Hiện nay giáo dục là một vấn đề được quan tâm hàng đầu tại nước ra, làm thế nào để giáo dục có hiệu quả, làm thế nào để có mục tiêu đề ra được thực hiện tốt nhất, hiện nay nhà trường và các cơ quan có thẩm quyền đã đề ra các kế hoạch nhất định trong giáo dục. Cùng tìm hiểu về chương trình giáo dục.
Mục lục bài viết
1. Chương trình giáo dục là gì?
Hiện nay chúng ta có thể nhận thấy việc phổ biến về chương trình học hay chương trình giáo dục như là một sản phẩm đã hoàn thiện đã không làm thỏa mãn các nhà giáo dục tham gia phát triển chương trình học. Hiện nay trên thực tế sự phát triển mạnh mẽ của thông tin đã hàm ý rằng kiến thức không chỉ nằm trong phạm vi các tài liệu in ấn. Với sự phổ biến kiến thức thông qua các phương tiện công nghệ, việc xác định những gì cấu tạo nên các kiến thức thiết yếu là không dễ dàng.
Bên cạnh đó thì do xã hội ngày mộ phát triển nên yêu cầu về chương trình giáo dục luôn thay đổi do tác động của xã hội với những bước tiến khổng lồ về khoa học kĩ thuật và công nghệ, chương trình giáo dục hiện nay được xem như là tập hợp các mục tiêu và giá trị có thể được hình thành ở người học thông qua các hoạt động được kế hoạch hóa và tổ chức trong nhà trường, gắn liền với đời sống xã hội. Mức độ đạt các mục tiêu ấy là thể hiện tính hiệu quả của một chương trình giáo dục. Mục đích của việc thiết kế một chương trình giáo dục phụ thuộc vào đối tượng người học của chương trình giáo dục đó.
Như vậy có thể đưa ra kết luận về chương trình giáo dục đó là sự trình bày có hệ thống một kế hoạch tổng thể các hoạt động giáo dục trong một thời gian xác định, trong đó nêu lên các mục tiêu học tập mà người học cần đạt được, đồng thời xác định rõ phạm vi, mức độ nội dung học tập, các phương tiện, phương pháp, cách thức tổ chức học tập, cách đánh giá kết quả học tập v.v nhằm đạt được các mục tiêu học tập đề ra
2. Quy định về chương trình giáo dục:
Căn cứ theo quy định tại điều 8. Chương trình giáo dục
1. Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học; phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục; phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục; cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp học, mỗi cấp học hoặc các môn học, mô-đun, ngành học đối với từng trình độ đào tạo.
2. Chương trình giáo dục phải bảo đảm tính khoa học và thực tiễn; kế thừa, liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo; tạo điều kiện cho phân luồng, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân để địa phương và cơ sở giáo dục chủ động triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp; đáp ứng mục tiêu bình đẳng giới, yêu cầu hội nhập quốc tế. Chương trình giáo dục là cơ sở bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện.
3. Chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực người học quy định trong chương trình giáo dục phải được cụ thể hóa thành sách giáo khoa đối với giáo dục phổ thông; giáo trình và tài liệu giảng dạy đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học. Sách giáo khoa, giáo trình và tài liệu giảng dạy phải đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục.
4. Chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo năm học đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ hoặc kết hợp giữa tín chỉ và niên chế đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
Kết quả học tập môn học hoặc tín chỉ, mô-đun mà người học tích lũy được khi theo học một chương trình giáo dục được công nhận để xem xét về giá trị chuyển đổi cho môn học hoặc tín chỉ, mô-đun tương ứng trong chương trình giáo dục khác khi người học chuyên ngành, nghề đào tạo, chuyển hình thức học tập hoặc học lên cấp học, trình độ đào tạo cao hơn.
5. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc thực hiện chương trình giáo dục và việc công nhận về giá trị chuyển đổi kết quả học tập trong đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp quy định tại Điều này.
Chúng ta có thể thấy pháp luật quy định rất chi tiết về chương trình giáo dục, đầu tiên chúng ta có thê hiểu là một quy định về lịch trình cho việc giảng dạy và học tập trong nhà trường cụ thể. Nó thiết lập các môn học được giảng dạy, kiến thức, kỹ năng và sự hiểu biết cần thiết cho từng môn học. Chương trình Giáo dục quốc gia cũng đặt ra chuẩn cho từng môn học, phác thảo các mục tiêu trẻ em cần được khuyến khích để đạt được. Bên cạnh đó thì chương trình Giáo dục quốc gia cũng xác định phương pháp đánh giá được sử dụng để đo lường sự tiến bộ của trẻ em.
Theo đó có thể căn cứ vào chương trình giáo dục ta thấy được sự cần thiết phải có trương trình trong phương pháp dạy học và phát triển nền giáo dục bởi chương trình giáo dục là một mục tiêu mà nhà nước đề ra đối với giáo dục các cấp, đối với các ngành nghề khác nhau nếu có mục tiêu sẽ có thể phát triển tốt hơn.
Theo quy định trên có nêu về ” chương trình giáo dục phải bảo đảm tính khoa học và thực tiễn” tức là luôn đổi mới chương trình giáo dục để vừa giữ được những truyền thống, những nét của dân tộc nhưng vẫn phát huy được sự sáng tạo và vươn lên trong việc thực hiện chương trình giáo dục để kịp thời lãnh ngộ những kiến thức mới mẻ của nhân loại và về sự phát triển của khoa học kĩ thuật hiện đại.
Bên cạnh đó, Chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo năm học tức là mỗi năm phải có phương án cải cách chương trình học sao cho phù hợp nhất và có thể đáp ứng dược yêu cầu của xã hội về giáo dục, thi thẩm quyền theo quy định trên có nêu đó là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phải có trách nhiệm quy định việc thực hiện chương trình giáo dục hiện nay.
3. Vai trò của chương trình giáo dục:
Có thể nói chương trình giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc Nhằm đổi mới, căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, Nhà nước ta đã đề ra nhiều chính sách, biện pháp đồng bộ để triển khai thực hiện, trong đó có việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Có thể nói, đây là chính sách của nhà nước thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, quy định các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục, làm căn cứ quản lý chất lượng giáo dục phổ thông; đồng thời là cam kết của Nhà nước bảo đảm chất lượng của cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục phổ thông.
Thông qua quá trình nghiên cứu chương trình học ta thấy đã có quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá của các chuyên gia cũng như các cơ quan có thẩm quyền, có uy tín trong ngành giáo dục, nó được xây dựng trên cơ sở quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học; bảo đảm sự kế thừa và phát triển những ưu điểm của các chương trình giáo dục ở các cấp đã có của nước ta, đồng thời tiếp thu kinh nghiệm xây dựng chương trình của những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới; bảo đảm kết nối chặt chẽ giữa các cấp học, lớp học với nhau và liên thông với các chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục nghề nghiệp và chương trình giáo dục đại học. Đặc biệt Chương trình giáo dục hiện nay được xây dựng theo hướng mở. Theo đó có thể thấy cái ưu điểm, cái hay của Chương trình giáo dục.
Thông qua chương trình giáo dục thì có thể thực hiện cụ thể hóa mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần; trở thành người học tích cực, tự tin, có ý thức chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hóa, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: