Chức vụ, chức danh và số lượng của cán bộ, công chức cấp xã được quy định tại Nghị định 92/2009/NĐ-CP. Chức vụ, chức danh và số lượng cán bộ, công chức cấp xã theo quy định mới nhất. Cán bộ cấp xã gồm những chức vụ nào?
Mục lục bài viết
1. Chức vụ, chức danh công chức cấp xã:
– Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây:
+ Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
+ Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
+ Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
+ Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
+ Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);
+ Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
– Công chức cấp xã có các chức danh sau đây:
+ Trưởng Công an;
+ Chỉ huy trưởng Quân sự;
+ Văn phòng – thống kê;
+ Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã);
+ Tài chính – kế toán;
+ Tư pháp – hộ tịch;
+ Văn hoá – xã hội.
2. Số lượng cán bộ, công chức cấp xã:
Số lượng cán bộ, công chức cấp xã được bố trí theo loại đơn vị hành chính cấp xã; cụ thể như sau:
– Cấp xã loại 1: không quá 25 người;
– Cấp xã loại 2: không quá 23 người;
– Cấp xã loại 3: không quá 21 người.
Việc xếp loại đơn vị hành chính cấp xã sẽ dựa trên các tiêu chí: diện tích, dân số và các yếu tố đặc thù.
Số lượng cán bộ, công chức cấp xã này bao gồm cả cán bộ, công chức được luân chuyển, điều động, biệt phái về cấp xã.
PHÂN TÍCH CHI TIẾT QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT:
Cấp xã là cấp gần gũi nhất với nhân dân, vậy trong bộ máy chính quyền cấp xã được phân chia ra có những chức vụ, chức danh cụ thể nào, nhiệm vụ đối với từng chức danh, chức vụ. Quy định về số lượng cán bộ, công chức cấp xã đối với từng đơn vị hành chính cấp xã theo quy định của pháp luật hiện hành. Luật Dương Gia dựa trên những cơ sở, căn cứ pháp lý xin trình bày vấn đề này như sau:
3. Chức vụ cán bộ, công chức cấp xã:
Cấp xã có những loại chức vụ nào đối với cán bộ, công chức đã được quy định cụ thể tại khoản 1, Điều 3, Nghị định 92/2009/NĐ-CP như sau:
– Bí thư và Phó Bí thư Đảng ủy. Đây là những cán bộ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ, công tác Đảng thuộc Đảng bộ hoặc là chi bộ đối với những xã chưa có Đảng bộ chịu trách nhiệm trong việc lãnh đạo hay chỉ đạo các hoạt động theo chức năng của Đảng bộ hay chi bộ phối hợp với tập thể đảng ủy hay chi ủy để có được chính sách lãnh đạo toàn diện trong hệ thống chính trị tại cơ sở đó đối với việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trên phạm vi địa bàn xã phụ trách.
– Chủ tịch và Phó Chủ tịch hội đồng nhân dân. Là những người đứng đầu trong hội đồng nhân dân, được hội đồng nhân dân bầu ra và nắm vị trí lãnh đạo này không quá hai nhiệm kì liên tiếp.
– Chủ tịch, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân. Là những người đứng đầu trong Ủy ban nhân dân. Chủ tịch, phó chủ tịch ủy ban nhân dân bầu, làm nhiệm vụ không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp. Được Chủ tịch Hội đồng nhân dân giới thiệu từ trong số thành viên của Hội đồng nhân dân.
– Chủ tịch ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam. Là người đứng đầu của Ủy ban mặt trận tổ quốc, chịu trách nhiệm về công việc, nhiệm vụ của mình với cấp ủy và với Mặt trận tổ quốc cấp trên về các hoạt động thuộc lĩnh lực của mình ở cấp xã. Chủ tịch là người đứng ra để chuẩn bị các nội dung cũng như mời họp đối với các cuộc họp của Ủy ban mặt trận tổ quốc và Ban thường trực cấp xã. Thay mặt để ký kết các quyết định, thông tư hướng dẫn, nghị quyết, báo cáo hay thư kêu gọi gửi đến Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, mặt trận tổ quốc cấp trên.
– Bí thư đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Đối với bí thư đoàn thì độ tuổi giới hạn đó là từ 35 tuổi trở xuống, có trình độ lý luận sơ cấp trở lên, trình độ chuyên môn từ trung cấp.
– Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Đại diện cho hội trong công tác chăm lo, bảo vệ những quyền lợi hay lợi ích chính đáng đối với phụ nữ trong hội, đứng ra trong việc vận động chị em thực hiện đúng theo đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước, vận động đối với chính sách bình đẳng giới tính.
– Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam. Hội này được thành lập và hoạt động đối với những xã vùng núi hay vùng đồng bằng có người dân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp.
– Chủ tịch hội cựu chiến binh Việt Nam. Về tuổi của Chủ tịch hội cựu chiến binh cấp xã là không quá 65 tuổi. Có trình độ học vấn tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên đối với khu vực đồng bằng và tốt nghiệp tiểu học ở khu vực miền núi. Đảm bảo việc có lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên, được đào tạo đúng với chuyên môn, trình độ nghiệp vụ tại vị trí đang giữ.
4. Chức danh cán bộ, công chức cấp xã:
– Trưởng công an xã. Chịu trách nhiệm lãnh đạo đối với ban công an xã, được chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện
– Chỉ huy trưởng Quân sự, để được bổ nhiệm chức danh này thì cá nhân phải được nằm trong diện quy hoạch đối với chức danh chỉ huy trưởng, năng lực tham mưu cũng như tham mưu có hiệu quả đối với việc lãnh đạo, hay chỉ đạo trong việc thực hiện các chính sách, chế độ đối với các lực lượng như dân quân tự vệ hay đối với các chính sách hậu phương của quân đội tại địa phương cho cấp ủy, chính quyền cấp xã.
– Khối văn phòng – thống kê, trực tiếp trong việc tham mưu cho ủy ban trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban đối với các lĩnh lực như văn phòng, tổ chức, thi đua, khen thưởng, thống kê, tín ngưỡng, tôn giáo… trên địa bàn xã theo quy định pháp luật cũng như việc thực hiện các nhiệm vụ khác do trực tiếp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao phó.
– Địa chính – nông nghiệp -xây dựng và môi trường, tổ chức các cuộc vận động nhân dân tiếp thu và áp dụng một cách tốt nhất các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đời sống sản xuất cũng như trong việc bảo vệ môi trường trên địa bàn, tổng hợp số liệu, thu thập thông tin hay lập sổ sách để báo cáo các dữ liệu này cho Ủy ban nhân dân trong các mục về đất đai, tài nguyên, môi trường, địa giới hành chính hay trong công tác quy hoạch, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã.
– Tài chính – kế toán, thực hiện các công việc trong việc kiểm tra, tổ chức đối với các hoạt động tài chính theo hướng chỉ đạo của cơ quan tài chính cấp trên, thực hiện việc quyết toán ngân sách cũng như
– Tư pháp – hộ tịch, thực hiện các công việc như đăng ký khai sinh, tử, nhận nuôi con nuôi, bổ sung hộ tịch, thay đổi hoặc cải chính hộ tịch, chứng thực bản sao từ bản chính cho các giấy tờ hay văn bản (Tiếng Việt), hay chứng thực các giấy tờ khác theo quy định.
– Văn hóa – xã hội, thực hiện nhiệm vụ trong việc công tác truyền thông, thông tin đối với tình hình kinh tế – xã hội tại địa phương mình, tổ chức để thực hiện đối với việc xây dựng đời sống văn hóa tại cộng đồng dân cư cũng như việc xây dựng gia đình văn hóa, làm công tác thống kê về việc làm, dân số, các ngành nghề hiện có trên địa bàn, chi trả chế độ cho người thuộc diện chính sách, có công với cách mạng, các hoạt động chương trình xóa đói giảm nghèo hay là việc quản lý của nghĩa trang liệt sĩ cũng như các công trình tổ quốc ghi công.
5. Số lượng cán bộ công chức cấp xã:
– Đối vói đơn vị hành chính cấp xã loại 1 thì số lượng tối đa là 23 người.
– Đối vói đơn vị hành chính cấp xã loại 2 thì số lượng tối đa là 21 người.
– Đối vói đơn vị hành chính cấp xã loại 3 thì số lượng tối đa là 19 người.
– Về số lượng cán bộ, công chức cấp xã đối với từng loại đơn vị hành chính được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, hoặc thành phố trực thuộc trung ương quyết định. Số lượng cán bộ, công chức có thể thấp hơn so với số lượng đã thống kê ở trên nhưng phải đảm bao được nhu cầu, cũng như yêu cầu đối với chức danh của cán bộ, công chức phù hợp với tình hình tại địa phương cụ thể. Trường hợp nếu Trưởng công an xã thuộc diện công an chính quy thì ở đây về số lượng phải giảm đi 01 người.
– Về quy định số lượng cán bộ, công chức cấp xã ở đây được hiểu là bao gồm toàn bộ cả số cán bộ, công chức được điều động, luân chuyển hay bị biệt phái về làm việc tại cấp xã.