Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Tư pháp: Về hoạt động xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật. Về quản lý và đăng ký hộ tịch. Về phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở.
Chức năng, nhiệm vụ của một cơ quan, tổ chức sẽ là cơ sở xác lập cơ cấu, tổ chức tương ứng của cơ quan, tổ chức đó. Chức năng của tổ chức nào đấy là để thực hiện nhiệm vụ đặt ra cho tổ chức này. Chức năng này sẽ được thể hiện về mặt pháp lý dạng các quyền và nghĩa vụ.
Khoản 5 điều 1 Nghị định 108/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư số 07/2020/TT-BTP ngày 21/12/2020 của Bộ Tư pháp hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và quyền của Sở Tư pháp thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện. Văn bản quy phạm pháp luật này đã khẳng định vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền của Phòng Tư pháp, góp phần thúc đẩy kinh tế -xã hội phát triển, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của huyện và của ngành tư pháp.
Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn công tác em xin lựa chọn và phân tích vấn đề “Bảo đảm, chất lượng, hiệu quả hoạt động của Phòng Tư pháp huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên trong bối cảnh hiện nay”, và xin triển khai phân tích, đánh giá các chức năng chủ yếu sau: Xây dựng, kiểm tra, soát VBQPPL, quản lý và đăng ký hộ tịch, theo dõi thi hành pháp luật và quản lý hoạt động thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, PBGDPL và hòa giải cơ sở, cụ thể:
Mục lục bài viết
- 1 1. Về hoạt động xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật:
- 2 2. Về quản lý và đăng ký hộ tịch:
- 3 3. Về theo dõi tình hình thi hành pháp luật:
- 4 4. Về phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở:
- 5 5. Thực hiện những nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao hoặc theo quy định của pháp luật:
1. Về hoạt động xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật:
Kiểm tra VBQPPL là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc xem xét, đánh giá và kết luận về tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của văn bản sau khi ban hành nhằm phát hiện, đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật. Kiểm tra văn bản được thực hiện bởi các cơ quan, người có thẩm quyền trong nội bộ hệ thống cơ quan hành chính nhà nước để xem xét tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của các văn bản. Cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra văn bản bao gồm: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, UBND, Chủ tịch UBND cấp tỉnh và cấp huyện. Đối tượng của hoạt động kiểm tra văn bản là VBQPPL của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, HĐND và UBND các cấp. Hoạt động kiểm tra văn bản được thực hiện kết hợp giữa việc tự kiểm tra văn bản của cơ quan, người ban hành văn bản với việc kiểm tra văn bản của cơ quan, người có thẩm quyền. Hoạt động kiểm tra văn bản có vai trò, ý nghĩa trực tiếp là bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của văn bản sau khi ban hành, đồng thời có tác động mạnh mẽ trở lại hoạt động xây dựng pháp luật, giúp nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật ban hành văn bản, góp phần bảo đảm chất lượng của hệ thống pháp luật; hoạt động kiểm tra văn bản cũng tác động sâu sắc đến hoạt động thi hành pháp luật, bảo đảm chỉ đưa vào áp dụng trong đời sống những văn bản hợp hiến, hợp pháp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, lợi ích của Nhà nước và xã hội.
Phòng Tư pháp thực hiện chức năng xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa VBQPPL được quy định tại các Khoản 5,7,8 Điều 3 Thông tư số 07/2020/TT-BTP ngày 21/12/2020 của Bộ Tư pháp, cụ thể:
Về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật:
a) Phối hợp xây dựng nghị quyết, quyết định thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân cấp huyện do các cơ quan chuyên môn khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì xây dựng;
b) Thẩm định dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân, dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định pháp luật.
Về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật:
a) Là đầu mối giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện tự kiểm tra văn bản do Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành;
b) Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra văn bản của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định biện pháp xử lý văn bản trái pháp luật theo quy định;
c) Kiểm tra, xử lý đối với các văn bản có chứa quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành nhưng không được ban hành bằng hình thức nghị quyết của Hội đồng nhân dân hoặc quyết định của Ủy ban nhân dân; văn bản do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc chức danh khác ở cấp xã ban hành có chứa quy phạm pháp luật.
