Từ xưa đến nay, kế toán là một trong những ngành học rất phổ biến, để giúp nhà tuyển dụng lựa chọn được những ứng viên ưu tú, đáp ứng điều kiện thì bắt buộc phải có thêm một số loại chứng chỉ. Và chứng chỉ ACCA là gì? Những lợi ích và yêu cầu đối với chứng chỉ ACCA. Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề nêu trên.
Quy định về Chứng chỉ kế toán ACCA mới nhất
1. Chứng chỉ ACCA là gì?
Chúng ta có thể hiểu sơ lược thế này, kế toán là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động kinh tế tài chính của một tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan,… Đối với mỗi ngành nghề đều có những chứng chỉ riêng và ngành kế toán không phải là ngoại lệ. Một trong những chứng chỉ có uy tín nhất hiện nay trong lĩnh vực kế toán đó chính là ACCA. Vậy chứng chỉ ACCA là gì?
Chứng chỉ ACCA là một chứng chỉ được cấp bởi Hiệp hội Kế toán công chứng Anh Quốc (The Association of Chartered Certified Accountants, viết tắt là ACCA). Hiệp hội này được thành lập vào năm 1904, hiện được công nhận rộng rãi ở 179 quốc gia lãnh thổ với hơn 227.000 hội viên và hơn 517.000 học viên toàn cầu.
ACCA cung cấp cho học viên những kỹ năng chuyên sâu về kinh doanh, kế toán, tài chính và có thể sử dụng ở bất kì lĩnh vực nào. Do dó, chứng chỉ ACCA có giá trị trên toàn cầu và được các nhà tuyển dụng trên thế giới tín nhiệm.
Tại Việt Nam, chứng chỉ ACCA ngày càng phổ biến và được nhiều người quan tâm theo học. Số lượng hội viên ACCA đạt khoảng 1.300, học viên đạt khoảng hơn 7.000 học viên. Đây là một trong những chứng chỉ Kế toán – Kiểm toán – Tài chính – Thuế được nhiều người theo đuổi để đạt được mục tiêu nghề nghiệp.
Chứng chỉ ACCA tên đầy đủ theo tiếng Anh là: The Association of Chartered Certified Accountants
Chứng chỉ ACCA | The Association of Chartered Certified Accountants |
Cấp độ kiến thức | Applied knowledge |
Cấp độ kỹ năng | Applied skills |
Cấp độ chuyên nghiệp | Professional |
Thuế | Tax |
Báo cáo | Report |
Chương trình học | Syllabus |
Môn | Subject |
Kế toán | Accounting |
Nghề nghiệp | Occupation |
2. Chương trình học ACCA:
Chương trình học ACCA tại Việt Nam được thiết kế hoàn toàn bằng tiếng Anh với 16 môn học, tuy nhiên các bạn chỉ học 14/16 môn vì được tự chọn 2/4 đối với các môn Options. Các môn học chi tiết bao gồm:
- CẤP ĐỘ KIẾN THỨC (Hoàn tất lấy chứng chỉ “Diploma in Accounting & Business”) gồm các môn từ F1 đến F3:
F1 – Accountant in Business (Kế toán trong kinh doanh)
F2 – Management Accounting (Kế toán quản trị)
F3 – Financial Accounting (Kế toán tài chính)
- CẤP ĐỘ KỸ NĂNG (Hoàn tất lấy chứng chỉ “Advanced Diploma in Accounting & Business”) gồm các môn từ F4 đến F9:
F4 – Corporate and Business Law (
F5 – Performance Management (Quản lý hiệu quả hoạt động)
F6 – Taxation (Thuế)
F7 – Financial Reporting (Lập
F8 – Audit and Assurance (Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm)
F9 – Financial Management (Quản trị tài chính)
- CẤP ĐỘ CHUYÊN NGHIỆP (Hoàn tất lấy chứng chỉ ACCA) gồm các môn từ P1 đến P7:
P1 – Governance, Risk and Ethics (Quản trị doanh nghiệp, rủi ro và đạo đức kinh doanh)
P2 – Corporate Reporting (Lập
P3 – Business Analysis (Phân tích kinh doanh)
Chọn 2 trong 4 môn
P4 – Advanced Financial Management (Quản trị tài chính nâng cao)
P5 – Advanced Performance Management ( Quản lý hiệu quả hoạt động nâng cao)
P6 – Advanced Taxation (Thuế nâng cao)
P7 – Advanced Audit and Assurance (Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao)
Bài thi ACCA chia ra làm 2 dạng: CBE ( thi trên máy) và PBE (thi trên giấy) tùy vào môn thi là môn nào.
Lưu ý: Đối với các bài thi trên máy tính CBE thì bạn có thể thi bất cứ lúc nào. Còn đối với các bài thi trên giấy thì một năm ACCA sẽ tổ chức 4 đợt thi
Thời gian học và hoàn thành để lấy chứng chỉ ACCA là 3 – 4 năm, một số trường hợp có thể hoàn thành từ 2 – 2.5 năm,
Đối với các môn F, ACCA không giới hạn thời gian hoàn thành. Còn các môn P, bạn chỉ có 10 năm để hoàn thành nếu không muốn bị xóa kết quả môn P và học lại từ đầu
ACCA không tổ chức đào tạo, không viết sách cho học viên. ACCA chỉ đưa ra để cương và tổ chức các kỳ thi. Dựa vào đề cương mà ACCA công bố, thì các nhà xuất bản, giáo viên sẽ viết tài liệu để học viên học và thi.
3. Những lợi ích và yêu cầu đối với chứng chỉ:
3.1. Lợi ích:
Một, mở ra cơ hội nghề nghiệp cho bạn ở bất cứ đâu
ACCA được thiết kế và phát triển dựa trên kết quả khảo sát của hơn 30.000 ứng viên có liên quan trong đó có các chuyên gia về kế toán, tài chính và các nhà tuyển dụng quốc tế.
Điều này cho thấy các nhà tuyển dụng quốc tế hoàn toàn tin tưởng vào năng lực của các ứng viên có chứng chỉ ACCA. Do đó, việc sở hữu chứng chỉ ACCA mở ra cơ hội nghề nghiệp lớn cho bạn, ở bất cứ đâu bạn cũng sẽ có khả năng tìm được một công việc tốt, phù hợp với năng lực của mình;
Chứng chỉ ACCA cho thấy được trình độ, kiến thức về kế toán tài chính của bạn. Tại các nước phát triển cùng hệ thống tài chính chuyên nghiệp, các bằng cấp về tài chính kế toán chuyên nghiệp là tiêu chuẩn để giúp bạn cạnh tranh, là một tấm “hộ chiếu” giúp bạn đến gần hơn với nhà tuyển dụng, với công việc mà bạn mong muốn. Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn mất bao lâu để hoàn thành chương trình ACCA, vì vậy bạn nên hoàn thành các bài kiểm tra sớm nhất có thể để đảm bảo cơ hội nghề nghiệp cho chính bạn
Hai, giúp bạn kết nối với chuyên gia tài chính toàn cầu
Hiệp hội ACCA có hơn 188.000 thành viên, 480.000 học viên tại 181 quốc gia trên thế giới. Khi bạn đăng ký học và trở thành hội viên ACCA, bạn sẽ trở thành một phần của mạng lưới rộng lớn và ngày càng phát triển này. Hiểu về ACCA là gì sẽ giúp bạn có động lực cố gắng để có được chứng chỉ này.
Đây là một mạng lớn cực lớn với hơn 60.000 chuyên gia tài chính – kế toán; từ đó, bạn có thể cùng chia sẻ kiến thức, cập nhật thông tin cũng như học hỏi kinh nghiệm để hoàn thiện các kỹ năng, chuyên môn nghề nghiệp của mình
Ba, nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ
Các chương trình hội thảo do ACCA tổ chức hàng năm là cơ hội để các học viên gặp gỡ các chuyên gia tài chính – kế toán hàng đầu. Đây là cơ hội tốn để bạn cập nhật kiến thức, làm mới chuyên môn, học hỏi các kinh nghiệm bổ ích từ những người có sức ảnh hưởng trong đây. Đây là một cơ hội đặc biệt và cũng là sự khác biệt của chương trình ACCA so với các chứng chỉ tài chính – kế toán hiện nay
Tư, tạo ra cơ hội để có được các văn bằng kế toán – tài chính khác
Bên cạnh việc hiểu chứng chỉ ACCA là gì cũng như đã có chứng chỉ này sẽ là bước đệm để giúp bạn có được chứng chỉ CPA (Certified Public Accountants) là chứng chỉ hành nghề Kế toán viên công chứng. Chứng chỉ CPA là sự công nhận về năng lực của kiểm toán viên, nhờ vậy bạn có thể có quyền điều hành các cuộc kiểm toán và báo cáo kiểm toán tại Việt Nam.
Việc chuyển đổi từ chứng chỉ ACCA sang CPA tương đối đơn giản, bạn chỉ cần làm bài kiểm tra theo yêu cầu, nếu bạn thi qua thì sẽ được cấp chứng chỉ CPA.
