Công an xã có chức năng quyền hạn và nhiệm vụ như thế nào? Trưởng công an chức năng quyền hạn và nhiệm vụ như thế nào? Quy định chi tiết về công an cấp xã theo quy định mới nhất.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, tình hình tội phạm cũng trở nên phức tạp với sự “trẻ hóa” đối tượng phạm tội với những thủ đoạn tinh vi hơn. Trong công cuộc phòng chống tội phạm, giữ vững trật tự an toàn xã hội, bên cạnh sát cánh của toàn Đảng, toàn dân, sự chuyên nghiệp của các lực lượng nòng cốt, thì Công an xã cũng đóng một vai trò quan trọng, bởi đây là lực lượng cơ sở, nắm bắt và tiếp cận thực tế nhất với địa bàn, gần gũi nhất với nhân dân, có khả năng nắm bắt tình hình thực tế, có khả năng hỗ trợ tốt nhất đối với các lực lượng chuyên môn trong việc điều tra, phòng chống tội phạm.
Vậy chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Công an xã được xác định như thế nào? Trưởng công an xã – người đứng đầu cơ quan Công an đóng vai trò như thế nào? Để giải quyết vấn đề này, trong phạm vi bài viết, đội ngũ Luật sư và chuyên viên Luật Dương gia sẽ đề cập đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Công an xã, Trưởng Công an xã theo quy định của pháp luật hiện hành.
Hiện nay, nội dung về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Công an xã được đề cập đến Pháp lệnh Công an xã năm 2008, Thông tư 12/2010/TT-BCA. Cụ thể như sau:
Mục lục bài viết
1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Công an xã:
Công an xã, theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh Công an xã năm 2008, được hiểu là một trong những lực lượng thuộc hệ thống tổ chức của Công an nhân dân, và được xác định là lực lượng vũ trang bán chuyên trách, là lực lượng cơ sở đóng vai trò nòng cốt trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ vững an ninh trật tự. an toàn xã hội, bảo vệ an ninh Tổ Quốc trên địa bàn xã, phường, thị trấn.
- Chức năng của công an xã:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh Công an xã năm 2008, Công an xã có các chức năng sau:
– Tham mưu cho cấp chính quyền địa phương cấp xã (cấp ủy Đảng, Ủy ban nhân dân cùng cấp) về công tác đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn toàn xã, nhằm mục đích đề ra được những chủ trương, chính sách, biện pháp phù hợp với nội dung bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn.
– Quản lý về công tác an ninh – trật tự, phổ biến, nắm bắt và thực hiện các biện pháp phòng chống tội phạm; xác minh, tiếp cận và hỗ trợ điều tra các vi phạm pháp luật về an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã.
- Về nhiệm vụ, quyền hạn của công an xã:
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Pháp lệnh Công an xã năm 2008, được hướng dẫn bởi Chương 2 Thông tư 12/2010/TT-BCA, Công an xã có những nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
– Tiếp cận, nắm bắt tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn xã; đồng thời tiếp nhận các tin báo, tin tố giác về tội phạm; phân loại, xử lý các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Đồng thời, trên cơ sở đó, đề xuất những chủ trương, chính sách, biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.
– Là lực lượng nòng cốt trong việc xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; tuyên truyền, phổ biến các chủ trương chính sách pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội; kiểm tra, đôn đốc, vận động người dân thực hiện đúng các quy định về đấu tranh phòng chống tội phạm, chính sách pháp luật trên địa bàn.
– Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp xã, phối hợp thực hiện việc quản lý, giáo dục những đối tượng bị hình phạt quản chế, bị phạt cải tạo không giam giữ, người được hưởng án treo cư trú tại địa phương, quản lý người sau cai nghiện ma túy, người chấp hành án phạt tù hay người được đặc xá phải bị quản chế thêm.
– Phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội; bảo vệ tài sản, tính mạng của tổ chức, cá nhân, đảm bảo an ninh trên địa bàn toàn xã.
– Quản lý cư trú, chứng minh nhân dân và các giấy tờ đi lại khác trên địa bàn toàn xã; đồng thời giải quyết các thủ tục hành chính về cư trú như đăng ký tạm trú, đăng ký hộ khẩu, chuyển hộ khẩu…. Công an cấp xã có quyền kiểm tra hành chính và thực hiện việc tuần tra kiểm soát an ninh trong địa bàn xã phường, thị trấn
– Quản lý vật liệu nổ, vũ khí, công cụ hỗ trợ; thực hiện các quy định về phòng cháy chữa cháy; bảo vệ môi trường; kiểm tra, quản lý an ninh trật tự đối với một số hoạt động kinh doanh có yêu cầu về quản lý trật tự trên địa bàn phạm vi xã theo sự phân cấp của cơ quan có thẩm quyền.
– Phối hợp bắt giữ người phạm tội bị bắt quả tang, kiểm tra, thu thập giấy tờ tùy thân, vũ khí, hung khí, tang vật trong vụ việc bắt quả tang; bảo vệ hiện trường, cấp cứu nạn nhân, điều tra sơ bộ, báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh. Đồng thời, tổ chức truy tìm, bắt người vi phạm pháp luật lẩn trốn trên địa bàn; và dẫn người bị bắt lên cơ quan công an cấp trên trực tiếp (cụ thể Công an quận, huyện).
– Huy động người, phương tiện trong trường hợp cấp thiết để cứu hộ, cứu nạn, đuổi bắt người phạm tội bắt quả tang, người bị truy nã.
– Xử phạt hành chính đối với những hành vi vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Công an xã; lập hồ sơ để đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với người vi phạm pháp luật trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật.
– Tham gia công tác tuyển sinh, tuyển dụng vào lực lượng vũ trang nhân dân (ví dụ sơ tuyển nghĩa vụ quân sự, tham gia công an nhân dân); diễn tập thực hiện các nội dung về an ninh quốc phòng, phòng chống thiên tai.
– Được yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ phối hợp, cung cấp thông tin về các vấn đề an ninh quốc phòng.
2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Công an xã:
Như đã phân tích ở trên, Công an xã là một lực lượng quan trọng trong công tác phòng, chống tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội. Việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Công an xã được thực hiện dưới sự điều hành, phân công của Trưởng công an xã. Vậy chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Công an xã được xác định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Pháp lệnh Công an xã năm 2008, Trưởng Công an xã có trách nhiệm, chức năng, nhiệm vụ như sau:
– Tổ chức thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn của Công an xã theo quy định của pháp luật. Theo đó, Trưởng Công an xã có quyền phân công Phó trưởng Công an xã, và các công an viên thực hiện những nhiệm vụ của cơ quan Công an xã trên phạm vi địa bàn xã, phường.
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Ủy ban nhân dân cấp xã, Công an cấp trên trực tiếp về hoạt động của Cơ quan Công an xã.
Như vậy, có thể thấy, Công an cấp xã là lực lượng nòng cốt cấp cơ sở trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn xã, phường, thị trấn. Đây cũng là lực lượng “gần” với nhân dân nhất; có khả năng tiếp cận và bám sát địa bàn một cách nhanh nhất, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền và phổ biến pháp luật.
3. Vai trò của Công an xã tại địa phương như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Em cần hỗ trợ một tình huống như sau: nhà ông A vừa mở dịch vụ kinh doanh karaoke, nhà ông B và các hộ gia đình xung quanh trong một khoảng thời gian dài bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn sau 22h, dẫn đến mâu thuẫn giữa A và B và các hộ xung quanh. Một hôm A và B gặp nhau ở quán nhậu, do có mấu thuẫn và say rượu nên có lời qua tiếng lại rồi dẫn đến xô xát. Những người dân có mặt đã kịp thời can ngăn và báo cáo chính quyền xã. Trong trường hợp này ở cương vị một Công an xã cần phải giải quyết tình huống trên như thế nào vậy trong trường hợp này em nên làm thế nào. Từng bước ra sao ạ mong các a chị giúp đỡ e e cảm ơn ạ ?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 9 Pháp lệnh công an xã 2008 quy định Nhiệm vụ, quyền hạn của công an xã như sau:
“Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Công an xã
…
6. Tiếp nhận, phân loại, xử lý theo thẩm quyền các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã; kiểm tra người, đồ vật, giấy tờ tùy thân, thu giữ vũ khí, hung khí của người có hành vi vi phạm pháp luật quả tang; tổ chức cấp cứu nạn nhân, bảo vệ hiện trường và báo cáo ngay cho cơ quan có thẩm quyền; lập hồ sơ ban đầu, lấy lời khai người bị hại, người biết vụ việc, thu giữ, bảo quản vật chứng theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an; cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng, thông tin thu thập được và tạo điều kiện cho cơ quan có thẩm quyền xác minh, xử lý vụ việc.
7. Tổ chức bắt người phạm tội quả tang, người có quyết định truy nã, truy tìm đang lẩn trốn trên địa bàn xã; dẫn giải người bị bắt lên cơ quan Công an cấp trên trực tiếp.
8. Xử phạt vi phạm hành chính; lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác đối với người vi phạm pháp luật trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an….”.
Đối chiếu quy định trên với trường hợp của bạn thì bạn là Công an xã và địa bàn của bạn có ông A và ông B do có mấu thuẫn và say rượu nên có lời qua tiếng lại rồi dẫn đến xô xát. Trong trường hợp này, bạn sẽ tiếp nhận vụ việc xô xát, kiểm tra người, lập hồ sơ ban đầu, lấy lời khai của ông A, ông B, bảo quản, thu giữ các vật chứng (nếu có). Bên cạnh đó, bạn có nhiệm vụ cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng, thông tin thu thập được và tạo điều kiện cho cơ quan có thẩm quyền xác minh, xử lý vụ việc.
Ngoài ra,theo điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư 12/2010/TT-BCA thì trường hợp hành vi vi phạm đến mức phải xử lý vi phạm hành chính, nếu hành vi vi phạm đó thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Trưởng Công an xã thì tiến hành xử phạt. Trường hợp vượt quá thẩm quyền xử phạt của Trưởng Công an xã thì chuyển hồ sơ vi phạm lên cấp có thẩm quyền để xử phạt theo quy định. Trường hợp người thực hiện hành vi vi phạm thuộc đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính khác thì lập hồ sơ chuyển lên cấp có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, công an xã có quyền xử phạt hành chính, lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đối với người vi phạm pháp luật trên địa bàn xã. Theo quy định tại Điều 58
– Biên bản phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình.
–
Bên cạnh đó, theo Điều 66
Ở đây, ông A và ông B có hành vi lời qua tiếng lại rồi dẫn đến xô xát. Như vậy, ông A và ông B có thể sẽ bị xử phạt hành chính về việc vi phạm quy định về trật tự công cộng. Cụ thể, điểm a, khoản 2 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định như sau:
“2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;
c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;
Về thẩm quyền xử phạt: Điều 56
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội; đến 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy;
– Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định;
– Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính.