Ngày nay, với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, chứng chỉ quỹ quỹ mở cũng ngày càng trở nên phổ biến với các nhà đầu tư nhằm giúp họ đa dạng hóa danh mục đầu tư. Vậy chứng chỉ quỹ mở là gì? Quy định giao dịch chứng chỉ quỹ mở như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Chứng chỉ quỹ mở là gì?
Căn cứ Khoản 4 Điều 4 Luật Chứng khoán năm 2019, chứng chỉ quỹ được xác định là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đại chúng của nhà đầu tư đó. Theo đó, các nhà đầu tư góp vốn đề hình thành quỹ đại chúng với mục đích đầu tư kiếm lợi nhuận từ thị trường chứng khoán.
Như vậy, khi góp vốn vào quỹ đại chúng thì nhà đầu tư phải mua chứng chỉ quỹ nhằm xác nhận sự góp vốn của mình và quỹ chung đó. Theo quy định tại Điều 99 Luật chứng khoán năm 2019 thì quỹ đại chúng của quỹ đầu tư chứng khoán được tổ chức dưới hai dạng là quỹ mở và quỹ đóng. Cụ thể tại Khoản 39 và 40 Điều 4 Luật chứng khoán năm 2019 quy định.
– Quỹ mở là loại quỹ đại chúng mà chứng chỉ quỹ đã chào bán ra công chúng theo yêu cầu của các nhà đầu tư phải được mua lại .
– Quỹ đóng là loại quỹ đại chúng mà chứng chỉ quỹ đã chào bán ra công chúng theo yêu cầu của nhà đầu tư thì không được mua lại.
Có thể thấy sự khác biệt giữa quỹ đóng và quỹ mở. Trong khi quỹ đóng là quỹ được phát hành chỉ duy nhất một lần, thông qua quá trình huy động vốn cho quỹ và khi nhà đầu tư trên thị trường có nhu cầu bán lại thì quỹ đóng sẽ không thực hiện việc mua lại cổ phiếu/chứng chỉ đầu tư. Thay vào đó, các chứng chỉ quỹ đóng này sẽ được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Vì vậy, các nhà đầu tư khi muốn rút lại vốn hoặc không mua được chứng chỉ quỹ ở lần phát hành tập trung sẽ giao dịch tại thị trường chứng khoán thứ cấp.
Còn đối với quỹ mở không bị hạn chế bởi thời gian hoạt động. Quỹ mở được phép phát hành một cách liên tục các cổ phần mới nhằm mục đích tăng vốn, đồng thời sẵn sàng mua lại các chứng chỉ quỹ đã được phát hành từ nhà đầu tư theo định kỳ (do Điều lệ của quỹ quy định) căn cứ vào giá trị tài sản ròng (NAV). Như vậy có thể thấy, chứng chỉ quỹ mở chiếm ưu thế hơn về tính thanh khoản, an toàn khi quỹ mở được rõ ràng, minh bạch, đầu tư vào quỹ mở với số vốn không cao, quy trình góp vốn đơn giản, tiết kiệm thời gian hơn so với quỹ đóng.
Hiện nay trên thị trường gồm có 3 loại chứng chỉ quỹ mở bao gồm: chứng chỉ quỹ mở cổ phiếu (chỉ thực hiện đầu tư vào cổ phiếu); Chứng chỉ quỹ mở cân bằng (đầu tư vào cả cổ phiếu và trái phiếu); Chứng chỉ quỹ mở trái phiếu (chỉ đầu tư vào các trái phiếu).
2. Quy định về giao dịch chứng chỉ quỹ mở:
Giao dịch chứng chỉ quỹ mở được quy định cụ thể tại Điều 30 Thông tư số 98/2020/TT-BTC như sau:
– Công ty quản lý quỹ phải tổ chức giao dịch chứng chỉ quỹ cho nhà đầu tư trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ có hiệu lực. Hoạt động giao dịch phải được tổ chức định kỳ với tần suất giao dịch tối thiểu 02 lần trong 01 tháng theo quy định tại Điều lệ quỹ và đã được công bố tại Bản cáo bạch, Bản cáo bạch tóm tắt..
– Tại các đại lý phân phối được công bố tại Bản cáo bạch, Bản cáo bạch tóm tắt hoặc trên trang thông tin điện tử của công ty quản lý quỹ, các nhà đầu tư thực hiện giao dịch chứng chỉ quỹ. Các công ty quản lý quỹ, đại lý phân phối, tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan phải thiết lập hệ thống tiếp nhận lệnh giao dịch để bảo đảm giao dịch cho nhà đầu tư có thể đặt lệnh giao dịch tại các đại lý phân phối.
– Theo quy định thì khi giao dịch của nhà đầu đã điền chính xác và đầy đủ thông tin theo mẫu quy định vào phiếu lệnh thì đại lý phân phối chỉ được nhận lệnh giao dịch đó. Phiếu lệnh này sau đó được đại lý phân phối lưu trữ theo quy định của pháp luật chứng khoán. Đồng thời tại thời điểm nhận lệnh, người nhận lệnh từ nhà đầu tư phải bảo đảm ghi nhận đầy đủ, chính xác kịp thời và rõ ràng. Nếu việc nhận lệnh được thực hiện qua điện thoại, fax, lệnh giao dịch trực tuyến qua internet hoặc các phương tiện điện tử, đường truyền khác thì phải tuân thủ theo quy định về giao dịch điện tử và lưu trữ phiếu lệnh theo hình thức tệp dữ liệu điện tử.
– Trước thời điểm đóng sổ lệnh thì công ty quản lý quỹ, tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan chỉ thực hiện các lệnh nhận. Sau thời điểm đóng sổ lệnh thì các lệnh nhận bị hủy hoặc tiếp tục có giá trị để thực hiện tại ngày giao dịch chứng chỉ quỹ kế tiếp theo quy định tại Điều lệ quỹ và Bản cáo bạch.
– Công ty quản lý quỹ, đại lý phân phối, tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan, có trách nhiệm cập nhật đầy đủ thông tin về sở hữu sau giao dịch của nhà đầu tư tại sổ chính và gửi nhà đầu tư bản xác nhận giao dịch theo mẫu quy định của thông tư 98/2020/TT-BTC trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày giao dịch chứng chỉ quỹ nhưng không quá ngày giao dịch chứng chỉ quỹ tiếp theo.
– Trong quá trình tổng hợp thông tin, nhận lệnh, chuyển, nhập lệnh vào hệ thống mà đại lý phân phối phát hiện lỗi giao dịch do nhầm lẫn, sai sót thì đại lý phân phối phải
– Công ty quản lý quỹ, đại lý phân phối, phải có sổ lệnh lưu trữ đầy đủ thông tin về các lệnh giao dịch chứng chỉ quỹ của nhà đầu tư theo mẫu ban hành kèm theo thông tư 98/2020/TT-BTC và phải tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan đến các thông tin về lệnh giao dịch đó. Theo yêu cầu của nhà đầu tư, đại lý phân phối sẽ có trách nhiệm cung cấp sao kê tài khoản, tiểu khoản.
– Nguyên tắc thực hiện lệnh chuyển đổi trong trường hợp công ty quản lý quỹ có từ hai quỹ mở trở lên và có quy định tại Điều lệ các quỹ, Bản cáo bạch, nhà đầu tư được chuyển đổi quỹ như sau:
+ Đối với chứng chỉ quỹ bị bán thì lệnh bán được thực hiện trước, sau đó mới thực hiện lệnh mua chứng chỉ của quỹ mục tiêu;
+ Thực hiện các lệnh tại các ngày giao dịch chứng chỉ của các quỹ tương ứng;
+ Đối với các lệnh của chứng chỉ quỹ bị bán, các lệnh mua chứng chỉ quỹ mục tiêu, các lệnh giao dịch chứng chỉ của các quỹ tương ứng thì nhà đầu tư chỉ phải thanh toán giá dịch vụ chuyển đổi (nếu có) theo quy định tại Điều lệ quỹ, không phải thanh toán giá dịch vụ mua lại, giá dịch vụ phát hành.
3. Điều kiện chào bán lần đầu chứng chỉ quỹ mở ra công chúng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 241 Nghị định 155/2020/NĐ-CP, điều kiện chào bán lần đầu chứng chỉ quỹ mở ra công chúng bao gồm
– Tổng giá trị chứng chỉ quỹ đăng ký chào bán đạt mức tối thiểu là 50 tỷ đồng.
– Từ đợt chào bán chứng chỉ quỹ phải có phương án phát hành và phương án đầu tư vốn thu được phù hợp.
– Chịu sự giám sát bởi Ngân hàng giám sát.
– Sau khi kết thúc đợt chào bán thì chứng chỉ quỹ mở chào bán ra công chúng không phải niêm yết trên hệ thống giao dịch chứng khoán.
– Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải có tối thiểu 02 người điều hành quỹ có chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ; không bị đặt vào tình trạng chưa thực hiện đầy đủ các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả theo
4. Hồ sơ đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ mở lần đầu ra công chúng:
– Tài liệu đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng gồm có:
+ Giấy đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng kèm theo Nghị định 155/2020/NĐ-CP;
+ Dự thảo Điều lệ quỹ theo quy định của Bộ Tài chính;
+ Bản cáo bạch, Bản cáo bạch tóm tắt được lập theo quy định của Bộ Tài chính;
+
+ Hợp đồng nguyên tắc về việc phân phối chứng chỉ quỹ giữa công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và các đại lý phân phối có kèm theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đại lý phân phối chứng chỉ quỹ, báo cáo thẩm định về cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhân sự tại các địa điểm có phân phối chứng chỉ quỹ của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và các hợp đồng nguyên tắc đã ký kết với các tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan (nếu có);
+ Danh sách, bản thông tin cá nhân của người điều hành quỹ theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định 155/2020/NĐ-CP ;
+ Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải bổ sung các tài liệu lấy ý kiến nhà đầu tư về bầu các thành viên ban đại diện quỹ trong trường hợp quỹ dự kiến không tổ chức Đại hội nhà đầu tư lần thứ nhất, kèm theo bản thông tin cá nhân, lý lịch tư pháp và các nội dung khác lấy ý kiến các nhà đầu tư;
+ Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có), các tài liệu quảng cáo, thông tin giới thiệu về quỹ dự kiến được mang ra chào bán (nếu có).
– Hợp đồng được ký với các tổ chức cung cấp dịch vụ quản trị quỹ và đại lý chuyển nhượng (nếu có).
5. Mua lại một phần, tạm dừng giao dịch chứng chỉ quỹ mở:
Căn cứ tại Điều 33 Thông tư 98 quy định về việc mua lại một phần, tạm dừng giao dịch chứng chỉ quỹ mở như sau:
Công ty quản lý quỹ có quyền chỉ đáp ứng một phần lệnh bán, lệnh mua, lệnh chuyển đổi của nhà đầu tư khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
– Tại ngày giao dịch chứng chỉ quỹ tổng giá trị các lệnh bán (kể cả lệnh bán từ hoạt động chuyển đổi) trừ tổng giá trị các lệnh mua (kể cả lệnh mua từ hoạt động chuyển đổi) lớn hơn 10% giá trị tài sản ròng của quỹ;
– Khi nhà đầu tư thực hiện toàn bộ lệnh giao dịch mà dẫn tới:
+ Giá trị tài sản ròng của quỹ thấp hơn 50 tỷ đồng; hoặc
+ Giá trị còn lại của phần đơn vị quỹ hoặc số đơn vị quỹ trên tài khoản của nhà đầu tư thấp hơn giá trị tối thiểu hoặc số lượng đơn vị quỹ tối thiểu để duy trì tài khoản của nhà đầu tư theo quy định tại Điều lệ quỹ và Bản cáo bạch (nếu có); hoặc
+ Giá trị tài sản ròng còn lại hoặc số đơn vị quỹ còn lại của quỹ thấp hơn giá trị tài sản ròng tối thiểu hoặc thấp hơn số đơn vị quỹ lưu hành tối thiểu đã được quy định tại Điều lệ quỹ và Bản cáo bạch (nếu có); hoặc
+ Số lượng đơn vị quỹ lưu hành (nếu có) quy định tại Điều lệ quỹ và Bản cáo bạch mà bị vượt quá khối lượng tối đa.
+ Các trường hợp khác theo quy định cụ thể tại Điều lệ quỹ và Bản cáo bạch.
– Nguyên tắc khi thực hiện một phần lệnh bán, lệnh mua, lệnh chuyển đổi theo quy định tại Điều lệ quỹ, Bản cáo bạch, công ty quản lý quỹ:
+ Nguyên tắc ưu tiên về thời gian: ưu tiên lệnh chuyển tới đại lý phân phối trước được thực hiện trước;
+ Nguyên tắc cùng một tỷ lệ: phân bổ cho tất cả các nhà đầu tư đăng ký giao dịch theo cùng một tỷ lệ giữa giá trị thực hiện và giá trị đăng ký giao dịch đối với phần giá trị được thực hiện.
– Đối với trường hợp tại ngày giao dịch chứng chỉ quỹ tổng giá trị các lệnh bán (kể cả lệnh bán từ hoạt động chuyển đổi) trừ tổng giá trị các lệnh mua (kể cả lệnh mua từ hoạt động chuyển đổi) lớn hơn 10% giá trị tài sản ròng của quỹ thì công ty quản lý quỹ được kéo dài thời hạn thanh toán tối đa 30 ngày sau khi được Ban đại diện quỹ chấp thuận nếu Điều lệ quỹ và Bản cáo bạch có quy định, kể từ ngày giao dịch chứng chỉ quỹ.
– Công ty quản lý quỹ có thể tạm dừng việc thực hiện giao dịch chứng chỉ quỹ khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
+ Không thể thực hiện việc mua lại chứng chỉ quỹ theo yêu cầu do nguyên nhân bất khả kháng;
+ Vào ngày định giá mua lại chứng chỉ quỹ, công ty quản lý quỹ không thể xác định giá trị tài sản ròng của quỹ do chứng khoán trong danh mục đầu tư của quỹ bị đình chỉ giao dịch theo quyết định của Sở giao dịch chứng khoán;
+ Ngoài ra, còn có thể bị tạm dừng thực hiện giao dịch chứng chỉ quỹ do Điều lệ quỹ quy định hoặc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xét thấy là cần thiết.
– Trong thời hạn 24 giờ, công ty quản lý quỹ phải báo cáo Ban đại diện quỹ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, kể từ khi xảy ra một trong các trường hợp phải tạm dừng giao dịch chứng chỉ quỹ trừ trường hợp theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và phải tiếp tục thực hiện việc mua lại chứng chỉ quỹ mở ngay sau khi các sự kiện này chấm dứt.
– Kể từ ngày tạm dừng giao dịch chứng chỉ quỹ, thời hạn tạm dừng giao dịch chứng chỉ quỹ thực hiện theo quy định tại Điều lệ quỹ nhưng không quá 90 ngày.
– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn tạm dừng giao dịch chứng chỉ quỹ, công ty quản lý quỹ phải tổ chức họp về việc giải thể quỹ hoặc tách quỹ hoặc tiếp tục kéo dài thời hạn tạm dừng giao dịch chứng chỉ quỹ và phải lấy ý kiến Đại hội nhà đầu tư. Trong thời hạn triệu tập Đại hội nhà đầu tư, công ty quản lý quỹ được hủy bỏ việc triệu tập Đại hội nhà đầu tư, nếu các nguyên nhân dẫn tới việc tạm dừng giao dịch chứng chỉ quỹ chấm dứt.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật chứng khoán năm 2019;
– Nghị định 155/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chứng khoán;
– Thông tư 98/2020/TT-BTC hướng dẫn về hoạt động và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán do Bộ Tài chính ban hành.