Chức năng nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy tổ chức Học viện Tòa án

Sơ lược sự hình thành và phát triển của Học viện Tòa án? Chức năng của Học viện Tòa án theo quy định hiện nay? Cơ cấu tổ chức, bộ máy và biên chế của Học viện Tòa án?Nhiệm vụ, quyền hạn cảu học viện tòa án?

Học viện tòa án được biết đến là một cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao. Vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, chức năng nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy tổ chức Học viện Tòa án được quy định như thế nào?

Cơ sở pháp lý:

Quyết định 386/2016/QĐ-TANDTC về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Tòa án

Dịch vụ Luật sư tư vấn pháp luật qua điện thoại: 1900.6568      

1. Sơ lược sự hình thành và phát triển của Học viện Tòa án:

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì Học viện Tòa án là cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao, hoạt động theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp và Điều lệ trường đại học. Học viện Tòa án là cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân và đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Tòa án .Hơn thế nữa Học viện Tòa án theo quy định của pháp luật thì có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, có trụ sở chính tại thành phố Hà Nội và Phân viện tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Về quá trình hình thành và phát triển của Học viện tư pháp như sau:

Năm 1960, Trường Tư pháp Trung ương được thành lập trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao. Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Trường Cán bộ Tòa án cơ sở 2 được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hai cơ sở này chủ yếu mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng có trình độ sơ cấp 6 tháng và trung cấp 12 tháng đồng thời. Ở thời điểm đó có các nhà chính trị, các chuyên gia pháp luật, chuyên gia về khoa học xã hội, chuyên gia Liên Xô, Trung Quốc sang giảng bài cho một số khóa đào tạo

Từ năm 1972 đến năm 1979, thời gian đầu Trường mở hệ đào tạo trung cấp 14 tháng và những năm tiếp theo là 24 tháng.
Năm 1979, Trường được nâng lên thành Trường Cao đẳng Tòa án và mở hệ đào tạo cao đẳng 36 tháng với nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ xét xử chuyên ngành Tòa án làm nguồn bổ sung thẩm phán cho Toà án nhân dân các cấp.Có thể khẳng định, hầu hết các chức danh tư pháp trong ngành Tòa án đều do các Trường Cán bộ Tòa án đào tạo, bồi dưỡng

Năm 1982, do yêu cầu nhiệm vụ chung, TANDTC đã chuyển giao công tác quản lý các Tòa án địa phương về tổ chức sang Bộ Tư pháp nên Trường Cao đẳng Tòa án cũng được sáp nhập với Trường Đại học Pháp lý Hà Nội.

Từ khi sáp nhập, tuy không còn cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, nhưng trong giai đoạn này, việc tập huấn bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm, kỹ năng xét xử xét xử vẫn được duy trì thường xuyên qua các Hội nghị chuyên đề.

Ngày 30/7/2015, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1191/QĐ-TTg thành lập Học viện Tòa án trên cơ sở Trường Cán bộ Tòa án. Theo Quyết định này, Học viện Tòa án có trụ sở chính tại thành phố Hà Nội; Học viện Tòa án là cơ sở giáo dục đại học công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao.

2. Chức năng của Học viện Tòa án theo quy định hiện nay:

Là một cơ sở giáo dục quốc dân trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Học viện tư pháp sẽ có những chức năng nhất định theo quy định của pháp luật, những chức năng đó được quy định rất cụ thể và chi tiết tại điều 2 Quyết định 386/2016/QĐ-TANDTC . Theo quy định này ta có thể xác định được Học viện Tòa án có các chức năng như :

Một là, học viên tòa án có chức năng bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật cho các chức danh tư pháp, công chức, viên chức, Hội thẩm nhân dân;

 Hai là, học viện tòa án có chức năng đào tại nghiệp vụ để bổ nhiệm các chức danh Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án theo quy định; đào tạo các chức danh khác phục vụ cho hệ thống Tòa án nhân dân;

Ba là, học viện tòa án  có chức năng đào tạo đại học, sau đại học;và  đào tạo nghiệp vụ xét xử

Bốn là, Năm là, học viện tòa án có chức năng phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Tòa án nhân dân tối cao trong công tác tổng kết thực tiễn xét xử, phát triển án lệ; tham gia xây dựng pháp luật, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật

Năm là, học viện tòa án có chức năng nghiên cứu khoa học xét xử phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng theo quy định;

3. Cơ cấu tổ chức, bộ máy và biên chế của Học viện Tòa án:

Cơ cấu tổ chức của Học viện Tòa án được quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 386/2016/QĐ-TANDTC về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Tòa án do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành.

Theo quy định này có thể xác định cơ cấu, tổ chức , bộ máy của học viện tòa án bao gồm các thành phần như:

Thứ nhất, Hội đồng Học viện: Đây là tổ chức quản trị đại diện quyền sở hữu của Học viện Tòa án, có nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Điều lệ trường đại học, Luật tổ chức Tòa án nhân dân và các văn bản pháp luật có liên quan.

Thành phần của hội đồng Học viện gồm:   Chủ tịch, Thư ký và các thành viên

Các thành phần của hội đồng học viện được tổ chức và hoạt động theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Học viện Tòa án (do Giám đốc Học viện Tòa án ban hành theo Nghị quyết của Hội đồng Học viện) và các quy định của pháp luật có liên quan. Danh sách thành viên Hội đồng Học viện do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Giám đốc Học viện Tòa án.

Thứ hai, Giám đốc và các Phó Giám Đốc học viện:

Giám đốc Học viện do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và trước pháp luật về thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao cho Học viện Tòa án, theo quy định của pháp luật thì Giám đốc học viện là người đại diện theo pháp luật của Học viện Tòa án, chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của Học viện Tòa án.

Ngoài ra Giám đốc học viện được Phó Giám đốc Học viện giúp điều hành một số hoạt động của Học viện Tòa án.

Phó Giám đốc Học viện Tòa án do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Học viện và trước pháp luật về những lĩnh vực, nhiệm vụ công tác được phân công, số lượng Phó Giám đốc Học viện Tòa án không quá 03 người.

Phó giám đốc học viện được Giám đốc phân công trực tiếp quản lý một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác.

Thứ ba, Các đơn vị thuộc Học viện Tòa án bao gồm các khoa, các phòng, trung tâm… Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của Văn phòng, khoa, phòng, trung tâm, phân viên của Học viện Tòa án do Giám đốc Học viện Tòa án quy định trong Quy chế tổ chức và hoạt động của Học viện Tòa án; Cụ thể như là:  Khoa Đào tạo đại học;đào tạo sau đại học; đào tạo Thẩm phán; đào tạo Thẩm tra viên; Thư ký Tòa án; Phòng Đào tạo và khảo thí;Quản lý Học viện;tổ chức – Cán bộ; Kế hoạch – Tài chính;Nghiên cứu khoa học Tòa án;Tư liệu và Thư viện;Văn phòng Học vi; Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ; Phân viện tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Văn phòng và mỗi đơn vị khoa, phòng, trung tâm, phân viện của Học viện Tòa án có cấp trưởng và các cấp phó. Số lượng cấp phó không quá 02 người.

4. Nhiệm vụ, quyền hạn của học viện tòa án: 

Mỗi đơn vị, tổ chức được thành lập sẽ luôn đi kèm những nhiệm vụ và quyền hạn nhất định, Học viện Tòa án cũng không ngoại lệ. Theo quy định của pháp luật thì Học viện tòa án có những nhiệm vụ, quyền hạn như:

Học viện tòa án có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động đào tạo đại học, sau đại học chuyên ngành luật; Nghiệp vụ xét xử để tạo nguồn Thẩm phán; nghiệp vụ phục vụ công tác thi nâng ngạch Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án; đồng thời học viện tòa án phải phối hợp với cơ quan chức năng, đào tạo nghiệp vụ phục vụ công tác thi nâng ngạch công chức khác trong các Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật.

Học viện tòa án có nhiệm vụ xây dựng và trình chiến lược công tác đào tạo, bồi dưỡng dài hạn, 5 năm và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm của Học viện lên Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phê duyệt.

Học viện tòa án có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý Tòa án nhân dân các cấp;chuyên môn, nghiệp vụ và phối hợp với các đơn vị chức năng của Tòa án nhân dân tối cao phổ biến kiến thức pháp luật mới cho các chức danh tư pháp;cập nhật kiến thức pháp luật cho Hội thẩm Tòa án nhân dân; tập huấn nghiệp vụ tổ chức cán bộ, kế hoạch tài chính, văn phòng, văn thư lưu trữ, thống kê tổng hợp… cho cán bộ, công chức Tòa án nhân dân các cấp.

Bên cạnh đó, học viện tòa án cũng phải xây dựng các chương trình, kế hoạch và giải pháp bảo đảm chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng; thường xuyên tự đánh giá chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng.

Học viện tòa án có nhiệm vụ tổ chức biên soạn, thẩm định, phát hành giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo và các tài liệu khác phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.

Học viện tòa án có quyền cấp văn bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.

Học viện tòa án cũng có quyền tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển kết quả nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và phục vụ hoạt động của Tòa án nhân dân.

Học viện tòa án thực hiện việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính; đồng thời xây dựng và phát triển hệ thống thông tin, tư liệu, thư viên đáp ứng yêu cầu cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học.

Hợp tác, liên kết với các cơ sở đào tạo trong nước và nước ngoài trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học.

Học viện tòa án có quyền sử dụng, quản lý cơ sở vật chất, tài sản, trang thiết bị, phương tiện được trang bị ; thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, xây dựng nếp sống văn hóa, tạo môi trường sư phạm trong Học viện Tòa án.

Tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng theo quy định đồng thời giải quyết khiếu nại, tố cáo, thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động của Học viện Tòa án; thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật.

Thực hiện chế độ thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về các lĩnh vực nhiệm vụ thuộc chức năng của mình.

Như vậy, từ những lập luận và phân tích như trên có thể thấy Học viện tòa án có những nhiệm vụ quyền hạn nhất định và cơ cấu tổ chức bộ máy theo quy định của pháp luật.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )