Vụ Pháp luật quốc tế là một trong những đơn vị thuộc Bộ tư pháp, có chức năng tham mưu và giúp đỡ cho Bộ tư pháp trong quá trình xây dựng, thẩm định điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến pháp luật quốc tế ... Dưới đây là chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ Pháp luật quốc tế có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Chức năng của Vụ Pháp luật quốc tế:
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về vị trí và chức năng của Vụ Pháp luật quốc tế. Căn cứ theo quy định tại Điều 1 của Quyết định 956/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp, có quy định cụ thể về vị trí và chức năng của Vụ Pháp luật quốc tế. Theo đó, Vụ Pháp luật quốc tế được xem là đơn vị trực thuộc Bộ tư pháp, Vụ Pháp luật quốc tế có chức năng tham mưu và giúp đỡ cho bộ trưởng Bộ tư pháp thực hiện các công tác xây dựng tham gia đóng góp ý kiến, thẩm định đối với các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, tham gia tham mưu và đóng góp ý kiến trong quá trình đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, các dự án và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp đến pháp luật quốc tế theo quy định của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phù hợp với Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp quốc tế theo quy định của pháp luật, quản lý nhà nước về các hoạt động liên quan đến vấn đề tương trợ tư pháp.
Theo đó, Vụ Pháp luật quốc tế được xem là Đơn vị trực thuộc Bộ tư pháp, có chức năng như sau:
– Tham mưu và giúp đỡ cho bộ trưởng Bộ tư pháp trong quá trình thực hiện công tác xây dựng, tham gia đóng góp ý kiến, thẩm định đối với các điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế;
– Tham mưu trong việc đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến pháp luật quốc tế theo quy định của pháp luật Việt Nam;
– Tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp quốc tế theo quy định của pháp luật;
– Quản lý nhà nước về hoạt động tương trợ tư pháp.
Nhìn chung, chức năng và vị trí của Vụ Pháp luật quốc tế đóng vai trò vô cùng quan trọng.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ Pháp luật quốc tế:
Pháp luật hiện nay cũng đã quy định cụ thể về nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ Pháp luật quốc tế. Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Quyết định 956/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp, có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ Pháp luật quốc tế. Bao gồm các nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
– Xây dựng và trình lên bộ trưởng Bộ tư pháp kế hoạch công tác dài hạn, kế hoạch 05 năm, kế hoạch hằng năm của Vụ Pháp luật quốc tế, tham gia vào hoạt động xây dựng chiến lược, xây dựng quy hoạch kế hoạch phát triển dài hạn/phát triển ngắn hạn hoặc phát triển hằng năm của ngành tư pháp;
– Tham gia vào hoạt động nghiên cứu, đề xuất các vấn đề mang tính chiến lược, tham gia vào hoạt động nghiên cứu các dự án, đóng góp ý kiến trong quá trình đưa ra giải pháp xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam, hướng tới mục tiêu đảm bảo tính tương thích của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
– Tham gia vào hoạt động xây dựng, đàm phán, đóng góp ý kiến, thẩm định đối với các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, thỏa thuận vay nước ngoài nhân danh nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhân danh Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận quốc tế vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức khác (hay còn được gọi là nguồn vốn ODA);
– Chủ trì thực hiện nhiệm vụ đầu mối về công tác điều ước quốc tế, chủ trì và phối hợp với các bộ ban ngành có liên quan trong quá trình triển khai thực hiện các điều ước quốc tế thuộc các lĩnh vực trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ tư pháp, ngoại trừ các điều ước quốc tế trong lĩnh vực nuôi con nuôi/hợp tác pháp luật với nước ngoài hoặc quan hệ hợp tác chung giữa nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các quốc gia và các tổ chức quốc tế hoặc các điều ước quốc tế khác mà bộ trưởng Bộ tư pháp giao cho các đơn vị khác thực hiện;
– Trình lên bộ trưởng Bộ tư pháp ý kiến đóng góp pháp lý cho các điều ước quốc tế về vấn đề vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức và vay ưu đãi, thỏa thuận nhân danh nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhân danh Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ tài chính, văn bản bảo lãnh của Chính phủ phải thỏa thuận phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ nước Việt Nam;
– Trình hoặc tham gia vào quá trình xây dựng, đóng góp ý kiến thẩm định đề nghị xây dựng, thẩm định các dự án và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, tham gia vào quá trình đóng góp ý kiến xây dựng chiến lược, chương trình đề án trong lĩnh vực liên quan đến pháp luật quốc tế, và các đề nghị xây dựng dự án/dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác do bộ trưởng Bộ tư pháp giao nhiệm vụ;
– Tổ chức triển khai thực hiện chiến lược, thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án, dự án xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự án hoặc dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng và nhiệm vụ của Vụ Pháp luật quốc tế;
– Tiến hành thủ tục ra soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, pháp điện hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng và nhiệm vụ của Vụ Pháp luật quốc tế;
– Trong lĩnh vực tư pháp quốc tế, Vụ Pháp luật quốc tế có chức năng giúp đỡ cho bộ trưởng Bộ tư pháp thực hiện nhiệm vụ cơ quan quốc gia trong quan hệ với các quốc gia thành viên, cơ quan thường trực của hội nghị Lahay về tư pháp quốc tế và các công ước của hội nghị Lahay mà Vụ Pháp luật quốc tế là cơ quan đầu mối. Vụ Pháp luật quốc tế còn giúp đỡ cho bộ trưởng Bộ tư pháp thực hiện nhiệm vụ là cơ quan đầu mối quốc gia trong quá trình thực thi công ước Niu-ooc vào năm 1958 và công nhận và cho phép thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài. Vụ pháp luật quốc tế còn có vai trò chủ trì và phối hợp xử lý các vấn đề liên quan đến quá trình công nhận và cho thi hành bản án/quyết định của tòa án nước ngoài/quyết định của trọng tài nước ngoài theo quy định của pháp luật, chủ trì xử lý các nội dung thuộc trách nhiệm của Bộ tư pháp trong các vụ việc liên quan đến vấn đề áp dụng pháp luật đối với quan hệ có yêu tố nước ngoài theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015.
Theo đó, nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ Pháp luật quốc tế được quy định cụ thể như trên.
3. Vụ Pháp luật quốc tế có những tổ chức trực thuộc nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Quyết định 956/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp, Vụ Pháp luật quốc tế có cơ cấu tổ chức và biên chế như sau:
– Lãnh đạo vụ: Lãnh đạo của Vụ Pháp luật quốc tế bao gồm 01 vụ trưởng và không vượt quá 03 (ba) phó vụ trưởng. Vụ trưởng của Vụ Pháp luật quốc tế có nghĩa vụ chịu trách nhiệm trước bộ trưởng Bộ tư pháp về quá trình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao của Vụ Pháp luật quốc tế. Bên cạnh đó, các phó vụ trưởng của Vụ Pháp luật quốc tế sẽ có trách nhiệm giúp đỡ cho Vụ trưởng trong quá trình quản lý điều hành hoạt động của Vụ Pháp luật quốc tế, được vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế phân công thực hiện trách nhiệm quản lý một số lĩnh vực và một số nhiệm vụ công tác nhất định phải chịu trách nhiệm trước vụ trưởng vụ pháp luật quốc tế và chịu trách nhiệm trước pháp luật về lĩnh vực công tác mà mình được phân công;
– Các tổ chức thuộc Vụ Pháp luật quốc tế bao gồm:
+ Phòng Công pháp và nhân quyền quốc tế;
+ Phòng Tư pháp quốc tế và tương trợ tư pháp;
+ Phòng Pháp luật đầu tư nước ngoài và giải quyết tranh chấp quốc tế;
+ Phòng Pháp
Đồng thời cần phải lưu ý, việc sáp nhập, thành lập, chia tách, giải thể các tổ chức thuộc Vụ Pháp luật quốc tế sẽ do bộ trưởng Bộ tư pháp quyết định dựa trên cơ sở đề nghị của vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Quyết định 956/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp luật quốc tế.
THAM KHẢO THÊM: