò của một số sự vật, hiện tượng thường gặp trong môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh. – So sánh, lựa chọn, phân loại được các sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội theo một số tiêu chí. |
Tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh | – Đặt được các câu hỏi đơn giản về một số sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên và xã hội xung quanh. – Quan sát, thực hành đơn giản để tìm hiểu được về sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên và xã hội xung quanh. – Nhận xét được về những đặc điểm bên ngoài, so sánh sự giống, khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng xung quanh và sự thay đổi của chúng theo thời gian một cách đơn giản thông qua kết quả quan sát, thực hành. |
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | – Giải thích được ở mức độ đơn giản một số sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên và xã hội xung quanh. – Phân tích được tình huống liên quan đến vấn đề an toàn, sức khoẻ của bản thân, người khác và môi trường sống xung quanh. – Giải quyết được vấn đề, đưa ra được cách ứng xử phù hợp trong các tình huống có liên quan (ở mức độ đơn giản); trao đổi, chia sẻ với những người xung quanh để cùng thực hiện; nhận xét được cách ứng xử trong mỗi tình huống. |
4. Nội dung giáo dục:
Mạch nội dung | Lớp 1 | Lớp 2 | Lớp 3 |
Gia đình | – Thành viên và mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình | – Các thế hệ trong gia đình – Nghề nghiệp của người lớn | – Họ hàng nội, ngoại – Ngày kỉ niệm, sự kiện đáng |
| – Nhà ở, đồ dùng trong nhà; sử dụng an toàn một số đồ dùng trong nhà – Sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp | trong gia đình – Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà – Giữ vệ sinh nhà ở | nhớ của gia đình – Phòng tránh hoả hoạn khi ở nhà – Giữ vệ sinh xung quanh nhà |
Trường học | – Cơ sở vật chất của lớp học và | – Một số sự kiện thường được tổ | – Hoạt động kết nối với xã hội |
| trường học | chức ở trường học | của trường học |
| – Các thành viên và nhiệm vụ của một số thành viên trong lớp học, trường học – Hoạt động chính của học sinh ở lớp học và trường học | – Giữ an toàn và vệ sinh khi tham gia một số hoạt động ở trường | – Truyền thống nhà trường – Giữ an toàn và vệ sinh ở trường hoặc khu vực xung quanh trường |
| – An toàn khi vui chơi ở trường |
|
|
| và giữ lớp học sạch đẹp |
|
|
Cộng đồng địa phương | – Quang cảnh làng xóm, đường phố – Một số hoạt động của người dân trong cộng đồng | – Hoạt động mua bán hàng hoá – Hoạt động giao thông | – Một số hoạt động sản xuất – Một số di tích văn hoá, lịch sử và cảnh quan thiên nhiên |
Mạch nội dung | Lớp 1 | Lớp 2 | Lớp 3 | ||||||
| – An toàn trên đường |
|
| ||||||
Thực vật và động vật | – Thực vật và động vật xung quanh | – Môi trường sống của thực vật và động vật | – Các bộ phận của thực vật, động vật và chức năng của các bộ phận đó | ||||||
| – Chăm sóc, bảo vệ cây trồng và | – Bảo vệ môi trường sống của | – Sử | dụng | hợp | lí | thực | vật | và |
| vật nuôi | thực vật, động vật | động vật | ||||||
Con người và sức khoẻ | – Các bộ phận bên ngoài và giác quan của cơ thể – Giữ cho cơ thể khoẻ mạnh và | – Một số cơ quan bên trong cơ thể: vận động, hô hấp, bài tiết nước tiểu | – Một số cơ quan bên trong cơ thể: tiêu hoá, tuần hoàn, thần kinh – Chăm sóc và bảo vệ các cơ | ||||||
| an toàn | – Chăm sóc và bảo vệ các cơ quan trong cơ thể | quan trong cơ thể | ||||||
Trái Đất và bầu trời | – Bầu trời ban ngày, ban đêm – Thời tiết | – Các mùa trong năm – Một số thiên tai thường gặp | – Phương hướng – Một số đặc điểm của Trái Đất – Trái Đất trong hệ Mặt Trời |
Nội dung | Yêu cầu cần đạt |
GIA ĐÌNH |
|
Thành viên và mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình | – Giới thiệu được bản thân và các thành viên trong gia đình. – Nêu được ví dụ về bản thân và các thành viên trong gia đình làm công việc nhà và chia sẻ thời gian nghỉ ngơi, vui chơi cùng nhau. |
Nhà ở, đồ dùng trong nhà; sử dụng an toàn một số đồ dùng trong nhà | – Nêu được địa chỉ nơi gia đình đang ở. – Nêu được một số đặc điểm của ngôi nhà hoặc căn hộ nơi gia đình đang ở, các phòng trong ngôi nhà hoặc căn hộ và một số đặc điểm xung quanh nơi ở. – Đặt được câu hỏi để tìm hiểu về một số đồ dùng, thiết bị trong gia đình. – Chỉ ra hoặc nêu được tên đồ dùng, thiết bị trong nhà nếu sử dụng không cẩn thận có thể làm bản thân hoặc người khác gặp nguy hiểm. – Nêu được cách sử dụng an toàn một số đồ dùng trong gia đình và lựa chọn được cách xử lí tình huống khi bản thân hoặc người nhà có nguy cơ bị thương hoặc đã bị thương do sử dụng một số đồ dùng không cẩn thận. |
Sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp | – Nêu được sự cần thiết phải sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp. – Làm được một số việc phù hợp để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp. |
TRƯỜNG HỌC |
|
Cơ sở vật chất của lớp học và trường học | – Nói được tên trường, địa chỉ của trường, tên lớp học. – Xác định được vị trí của lớp học, các phòng chức năng, một số khu vực khác của nhà trường như sân chơi, bãi tập, vườn trường, khu vệ sinh,… – Kể được tên một số đồ dùng, thiết bị có trong lớp học. – Thực hiện được việc giữ gìn và sử dụng cẩn thận, đúng cách các đồ dùng, thiết bị của lớp học và trường học. |