Về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật:
a) Là đầu mối giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện việc rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định pháp luật;
b) Đôn đốc, hướng dẫn, tổng hợp kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản chung của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Về quản lý và đăng ký hộ tịch:
Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết; việc đăng ký hộ tịch là việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm xác định các sự kiện: sinh; kết hôn; tử; nuôi con nuôi; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính, bổ sung, điều chỉnh hộ tịch; xác định lại dân tộc; xác định lại giới tính.
Đăng ký và quản lý hộ tịch là nhiệm vụ quan trọng luôn được các quốc gia quan tâm thực hiện. Nhằm mục đích bảo vệ quyền con người, các quyền, nghĩa vụ của công dân và quản lý dân cư trên địa bàn tại địa phương một cách khoa học, phục vụ việc xây dựng, hoạch định chính sách phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng -an ninh của đất nước. Trên thế giới, các sự kiện hộ tịch của con người đều được đăng ký và quản lý chặt chẽ.
Ở nước ta theo Khoản 2 Điều 2
Khoản 12 Điều 3 Thông tư số 07/2020/TT-BTP ngày 21/12/2020 của Bộ Tư pháp quy định, Phòng Tư pháp thực hiện nhiệm vụ quản lý và đăng ký hộ tịch như sau:
a) Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn;
b) Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện đăng ký hộ tịch theo quy định pháp luật; đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi, hủy bỏ giấy tờ hộ tịch do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trái với quy định của pháp luật (trừ trường hợp kết hôn trái pháp luật);
c) Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý, cập nhật, khai thác cơ sở dữ liệu hộ tịch và cấp bản sao trích lục hộ tịch theo quy định;
d) Quản lý, sử dụng Sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch; lưu trữ Sổ hộ tịch, hồ sơ đăng ký hộ tịch theo quy định pháp luật.
3. Về theo dõi tình hình thi hành pháp luật:
Quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:
a) Theo dõi tình hình thi hành pháp luật
Theo dõi tình hình thi hành pháp luật là việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành xem xét, đánh giá thực trạng thi hành pháp luật, kiến nghị thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Ủy ban nhân dân các cấp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý ở địa phương. Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, công chức Tư pháp – Hộ tịch chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý ở địa phương. Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực được phân công. Tổ chức pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tham mưu, giúp người đứng đầu cơ quan chuyên môn theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
Phòng Tư pháp thực hiện nhiệm vụ theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Thông tư số 07/2020/TT-BTP ngày 21/12/2020 của Bộ Tư pháp, như sau:
Về theo dõi tình hình thi hành pháp luật:
a) Xây dựng và trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn;
b) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại địa phương;
c) Tổng hợp, đề xuất với Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật;
d) Theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực tư pháp thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
đ) Quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính Công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước trên địa bàn huyện – nhằm duy trì trật tự, kỷ cương hành chính trong đời sống kinh tế – xã hội của địa phương và đất nước, là cơ sở để đảm bảo công bằng xã hội và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa; tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư, thu hút đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn huyện; tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, thuận lợi cho việc thực hiện các nghĩa vụ mà Việt Nam đã cam kết trong các điều ước quốc tế. Đồng thời, bảo vệ quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân trong việc đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính trong thời kỳ mới.
Khoản 1, 2 Điều 39 Nghị định 118/2021/NĐ-CP ban hành ngày 23/12/2021 quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong hoạt động quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính: Trong quá trình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, nếu phát hiện các quy định về xử lý vi phạm hành chính không khả thi, không phù hợp với thực tiễn hoặc chồng chéo, mâu thuẫn, thì kiến nghị cơ quan chủ trì soạn thảo hoặc Bộ Tư pháp để nghiên cứu, xử lý; Phòng Tư pháp tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại địa phương.
Để cụ thể hóa các nhiệm vụ nêu trên, Phòng Tư pháp là cơ quan tham mưu giúp UBND huyện thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 15 Điều 3 Thông tư số 07/2020/TT-BTP ngày 21/12/2020 của Bộ Tư pháp, như sau:
Về quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:
a) Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại địa phương;
b) Đề xuất Ủy ban nhân dân cấp huyện kiến nghị cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, xử lý các quy định xử lý vi phạm hành chính không khả thi, không phù hợp với thực tiễn hoặc chồng chéo, mâu thuẫn với nhau;
c) Hướng dẫn nghiệp vụ trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
4. Về phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở:
Phổ biến, giáo dục pháp luật được hiểu là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ định nhằm đạt mục đích hình thành ở đối tượng được tác động tri thức pháp lý, tình cảm và hành vi phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội và nâng cao trình độ văn hoá pháp lý của công dân.
Để khẳng định công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đưa pháp luật vào cuộc sống; củng cố, nâng cao kiến thức và hiểu biết pháp luật cho cán bộ, Nhân dân và góp phần ngăn ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, tội phạm do thiếu kiến thức về pháp luật. Năm 2012 Quốc hội đã ban hành
Hoà giải ở cơ sở là một nét đẹp truyền thống, đạo lý của dân tộc Việt Nam, là hoạt động mang tính nhân văn và tính xã hội sâu sắc. Hoà giải ở cơ sở được thực hiện thông qua hoạt động của Tổ hoà giải, tổ viên Tổ hoà giải đã góp phần quan trọng vào việc giữ gìn tình làng, nghĩa xóm, phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư, phòng ngừa và hạn chế vi phạm pháp luật, ổn định trật tự, an toàn xã hội. Với ý nghĩa tốt đẹp và quan trọng đó, hệ thống các văn bản pháp luật về Hòa giải cơ sở đã được phát huy và hoàn thiện.
Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 quy định: “Hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật này”.
Hòa giải viên là người được công nhận theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở để thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở. Theo quy định tại điều 7 Luật Hòa giải ở cơ sở, người được bầu làm hòa giải viên phải là công dân Việt Nam thường trú tại cơ sở, tự nguyện tham gia hoạt động hòa giải và có các tiêu chuẩn sau đây: Có phẩm chất đạo đức tốt; có uy tín trong cộng đồng dân cư; Có khả năng thuyết phục, vận động nhân dân; có hiểu biết pháp luật.
Hòa giải ở cơ sở góp phần giải quyết kịp thời, từ gốc mâu thuẫn, xích mích, các tranh chấp trong gia đình, cộng đồng dân cư, từ đó khôi phục, duy trì, củng cố tình đoàn kết trong nội bộ nhân dân, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải, quan hệ tốt đẹp giữa các bên được duy trì, góp phần giảm bớt khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện của nhân dân, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của nhân dân cũng như của Nhà nước. Góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý xã hội. Đặc trưng cơ bản của hòa giải là bảo đảm quyền tự định đoạt của các bên trong giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn. Ngoài ra hòa giải ở cơ sở góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân và góp phần duy trì và phát huy đạo lý truyền thống, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Phòng Tư pháp thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Thông tư số 07/2020/TT-BTP ngày 21/12/2020 của Bộ Tư pháp, bao gồm:
a) Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật và tổ chức thực hiện sau khi chương trình, kế hoạch được ban hành;
b) Theo dõi, hướng dẫn và kiểm tra công tác phổ biến giáo dục pháp luật tại địa phương; đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan, tổ chức có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc tổ chức Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên địa bàn;
c) Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp huyện;
d) Xây dựng, quản lý đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật theo quy định pháp luật;
đ) Hướng dẫn việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật ở cấp xã và ở các cơ quan, đơn vị khác trên địa bàn theo quy định pháp luật;
e) Tổ chức triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.
5. Thực hiện những nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao hoặc theo quy định của pháp luật:
Hệ thống các cơ quan nhà nước nói chung và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nói riêng trong đó có phòng Tư pháp trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện được tổ chức để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn nhất định, trong đó có trách nhiệm thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao hoặc theo quy định của pháp luật đối với ngành, lĩnh vực của các cơ quan quản lý.
Theo
Những nhiệm vụ, quyền hạn mới của phòng Tư pháp được quy định tại Thông tư số 07/2020/TT-BTP ngày 21/12/2020 so với Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV ngày 22/12/2014, bỏ các nhiệm vụ bao gồm: Về kiểm soát thủ tục hành chính; Thẩm định dự thảo hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố trước khi trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt; Về công tác bồi thường nhà nước.