Chức năng của ban kinh tế - xã hội của Hội đồng nhân dân xã . Các lĩnh vực phụ trách của các Ban của Hội đồng nhân dân. Cơ cấu Hội đồng nhân dân cấp xã.
Hiện nay, nước ta có ba cấp cơ quan hành chính nhà nước là cấp xã, phường, thị trấn, cấp quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh, cấp tỉnh. Trong đó thì cấp xã là cấp cơ sở bao gồm hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân thì hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực cao nhất ở cấp xã. Chức năng của ban kinh tế – xã hội của Hội đồng nhân dân xã . Các lĩnh vực phụ trách của các Ban của Hội đồng nhân dân. Cơ cấu Hội đồng nhân dân cấp xã.Trong phạm vi này thì chúng tôi sẽ giải đáp những vướng mắc trên.
Theo quy định của pháp luật thì hội đồng nhân dân ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng nhân dân xã.
Hội đồng nhân dân ban hành các quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn xã trong phạm vi chức năng của mình. Tổ chức việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân xã; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân xã.
Hội đồng nhân dân xã có quyền quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách xã; điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách xã. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của xã trong phạm vi được phân quyền.
Có nhiệm vụ thì giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
Theo quy định của pháp luật thì có nhiệm vụ lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân xã bầu theo quy định của pháp luật.
Có nhiệm vụ bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân xã và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân xã xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu.
Có nhiệm vụ bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.
Mục lục bài viết
1. Chức năng của ban kinh tế – xã hội
+ Ban kinh tế trung tâm tham gia chuẩn bị các nội dung các kỳ họp của hội đồng nhân dân xã liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội giáo dục, y tế, ngân sách, văn hóa thông tin, thể dục thể thao và khoa học công nghệ, tài nguyên, khoáng sản và môi trường.
+ Có nhiệm vụ thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo đề án liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa thể thao do hội đồng nhân dân phân công theo nhiệm vụ quyền hạn của mình.
+ Thực hiện các nhiệm vụ giúp hội đồng nhân dân giám sát hoạt động của ủy ban nhân và các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân xã cùng cấp về các lĩnh vực văn hóa, thể thao, giáo dục và y tế, thông tin, khoa học công nghệ, tài nguyên, khoáng sản, môi trường.
+ Ngoài ra, ban kinh tế xã hội còn thực hiện các chức năng tổ chức khảo sát các tình hình của địa phương về việc thực hiện các quy định của pháp luật, các chủ trương, chính sách của nhà nước về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, ngân sách, giáo dục, thể dục, thể thao, văn hóa thông tin, tài nguyên và môi trường, khoa học công nghệ, đời sống nhân dân theo nhiệm vụ quyền hạn của mình.
+ Ban kinh tế còn có chức năng kiến nghị với hội đồng nhân dân về những vấn đề thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội, văn hóa thể thao, khoa học công nghệ, giáo dục, y tế, tài nguyên và môi trường.
+ Sau đó ban kinh tế báo cáo các kết quả hoạt động giám sát với cơ quan thường trực của hội đồng nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật.
2. Các lĩnh vực phụ trách của các Ban của Hội đồng nhân dân
Theo quy định của pháp luật thì tham gia chuẩn bị nội dung kỳ họp của Hội đồng nhân dân liên quan đến lĩnh vực phụ trách do Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân phân công trong phạm vi nhiệm vụ của mình.
Theo quy định của pháp luật thì có nhiệm vụ giúp Hội đồng nhân dân giám sát hoạt động của
Có nhiệm vụ thực hiện việc tổ chức khảo sát tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực phụ trách do Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân phân công.
Có nhiệm vụ báo cáo kết quả hoạt động giám sát với Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân.
Có trách nhiệm ban của Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân; trong thời gian Hội đồng nhân dân không họp thì báo cáo công tác trước Thường trực Hội đồng nhân dân.
Theo quy định của pháp luật thì ban pháp chế của Hội đồng nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm trong các lĩnh vực thi hành Hiến pháp và pháp luật, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới hành chính ở địa phương.
Hiện nay, pháp luật quy định ban kinh tế – xã hội của Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã chịu trách nhiệm trong các lĩnh vực kinh tế, ngân sách, đô thị, giao thông, xây dựng, giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, thông tin, thể dục, thể thao, khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường, chính sách tôn giáo ở địa phương trong phạm vi trách nhiệm của mình.
3. Cơ cấu Hội đồng nhân dân cấp xã
Cơ cấu của hội đồng nhân dân xã gồm các đại biểu hội đồng nhân dân do các cử tri ở cấp xã bầu ra theo quy định của pháp luật.
Hiện nay, theo quy định của pháp luật thì việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân xã được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
+ Tổng số đại hội nhân dân ở các xã miền núi, vùng cao và hải đảo có từ một nghìn dân trở xuống được bầu mười lăm đại biểu;on
+ Còn ở các vùng miền núi, vùng cao và hải đảo có trên một nghìn dân đến hai nghìn dân được bầu hai mươi đại biểu
+ Tổng số các đại biểu Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có trên hai nghìn dân đến ba nghìn dân được bầu hai mươi lăm đại biểu; có trên ba nghìn dân thì cứ thêm một nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu;
+ Ngoài ra thì các xã thuộc trường hợp còn lại thì có từ bốn nghìn dân trở xuống được bầu hai mươi lăm đại biểu; có trên bốn nghìn dân thì cứ thêm hai nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu.
Cơ cấu của hội đồng nhân dân thông thường bên thường trực Hội đồng nhân dân xã gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.
Trong phạm vi trách nhiệm của mình thì hội đồng nhân dân xã thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế – xã hội. Ban của Hội đồng nhân dân xã gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân xã do Hội đồng nhân dân xã quyết định. Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân xã hoạt động kiêm nhiệm theo quy định của pháp luật.
TRƯỜNG HỢP TƯ VẤN CỤ THỂ
Tóm tắt câu hỏi:
Xin hỏi quý công ty: Trong Hội đồng nhân dân xã hiện nay có ban kinh tế- xã hội và ban pháp chế. Tôi muốn hỏi theo Luật thì ban kinh tế – xã hội có chức năng, thẩm quyền xem sổ sách, chứng từ của kế toàn ngân sách không? Rất mong sớm nhận được câu trả lời phản hồi từ phía quý công ty. Trân trọng cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
– Căn cứ pháp lý:
Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
– Nội dung tư vấn:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 về cơ cấu tổ chức của hội đồng nhân dân xã như sau:
“3. Hội đồng nhân dân xã thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế – xã hội. Ban của Hội đồng nhân dân xã gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân xã do Hội đồng nhân dân xã quyết định. Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân xã hoạt động kiêm nhiệm.”
Đồng thời, theo quy định tại khoản 6 Điều 108 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 về các lĩnh vực phụ trách của các ban thuộc Hội đồng nhân dân:
“6. Ban kinh tế – xã hội của Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã chịu trách nhiệm trong các lĩnh vực kinh tế, ngân sách, đô thị, giao thông, xây dựng, giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, thông tin, thể dục, thể thao, khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường, chính sách tôn giáo ở địa phương.”
>>> Luật sư tư vấn chức năng của ban kinh tế – xã hội: 1900.6568
Như vậy, theo quy định trên, ban kinh tế – xã hội thuộc ủy ban nhân dân cấp xã có chức năng phụ trách quản lý lĩnh vực riêng biệt, đặc thù của từng địa phương, cụ thể sẽ được quản lý trong lĩnh vực kinh tế, ngân sách, đô thị, giao thông, xây dựng, giáo dục. y tế, văn hóa, xã hội, thông tin, thể thao, khoa học…do đó ban này sẽ có thẩm quyền để quản lý các vấn đề liên quan đến ngân sách địa phương, bao gồm cả việc kiểm tra chứng từ, sổ sách kế toán.