Chứng khoán phái sinh là một khái niệm rất quen thuộc đối với các nhà đầu tư Việt nam. Chứng khoán phái sinh đem đến nhiều cơ hội vì đây là một loại công cụ tài chính có giá trị phụ thuộc vào giá của một tài sản cơ sở với các mục đích khác nhau. Vậy chứng khoán phái sinh là gì? Quy định về chứng khoán phái sinh.
Mục lục bài viết
1. Chứng khoán phái sinh là gì?
Chứng khoán phái sinh được hiểu là một hợp đồng mà giá trị của nó phụ thuộc vào một thứ khác. Chứng khoán phái sinh có thể lấy giá trị từ thay đổi của giá và các sự kiện hoặc kết quả của tài sản cơ sở theo quy định của pháp luật.
Các tài sản cơ sở phổ biến thường là cổ phiếu, trái phiếu hay quỹ chỉ số, quỹ tương hỗ và hàng hóa theo quy định. Chứng khoán phái sinh cũng có thể mô phỏng các chỉ số hay số liệu thống kê dựa trên các sự kiện và kết quả bên ngoài thế giới tài chính- ví dụ như thời tiết.
Các sản phẩm phái sinh có thể có nhiều dạng khác nhau trên thực tế và phục vụ các mục đích khác nhau của con người. Chẳng hạn như việc một số người thì cố gắng xác định giá tương lai của một hàng hóa ví dụ như lúa mì, nhằm hạn chế rủi ro giá tương lai có thể tăng.
Một số khác thì cố gắng xác định thay đổi giá trong tương lai nhằm kiếm lợi nhuận từ việc kinh doanh đó. Theo đó, các công cụ hoán đổi tiền tệ và lãi suất sẽ giúp làm tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Điều quan trọng với chứng khoán phái sinh là chúng sẽ không thể tồn tại mà không có tài sản cơ sở nhất định
Ví dụ như đối với sự thay đổi của thời tiết cũng có thể ảnh hưởng tới dịch vụ này. Các chứng khoán phái sinh về thời tiết cho phép các công ty sở hữu các mô hình kinh doanh phụ thuộc vào điều kiện thời tiết một cách để phòng ngừa rủi ro chống lại các thay đổi cực đoan hay bất thường của thời tiết dựa trên các yếu tố khác nhau. Một số công cụ phái sinh thời tiết có giá trị từ thay đổi của nhiệt độ trên thực tế.
Ví dụ như, đối với một công cụ phái sinh thời tiết dựa trên các yếu tố đó là yếu tố về nhiệt độ có thể trả cho người nắm giữ nếu nhiệt độ nằm ở trên một ngưỡng nhất định trọng một khoản thời gian và các yếu tố này có thể làm tăng giá thành của điện. Những hợp đồng như này có thể phòng ngừa rủi ro của sự biến động giá năng lượng trong những khoản thời gian mà nhiệt độ tăng
2. Quy định về đầu tư chứng khoán phái sinh:
Tại Điều 4. Điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh Nghị định Số: 158/2020/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh quy định:
2.1. Điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh:
– Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán (sau đây gọi tắt là công ty quản lý quỹ) chỉ được thực hiện kinh doanh chứng khoán phái sinh sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh:
+ Công ty chứng khoán được thực hiện một hoặc một số hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh, bao gồm: môi giới chứng khoán phái sinh, tự doanh chứng khoán phái sinh, tư vấn đầu tư chứng khoán phái sinh;
+ Công ty quản lý quỹ chỉ được thực hiện hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán phái sinh.
Theo đó, có thể thấy để có thể tiến hành thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh cần đáp ứng được các điều kiện cụ thể đó là công ty thực hiện đúng các hoạt động như đã đăng ký với một hay một số hoạt động kinh doanh có liên quan tới kinh doanh chứng khoán phái sinh như môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán phái sinh. Mục đích này để tăng các đầu mối liên kết khách hàng với người kinh doanh chứng khoán phái sinh tới thị trường và để việc kinh doanh chứng khoán phái sinh hoạt đông tích cực và đúng quy định hơn. Ngoài ra thì công ty quản lý quỹ chỉ được thực hiện các hoạt động tư vấn là do chức năng và đặc điểm của công ty quản lý quỹ để đề ra quy định này.
2.2. Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán:
– Được cấp phép đầy đủ nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán;
– Đáp ứng các điều kiện về vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu như sau:
+ Đối với hoạt động môi giới chứng khoán phái sinh: có vốn điều lệ, có vốn chủ sở hữu tối thiểu từ 800 tỷ đồng trở lên;
+ Đối với hoạt động tự doanh chứng khoán phái sinh: có vốn điều lệ, có vốn chủ sở hữu tối thiểu từ 600 tỷ đồng trở lên;
+ Đối với hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán phái sinh: có vốn điều lệ, có vốn chủ sở hữu tối thiểu từ 250 tỷ đồng trở lên;
+ Trường hợp đăng ký kinh doanh cả hoạt động môi giới chứng khoán phái sinh, tự doanh chứng khoán phái sinh và tư vấn đầu tư chứng khoán phái sinh, công ty chứng khoán phải có vốn điều lệ, có vốn chủ sở hữu tối thiểu từ 800 tỷ đồng trở lên;
– Đáp ứng yêu cầu về kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro cho hoạt động kinh doanh chứng khoán theo quy định của pháp luật về hoạt động của công ty chứng khoán;
– Đáp ứng điều kiện về nhân sự: Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) phụ trách nghiệp vụ và tối thiểu 05 nhân viên cho mỗi hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh dự kiến đăng ký có chứng chỉ hành nghề chứng khoán phù hợp với quy định của pháp luật và chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh;
– Có tỷ lệ vốn khả dụng đạt tối thiểu 220% liên tục trong 12 tháng gần nhất; thực hiện trích lập đầy đủ các khoản dự phòng theo quy định của pháp luật;
– Không có lỗ trong 02 năm gần nhất;
– Ý kiến của tổ chức kiểm toán được chấp thuận tại
– Không đang trong quá trình tổ chức lại, giải thể, phá sản; không đang trong tình trạng đình chỉ hoạt động, tạm ngừng hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Theo quy định như trên ta có thể thấy, Ngoài các điều kiện chung về kinh doanh chứng khoán phái sinh ra thì đối với các trường hợp muốn được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh đối với công ty chứng khoán có một số điều kiện nhất định như đáp ứng điều kiện về vốn điều lẹ để đảm bảo hoạt động đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật. Hơn nữa phải được cấp phép đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán, tránh lừa đảo hay thưc hiện các hành vi trái với pháp luật trên thị trường chứng khoán.
Hơn nữa với điều kiện được đưa ra đó là công ty cần yêu cầu về các điều kiện kiểm soát nội bộ, có đầy đủ điều kiện về nhân sự, không có lỗ trong 2 năm đầu kinh doanh. đây đều là những điều kiện mang tính chất giúp việc kinh doanh chứng khoán phái sinh ổn định hơn và các công ty thực hiện đảm bảo các điều kiện đầy đủ cho công ty cũng là hình thức đảm bảo cho những người tham gia loại chứng khoán này.
3. Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh:
– Có vốn điều lệ, có vốn chủ sở hữu tối thiểu từ 25 tỷ đồng trở lên;
– Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) phụ trách nghiệp vụ và tối thiểu 05 nhân viên cho hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán phái sinh có chứng chỉ hành nghề chứng khoán và chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh;
– Đáp ứng quy định tại điểm đ, e, g, h khoản 2 Điều này.
Căn cứ theo dạng đặc điểm và tính chất của kinh doanh chứng khoán phái sinh đối với công ty quản lý quỹ. Bản chất của quản lý quỹ chính là việc trung gian tài chính thành lập để quản lý các quỹ đầu tư nên Có vốn điều lệ, có vốn chủ sở hữu tối thiểu từ 25 tỷ đồng trở lên để đảm bảo thực hiện hoạt động tốt công ty quản lý quỹ và. Bên cạnh đó thì công ty quản lý quỹ nên có một số chức danh có kinh nghiệm và chứng chỉ hành nghề chuyên môn theo quy định của pháp luật, còn một số điều kiện chung khác theo pháp luật quy định về công ty quản lý quỹ kinh doanh chứng khoán phái sinh.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
Nghị định Số: 158/2020/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh.