Chứng minh trong tố tụng dân sự là một hoạt động ý nghĩa đối với quá trình giải quyết vụ việc dân sự của Tòa Án, bản chất của hoạt đông này đó là việc tìm ra các tình tiết và làm cho mọi người thấy được tình tiết đó là có thật và đúng trên thực tế. Vậy chứng minh là gì? Chủ thể có nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự?
Mục lục bài viết
1. Chứng minh trong tố tụng dân sự là gì?
Trong tố tụng dân sự có thể thấy được ý nghĩa của việc chứng minh và có thể hiểu chứng minh trong tố tụng dân sự là hoạt động chi phối kết quả giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án nên có nội hàm rất rộng. Bản chất của hoạt động chứng minh của các chủ thể tố tụng dân sự chỉ thể hiện ở chỗ xác định các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự mà còn thể hiện ở chỗ phải làm cho mọi người thấy rõ nó là có thật, là đúng với thực tế. Nhưng để thực hiện được mục đích, nhiệm vụ của chứng minh các chủ thể chứng minh bao giờ cũng phải chỉ ra được tất cả các căn cứ pháp lý và thực tiễn liên quan đến vụ việc dân sự.
Theo như trên chúng ta có thể thấy vai trò của việc chứng minh và đó được xem là bước rất quan trọng trong thủ tục tố tụng. Chứng minh giúp cơ quan điều tra, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan tìm ra sự thật khách quan của vụ án. Chứng minh là hoạt động chi phối kết quả giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án nên có nội hàm rất rộng. Bản chất của hoạt động chứng minh của các chủ thể tố tụng dân sự chỉ thể hiện ở chỗ xác định các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự mà còn thể hiện ở chỗ phải làm cho mọi người thấy rõ nó là có thật, là đúng với thực tế. Nhưng để thực hiện được mục đích, nhiệm vụ của chứng minh các chủ thể chứng minh bao giờ cũng phải chỉ ra được tất cả các căn cứ pháp lý và thực tiễn liên quan đến vụ việc dân sự
2. Nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự:
Tại Điều 91. Nghĩa vụ chứng minh
1. Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người tiêu dùng khởi kiện không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bị kiện có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi gây ra thiệt hại theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
b) Đương sự là người lao động trong vụ án lao động mà không cung cấp, giao nộp được cho Tòa án tài liệu, chứng cứ vì lý do tài liệu, chứng cứ đó đang do người sử dụng lao động quản lý, lưu giữ thì người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ đó cho Tòa án.
Người lao động khởi kiện vụ án đơn phương chấm dứt
c) Các trường hợp pháp luật có quy định khác về nghĩa vụ chứng minh.
2. Đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình phải thể hiện bằng văn bản và phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho sự phản đối đó.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước hoặc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho việc khởi kiện, yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
4. Đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì Tòa án giải quyết vụ việc dân sự theo những chứng cứ đã thu thập được có trong hồ sơ vụ việc.
3. Chủ thể có nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự:
Theo tinh thần của điều luật trên, nghĩa vụ chứng minh sẽ thuộc về các chủ thể:
a, Đương sự có yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, phản đối yêu cầu của người khác đối với mình
Tại khoản 1 Điều 68. Đương sự trong vụ việc dân sự
1. Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
-Nguyên đơn là người khởi kiện, yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích của mình nên nguyên đơn phải có nghĩa vị chứng min những quyền và lợi ích của mình đã bị xâm phạm trên thực tế. Ngược lại với nghĩa vụ của nguyên đơn thì bị đơn sẽ có quyền chứng minh nhưng yêu cầu bên phía nguyên đơn là không đúng, nó không phải là nghĩa vụ.
-Nghĩa vụ chứng minh của bị đơn khi bị đơn khi nào có yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình là khi bị đơn đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, tức là khi bị đơn kiện ngược lại nguyên đơn nếu như yêu cầu phản tố của bị đơn đáp ứng các điều kiện của quy định của pháp luật. Nghĩa vụ chứng minh của bị đơn còn là khi bị đơn phản đối yêu cầu của người khác đối với mình, khi đó bị đơn cũng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
-Người có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan, tương tự như đối với nguyên đơn, những người này phải chứng minh trước tòa các quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm thì mới yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
b, Cá nhân, cơ quan tổ chức khởi kiện bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước.
Khoản 2 Điều 68
“Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn”.
Như vậy, cá nhân, cơ quan tổ chức khởi kiện bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước tham gia tố tụng với vai trò là nguyên đơn và có nghĩa vụ phải chứng minh như nguyên đơn.
c, Cá nhân, cơ quan, tỏ chức yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích của người khác.
Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự là người thay mặt cho đương sự trong việc xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho đương sự. Tại Điều 21
“Trong trường hợp này cơ quan, tổ chức khởi kiện tham gia tố tụng được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo uỷ quyền của cơ quan, tổ chức đó”.
Ngoài ra, tuy tại Điều 91 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 không quy định người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự có nghĩa vụ chứng minh nhưng với vai trò là là người được đương sự nhờ và được Toà án chấp nhận để tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì họ cũng có nghĩa vụ chứng minh.
Như vậy, theo những nội dung đã phân tích như trên có thể thấy, xét trên từng vụ án dân sự cụ thể, tùy phạm vi yêu cầu của các đươg sự mà xác định đối tượng chứng minh nào thuộc về bản chất của vụ án. Còn đối tượng khác, không thuộc bản chất của vụ án thường là cần chứng cứ khác chứng minh làm rõ, những vấn đề không thể hiện trực tiếp các yêu cầu của đương sự trong vụ án dân sự. Tuy nhiên, có những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh theo Điều 92 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
4. Ý nghĩa của chứng minh trong tố tụng dân sự:
Như chúng ta có thể thấy như trên bài viết chúng tôi đã đưa ra những phân tích cụ thể về chứng minh trong tố tụng dân sự, qua đó có thể thấy được việc quy định rõ về nghĩa vụ chứng minh đối với các đương sự là một trong những nội dung quan trọng trong tố tụng dân sự của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 là nhằm làm cơ sở cho các đương sự xác định những nghĩa vụ của mình khi đưa ra yêu cầu, thực hiện tranh tụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự.
Như đơn giản trong các trường hợp cụ thể trong vụ án dân sự nếu các đương sự không cung cấp được tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và Tòa án không thể thu thập chứng cứ có được thì có khả năng đương sự sẽ bị Tòa án tuyên bác yêu cầu. Đồng thời trong quá trình giải quyết phải bảo đảm cho người yếu thế không thể cung cấp được tài liệu, chứng cứ vẫn có điều kiện thực hiện việc tranh tụng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình cho nên có một số trường hợp cụ thể nghĩa vụ chứng minh phải thuộc về người bị yêu cầu (bị đơn). Vì vậy,
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
Bộ luật tố tụng dân sự 2015.