Ngoài việc có thể chuyển đổi để lấy bằng CPA, thì sau khi có chứng chỉ ACCA bạn có thể học chuyển tiếp để lấy bằng cử nhân Kế toán ứng dụng của Đại học Oxford và thạc sỹ tài chính của đại học Luân Đôn. Nên cạnh đó, bạn sẽ có cơ hội tham gia kỳ thì để chuyển đổi để lấy chứng chỉ CIA – ACCA và CIA là hai chứng chỉ có giá trị công nhận trên toàn cầu, việc sở hữu cả hai chứng chỉ này mở ra cơ hội nghề nghiệp rất lớn cho bạn
Cơ hội nghề nghiệp và thăng tiến với bằng ACCA:
- CEO (Giám đốc điều hành)
- CFO (Giám đốc tài chính)
- Kế toán trưởng
- Giám đốc khối quản lý rủi ro (Chief Risk Officer)
- Quản trị tài chính
- Quản trị doanh nghiệp
- Kế toán quản trị
- Kế toán tài chính
- Phân tích tài chính
- Kiểm toán độc lập
- Kiểm toán nội bộ
- Tư vấn thuế
- Kiểm soát và quản lý ngân sách
- Phân tích đầu tư
- Ngân hàng
3.2. Đối tượng được học ACCA:
Chứng chỉ ACCA không yêu cầu bất cứ bằng cấp hay kinh nghiệm gì đối với học viên. Các học viên có thể là sinh viên chuyên ngành kế, kiểm, tài chính, ngân hàng hay một người đã đi làm nhưng muốn có thêm cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp hay thậm chí là một chuyên gia tài chính. Cụ thể:
- Nhân sự đang làm kế toán, kiểm toán, tài chính, ngân hàng muốn sở hữu một chứng chỉ kế toán công chứng quốc tế uy tín để thăng tiến trong nghề nghiệp
- Sinh viên năm 2, 3 & 4 các chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính, ngân hàng muốn tăng cơ hội thực tập và việc làm tại các công ty đa quốc gia
- Những người đã tốt nghiệp Cao đẳng về kế toán, tài chính hoặc ĐH các ngành khối kinh tế, mong muốn qua chương trình ACCA để lấy bằng Cử nhân Kế toán Ứng dụng của Oxford Brookes University
3.3. Điều kiện để có chứng chỉ ACCA:
Để có được bằng ACCA bạn phải có đủ các điều kiện cơ bản sau:
- Thi đỗ 13 môn trong chương trình ACCA.
- Hoàn thành môn Đạo đức Nghề nghiệp.
- Có 3 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành tài chính kế toán hoặc công việc có liên quan.
3.4. Quy định thi ACCA:
Học viên chỉ được thi tối đa 4 môn ACCA trong một kỳ thi, và tối đa 8 môn trong vòng một năm
Môn LW – Corporate and Business Law và môn TX – Taxation theo chuẩn Việt Nam chỉ được tổ chức thi vào kỳ thi tháng 6 và tháng 12
Học viên cần đăng ký thi theo thứ tự các cấp độ trong chương trình ACCA, tuy nhiên ACCA không quy định thứ tự thi của các môn ở từng cấp độ. Thứ tự thi các cấp độ hiện nay là:
Cấp độ Kiến thức (AB, MA, FA)
Cấp độ Kỹ năng (LW, PM, TX, FR, AA, FM)
Cấp độ Chuyên nghiệp (SBL, SBR, AFM, APM, ATX, AAA)
Trong trường hợp học viên muốn đăng ký thi Cấp độ Chuyên nghiệp nhưng vẫn còn 1 môn Cấp độ Kỹ năng, học viên cần đăng ký thi cả 2 môn trong cùng một kỳ thi và không được hủy thi, trường hợp hủy thi phải hủy cả hai môn.
Thời gian tối đa để học viên hoàn thành các môn Cấp độ chuyên nghiệp là 7 năm, được tính từ lần đầu tiên học viên thi đậu 1 môn thuộc cấp độ này. Nếu không thi đậu tất cả các môn cấp độ chuyên nghiệp trong vòng 7 năm, học viên sẽ bị hủy kết quả môn thi đậu quá 7 năm trở về trước và phải đăng ký thi lại môn đó.
Khi đến tham dự kỳ thi, học viên mang theo Examination Attendance Docket và giấy tờ tùy thân có ảnh (CMND, passport hoặc bằng lái xe). Ngoài ra, phòng thi sẽ đóng cửa 30 phút trước khi bắt đầu thi để làm thủ tục nên học viên bắt buộc có mặt tại địa điểm thi sớm hơn thời gian quy định.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
- Thông tư 91/2017/TT-BTC quy định về việc thi, cấp quản lý chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ kế toán viên;