Trọng tài lao động là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của Bộ luật lao động. Vậy chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng trọng tài lao động theo quy định của Bộ luật lao động được pháp luật quy định cụ thể như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Phân loại trọng tài lao động:
Trọng tài lao động được phân loại theo hai tiêu chí cơ bản: Tổ chức, hoạt động và tính chất của trọng tài lao động.
1.1. Căn cứ vào tổ chức và hoạt động của trọng tài lao động:
Được chia thành hai loại: Trọng tải lao động vụ việc và trọng tài lao động thường trực.
– Trọng tài lao động vụ việc: Trọng tài lao động vụ việc (hay còn gọi là trọng tài lao động lâm thời) là loại hình trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận lập nên hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định để giải quyết một vụ tranh chấp lao động tập thể. Theo đó, hội đồng trọng tải hoặc trọng tài viên duy nhất sẽ được lựa chọn với nhiệm vụ duy nhất là giải quyết vụ tranh chấp giữa các bên. Sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc các bên không cần đến hoặc chính bản thân trọng tải không đủ điều kiện hay khả năng tiếp tục giải quyết tranh chấp thì trọng tài vụ việc sẽ chấm dứt hoạt động.
Trọng tài lao động vụ việc là hình thức trọng tài xuất hiện từ rất sớm. So với trọng tài lao động thường trực thì trọng tài lao động vụ việc xuất hiện sớm hơn và nhìn chung trong đời sống lao động ở các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển, đa số các phán quyết trọng tải được đưa ra bởi trọng tài lao động vụ việc
– Trọng tài lao động thường trực: Trọng tài lao động thường trực là loại hình trọng tài có kết cấu, tổ chức bộ máy rõ ràng, có điều lệ hoạt động, có danh sách trọng tài viên và có bộ phận thường trực.
Trọng tài lao động thường trực thường được tổ chức dưới dạng trung tâm trọng tải hoặc cơ quan trọng tài hoạt động theo nhiệm kỳ hoặc không. Ở một số quốc gia có nền kinh tế thị trường nói chung và trọng tài nói riêng phát triển ở mức độ cao, những trọng tài viên được khách hàng lựa chọn làm việc thường xuyên theo hợp đồng ký giữa trọng tải và khách hàng (thường khách hàng là những công ty lớn) cũng được gọi là trọng tài lao động thường trực (Hoa Kỳ là một ví dụ điển hình). Trong trường hợp này, quyền hạn, quyền lợi và trách nhiệm của trọng tài được xác định theo hợp đồng đã ký kết. Trọng tài thường trực theo kiểu này làm việc theo chế độ bản thời gian, sẵn sàng đi làm bất kỳ lúc nào khi khách hàng yêu cầu. Nhìn chung ở đầu sử dụng hình thức trọng tài thường trực này thì đó là dấu hiệu chứng tỏ ở đó quan hệ lao động đã đạt đến một trình độ khá cao.
1.2. Căn cứ vào tính chất của trọng tài lao động:
Được chia thành hai loại: Trọng tài lao động tự nguyện và trọng tài lao động bắt buộc.
– Trọng tài lao động tự nguyện: Trọng tài lao động tự nguyện là hình thức giải quyết tranh chấp lao động do các bên tranh chấp thỏa thuận lựa chọn. Chỉ khi nào các bên tranh chấp cũng nhất trí đưa vụ tranh chấp lao động ra trước trọng tải thì trên thực tế mới tồn tại thủ tục trọng tài cho vụ tranh chấp đó. Đây là hình thức trọng tài lao động phổ biến đang được sử dụng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Trọng tài lao động tự nguyện được ưa chuộng vì nó thực sự tạo cho các bên tranh chấp thể chủ động hầu như là tuyệt đối. Người tiến hành trọng tải, địa điểm, thời gian, quy tắc trọng tài… đều thuộc quyền kiểm soát triệt để của các đương sự. Từ đó tạo cơ hội cho chính các đương sự có thể đạt được lợi ích tối đa từ quá trình giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài.
Đối với cơ chế trọng tài lao động tự nguyện, hầu như pháp luật của các quốc gia chỉ kiểm soát chặt chẽ hai vấn đề. Đó là: thỏa thuận trọng tài giữa các bên tranh chấp và việc thi hành phán quyết của trọng tải. Còn lại hoàn toàn do các bên tranh chấp tự định đoạt.
Ở Việt Nam, cơ chế trọng tài lao động tự nguyện đã từng được quy định trong Nghị định
– Trọng tài lao động bắt buộc: Bên cạnh trọng tài lao động tự nguyện, ở nhiều quốc gia còn tồn tại hình thức trọng tài lao động bắt buộc. Các quốc gia thuộc khối các nước ASEAN có xu hướng sử dụng trọng tài lao động bắt buộc nhiều hơn các quốc gia thuộc các khu vực khác. Ở những quốc gia này, trọng tài lao động bắt buộc thường được sử dụng trong các trường hợp đặc biệt như: tranh chấp lao động gắn liền với đình công của NLĐ hoặc giải công của NSDLĐ, tranh chấp gây ảnh hưởng xấu tới lợi ích quốc gia (Philippines), trong trường hợp khẩn cấp (Malaysia) hay tranh chấp ở xí nghiệp công cộng (Thái Lan)
Trọng tài lao động bắt buộc bao gồm hai loại: Trọng tài lao động bắt buộc triệt để (chỉ định) và trọng tài lao động bắt buộc hạn chế.
