Các phương tiện điện tử ngày càng chiếm ưu thế trong xã hội hiện nay. Do đó trong quá trình tố tụng chứng cứ điện tử cũng đóng một phần rất quan trọng. Vậy chứng cứ điện tử là gì? Chứng cứ điện tử trong tố tụng dân sự là gì? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Chứng cứ điện tử là gì?
– Tại
+ Dữ liệu điện tử được thu thập từ phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông, trên đường truyền và các nguồn điện tử khác.
+ Giá trị chứng cứ của dữ liệu điện tử được xác định căn cứ vào cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi dữ liệu điện tử; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu điện tử; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.
+ Khi các dữ liệu điện tử được thu thập theo những biện pháp do bộ luật tố tụng hình sự quy định, thỏa mãn các thuộc tính của chứng cứ, thì các dữ liệu điện tử được coi là chứng cứ điện tử.
– Tại khoản 4, khoản 5 Điều 4
+ Dữ liệu là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự.
+ Cơ sở dữ liệu là tập hợp các dữ liệu được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử.
– Hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có khái niệm cụ thể về chứng cứ điện tử, tuy nhiên chúng ta có thể hiểu chứng cứ điện tử là những chứng cứ được lưu giữ giữa dạng tín hiệu điện tử trong máy tính hoặc trong các thiết bị có bộ nhớ kỹ thuật số có liên quan đến vụ án hình sự, dân sự
2. Chứng cứ điện tử trong tố tụng dân sự là gì?
– Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp (Điều 93 Bộ luật tố tụng dân sự)
– Theo đó ta hiểu khái niệm chứng cứ điện tử trong tố tụng dân sự là những gì được thu thập từ các thiết bị điện tử và các thiết bị lưu trữ thông tin, dữ liệu hay các thông tin, dữ liệu từ internet, mạng máy tính, điện thoại di động… được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do
3. Đặc điểm của chứng cứ điện tử:
– Thứ nhất, là loại chứng cứ phi truyền thống, không phải là những thứ có thể cầm, nắm được mà chúng được ký tự dưới dạng số hóa được tìm thông qua các lệnh, được lưu giữ trong phương tiện, thiết bị điện tử hoặc trên mạng thông tin toàn cầu qua quá trình xử lý cho ra các dữ liệu bao gồm số, âm thanh, hình ảnh,…để cung cấp thông tin cho các vụ án
– Thứ hai, dữ liệu điện tử mang tính đặc thù, được tạo ra trong không gian ảo nên việc thu thập, kiểm tra, đánh giá nhằm chuyển hóa chúng sang chứng cứ truyền thống nên cần phải tiếp cận chúng bằng những công cụ đặc biệt và bởi những chuyên gia trong lĩnh vực này
– Thứ ba, chứng cứ điện tử dễ dàng bị ẩn hoặc biến mất lý do là những thiết bị và một số điều kiện nhất định bộ nhớ máy tính có thể bị đè hoặc thay đổi bởi những chức năng hoạt động thông thường của thiết bị. Cũng có thể do những yếu tố bên ngoài tác động như môi trường nhiệt độ cao, ẩm ướt làm hư hại bộ nhớ.
– Thứ tư, chứng cứ điện tử có tính nguyên bản bởi dữ liệu điện tử có thể được sao chép vô thời hạn, bản sao với bản gốc giống hệt nhau. Trong quá trình tố tụng mặc dù là bản sao nhưng nó vẫn có thể xem là chứng cứ được vì nó mang đầy đủ các đặc tính nguyên bản của bản gốc.
– Thứ năm, chứng cứ điện tử có thể bị thay đổi hoặc phá hủy. Những thiết bị điện tử trong quá trình sử dụng luôn thay đổi trạng thái bộ nhớ của chúng theo yêu cầu của người sử dụng trong suốt quá trình cập nhật dữ liệu, sao lưu các thay đổi hay do quá trình tự động cập nhật dữ liệu của hệ điều hành trên thiết bị.
4. Phân loại chứng cứ điện tử:
– Thứ nhất, phân loại chứng cứ theo nguồn của chứng cứ:
+ Dữ liệu điện tử do người sử dụng tạo ra: Là những dữ liệu, tài liệu được tạo ra bởi hành vi của con người và được lưu lại trong bộ nhớ điện tử, như bảng biểu, hình ảnh số, thư điện tử, văn bản, các trang web, thông tin người sử dụng các dịch vụ, nội dung các cuộc trò truyện trên mạng, những phản ánh của khách hàng…
+ Dữ liệu điện tử do máy tính tự động tạo ra: Là kết quả được tạo ra sau khi chương trình máy tính xử lý các dữ liệu đầu vào theo một thuật toán đã được xác định. Ví dụ nhật ký hệ điều hành/các tập tin registry (Operating System Logs/Registry Files); các bản ghi và nhật ký trang thư điện tử (Web mail IP logs and records)…Những loại dữ liệu này có giá trị chứng cứ rất cao
+ Chúng ta có thể khai thác chứng cứ từ rất nhiều thiết bị điện tử :
Điện thoại di động: Các thiết bị di động thường lưu giữ những chứng cứ quan trọng phục vụ cho công tác điều tra: Tin nhắn, các cuộc gọi, ghi âm, lịch sử web
Ổ đĩa rời (External Drives), bộ định tuyến (Router), đĩa CD chứa dữ liệu (CD Roms)
Các nhà cung cấp dịch vụ thư điện tử, trang web, máy chủ cũng là nguồn cung cấp dữ liệu điện tử quan trọng. Họ sẽ cung cấp cho các cơ quan tố tụng những thông tin về người sử dụng các dịch vụ, các bản sao những dữ liệu máy tính, nhật ký truyền dữ liệu,…
– Thứ hai, phân loại theo cấu tạo của chứng cứ:
+ Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký. Việc xác nhận chữ lý điện tử do cơ quan, tổ chức, cá nhân được chứng thực là người ký chữ ký điện tử.
+ Tài liệu lưu trữ điện tử là tài liệu được tạo lập ở dạng thông điệp dữ liệu hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc được số hóa từ tài liệu trên các vật mang tin khác.
+ Ký hiệu điện tử là bất kỳ dấu hiệu, đặc điểm hay âm thanh đặc biệt ở dạng điện tử nhằm bảo mật thông tin dữ liệu đó.
5. Giá trị của chứng cứ điện tử:
– Chứng cứ điện tử có giá trị rất lớn tuy nhiên để chuyển hóa chứng cứ điện tử thành chứng cứ pháp lý dữ liệu điện tử phải được chuyển sang dạng có thể độc được, nghe được, nhìn được phải lập thành biên bản về nội dung dữ liệu điện tử đã phân tích, phục hồi kèm theo lời khai, xác nhận của người phạm tội, người làm chứng về những thông tin đó.
– Dữ liệu điện tử thường được lưu giữ trong máy tính và thiết bị số nên để trở thành chứng cứ pháp lý nó phải đáp ứng những yêu cầu mang tính chất đặc thù khác như tính khách quan, tính nguyên trạng và phải được kiểm chứng
– Trong thời đại công nghệ hóa, hiện đại hóa hiện nay, không một cá nhân hay tổ chức nào có thể tách rời được máy tính và mạng máy tính. Do đó hoạt động phạm tội của các đối tượng sử dụng công nghệ cao ngày càng tinh vi. Gây khó khăn cho các hoạt động điều tra
– Để chứng cứ về dữ liệu điện tử mang tính xác thực hơn, chúng ta có thể đến văn phòng thừa phát lại để lập vi bằng.
– Pháp luật về tố tụng dân sự chưa có quy định về vấn đề bảo thu thập, đánh giá, kiểm tra, bảo quản chứng cứ điện tử nên trong thực tiễn, chứng cử điện tử được thu thập, kiểm tra, đánh giá thường phụ thuộc vào năng lực, trình độ của người trực tiếp thực hiện.
– Chứng cứ điện tử chỉ phát huy được hết giá trị của nó trong quá trình tố tụng khi đương sự biết cách kết hợp với những chứng cứ khác và các lập luận đúng thời điểm, phù hợp theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Bộ luật tố tụng dân sự 2015
– Luật giao dịch điện tử 2005