Thứ nhất, ở hình thức trọng tài lao động bắt buộc triệt để, việc đưa vụ tranh chấp ra trọng tài lao động giải quyết là bắt buộc theo quy định của pháp luật. Vì vậy thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động của trọng tài trong trường hợp này là đương nhiên, không phụ thuộc vào ý chỉ của bất kì bên tranh chấp nào. Các vấn đề khác có liên quan như: địa điểm, thời gian, quy tắc trọng tài… đều mang tính bắt buộc.
Đã từ lâu, nhiều quốc gia trong khối ASEAN như Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Singapore đều sử dụng hình thức trọng tải này.” Ở Việt Nam, dưới chế độ Việt Nam cộng hòa, cơ chế trọng tài lao động bắt buộc chỉ định cũng đã được sử dụng để giải quyết các tranh chấp lao động tập thể sau khi hoà giải không thành. Hiện nay nước ta không sử dụng hình thức này vào việc giải quyết tranh chấp lao động.
Thứ hai, ở hình thức trọng tài lao động bắt buộc hạn chế, 3 việc có đưa vụ tranh chấp lao động ra trước trọng tải hay không là do chính các bên tranh chấp quyết định, các bên không bắt buộc phải yêu cầu trọng tải giải quyết nếu không muốn. Như vậy, thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động thực tế của trọng tài lao động chi phát sinh khi có yêu cầu của các đương sự. Song điều cần đặc biệt lưu ý ở đây là thủ tục trọng tài là bắt buộc trước khi các bên yêu cầu giải quyết vụ tranh chấp giữa họ bằng thủ tục khác (như toà án chẳng hạn). Chính vì thế, nhiều khi dù không muốn, các bên vẫn (phải) yêu cầu trọng tài giải quyết để đảm bảo tính hợp pháp về thủ tục và trong những trường hợp như vậy thường họ chỉ coi việc trọng tài có tính hình thức, là bước đệm để đạt được mục đích thực sự là đưa vụ tranh chấp ra giải quyết bằng thủ tục khác mà theo họ sẽ có hiệu quả hơn.
2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng trọng tài lao động:
2.1. Tổ chức và hoạt động của trọng tài lao động Việt Nam:
Theo quy định của BLLĐ và các văn bản hướng dẫn thi hành, trọng tài lao động nước ta được gọi với tên thống nhất: Hội đồng trọng tài lao động. Hội đồng trọng tài lao động được thành lập ở cấp tỉnh, theo đơn vị hành chính, bằng quyết định của chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Hội đồng trọng tài lao động có chức năng hòa giải các vụ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích; các vụ tranh chấp lao động tập thể tại các doanh nghiệp không được đình công theo danh mục do
Chính phủ quy định xảy ra trên địa bàn quản lý. cơ cấu tổ chức, hội đồng trọng tài lao động được hình thành theo số lẻ, không quá 7 thành viên, gồm: Chủ tịch hội đồng là người đứng đầu của cơ quan quản lý nhà nước về lao động; thư ký hội đồng; một số thành viên là đại diện công đoàn cấp tỉnh, đại diện của tổ chức đại diện NSDLĐ. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch hội đồng trọng tài lao động có thể mời đại diện cơ quan, tổ chức liên quan và người có kinh nghiệm trong lĩnh vực quan hệ lao động ở địa phương.
2.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động của hội đồng trọng tài lao động:
Theo khoản 2 Điều 199 và một số điều khoản có liên quan của BLLĐ, thẩm quyền trong việc giải quyết tranh chấp lao động của hội đồng trọng tài lao động được quy định như sau:
Thứ nhất, hội đồng trọng tài lao động có thẩm quyền hòa giải các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích khi thỏa mãn các điều kiện: – Vụ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích đó xảy ra trên địa bản tình, nơi hội đồng trọng tài lao động đóng trụ sở;
– Vụ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích đó đã được hòa giải viên lao động tiến hành hòa giải nhưng không thành hoặc hoà giải viên lao động để hết thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn yêu cầu giải quyết mà không tiến hành hòa giải;
– Có đơn yêu cầu của một trong các bên hoặc của cả hai bên tranh chấp.
Thứ hai, hội đồng trọng tài lao động có thẩm quyền hòa giải tranh chấp lao động tập thể về quyền và các tranh chấp lao động về lợi ích xảy ra tại doanh nghiệp thuộc danh mục các doanh nghiệp không được đình công do Chính phủ quy định khi các bên có đơn yêu cầu giải quyết theo quy định của pháp luật.