Quy định của pháp luật về phân loại cảng biển? Quy định của pháp luật về chức năng cơ bản của cảng biển?
Do vai trò quan trọng của ngành hàng hải đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia nên bảo đảm an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển trở thành mối quan tâm đặc biệt trong chiến lược bảo đảm an ninh quốc gia Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập hệ thống các cơ chế, chính sách, pháp luật và công cụ để bảo đảm an ninh hàng hãi đối với tàu biển cảng biển. Pháp luật quy định rõ về chức năng cơ bản, phân loại, vai trò và ý nghĩa của cảng biển. Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến: ” Chức năng cơ bản, phân loại, vai trò và ý nghĩa của cảng biển”.
Luật sư
– Cơ sở pháp lý: Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015.
1. Quy định của pháp luật về phân loại cảng biển.
– Theo định nghĩa tại Điều 8 của UNCLOS, nội thủy là vùng nước năm phía bên trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Vùng nội thủy gồm có vùng nước cảng biển, các vũng tàu của sông các vịnh, các vùng nước nằm giữa lãnh thổ đất liền và đường cơ sở dùng để tinh chiều rộng lãnh hải. Quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền tuyệt đối, hoàn toàn và đầy đủ tại vùng nội thủy như trên lãnh thổ đất liền. Do đó, trong vùng nội thủy không tồn tại chế độ “lãnh thổ nổi” của một số tàu biển mà được đặt dưới thẩm quyền giám sát và kiểm soát tương đối của quốc gia ven biển trong đó có quyền kiểm soát an ninh hàng hải. Nhằm bảo vệ chủ quyền cũng như bảo đảm an toàn, an ninh hàng hải cho quốc gia ven biển, hầu hết các quốc gia đều ghi nhận chế độ xin phép trước dành cho tàu biển nước ngoài muốn đi lại trong khu vực nội thủy của quốc gia ven biển.
Cảng biển là một bộ phận của nội thủy, do đó cũng không nằm ngoài quy chế này. Tuy nhiên, nhằm giải quyết nhu cầu giao thương hàng hải quốc tế và lợi ích về kinh tế – thương mại, các quốc gia có thể cho phép tàu biển của mỗi bên được tiếp cận căng biển thông qua thủ tục rút gọn hơn thông thường Quy chế Gia ne-vơ 1923 về quy chế pháp lý của cảng biển quốc tế đã đặt nền tảng cho sự tự do hóa hoạt động vận tải biển đồng thời góp phần xóa bỏ sự phân biệt đối xử về quyền tiếp cận sử dụng các cũng nước ngoài khi Quy chỉ yêu cầu mỗi nước ký cam kết dành cho tàu biển của nước ký kết khác sự đổi xử bình đẳng trong các công biển nằm dưới chỉ quyền hoặc thẩm quyền của quốc gia minh liên quan đến quyền tự do tiếp nhận căng sử dụng công và hưởng đầy đủ các lợi ích liên quan đến hoạt động thương mại, hàng hải dành cho tàu thuyền hàng hóa và hành khách.
Tuy nhiên, sự tồn tại của nguyên tắc đối xử bình đẳng không đồng nghĩa với quyền tự do tiếp cận cảng biển mà quyền này có thể được quy định một cách hợp lý trong pháp luật của các quốc gia thành viên.
Thực tiễn cho thấy, các quốc gia đều ghi nhận quyền được cập cảng và sử dụng các dịch vụ trong cảng của tàu biển nước ngoài, nhưng vẫn thiết lập và duy trì một số điều kiện nhất định nhằm kiểm soát hoạt động của tàu biển nước ngoài trong cảng đặc biệt liên quan tới an ninh hàng hải. Quốc gia có cảng biển thực hiện thủ tục kiểm tra hành chính đối với đối với tàu biển nước ngoài đến cảng và nếu có bằng chủng rõ ràng về việc tàu biển tạo ra nguy cơ đe dọa an ninh hàng hải thì có quyền giữ tàu trong căng cho tới khi các khiếm khuyết được khắc phục.
– Tại Điều 74 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 quy định về tiêu chí xác định cảng biển, theo đó, có bốn tiêu chí để xác định cảng biển đó là:
– Tiêu chí 1: Có vùng nước nối thông với biển.
– Tiêu chí 2: Có điều kiện địa lý tự nhiên đáp ứng yêu cầu xây dựng cầu, bến cảng, khu neo đậu, chuyển tải và luồng hàng hải cho tàu biển đến, rời, hoạt động an toàn.
– Tiêu chí 3: Có lợi thế về giao thông hàng hải.
– Tiêu chí 4: Là đầu mối giao thông phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa trong nước; vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và trung chuyển bằng đường biển.
– Dựa vào những tiêu chí khác nhau mà có những cách phân loại cảng biển và công bố danh mục cảng biển, được quy định cụ thể tại Điều 75 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015, như chúng ta đã biết cảng biển đặc biệt là cảng biển có quy mô lớn phục vụ cho việc phát triển kinh tế – xã hội của cả nước hoặc liên vùng và có chức năng trung chuyển quốc tế hoặc cảng cửa ngõ quốc tế, cảng biển có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia, theo đó cảng biển được phân loại như sau:
+ Thứ nhất, cảng biển loại I: Cảng biển loại I là cảng biển có quy mô lớn phục vụ cho việc phát triển kinh tế – xã hội của cả nước hoặc liên vùng.
+ Thứ hai, cảng biển loại II: Cảng biển loại II là cảng biển có quy mô vừa phục vụ cho việc phát triển kinh tế – xã hội của vùng.
+ Thứ ba, cảnh biển loại III: Cảng biển loại III là cảng biển có quy mô nhỏ phục vụ cho việc phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
– Về xếp loại cảng biển và công bố danh mục cảng biển theo đề nghị của Bộ trưởng bộ giao thông vận tải sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp loại theo quy định của pháp luật. Sau đó, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải công bố Danh mục bến cảng thuộc cảng biển Việt Nam theo đề nghị của Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải.
2. Quy định của pháp luật về chức năng cơ bản của cảng biển.
Chức năng cơ bản của cảng biển được quy đinh tại Điều 76 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015, theo đó, cảng biển có những chức năng cơ bản như sau:
(1) Chức năng cung cấp dịch vụ hỗ trợ tàu thuyền đến, rời cảng: cảng biển là đầu mối giao thông quan trọng kết nối giữa biển với đất liền, nơi tiếp nhận tàu biển ra, vào hoạt động để thực hiện thao tác xếp dỡ hàng hỏa và vận chuyển hành khách
(2) Chức năng cung cấp phương tiện, thiết bị và nhân lực cần thiết cho tàu thuyền neo đậu, bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách. Do đó, chức năng chủ yếu của cảng biển là phục vụ tàu biển cung cấp các các dịch vụ cho tàu vào cũng như dịch vụ thông quan, hoa tiêu lai dắt, vệ sinh hầm hàng cung cấp lương thực thực phẩm, nguyên nhiên vật liệu bảo đảm an minh cho tàu khi tàu neo đậu tại cảng . Phục vụ hàng hóa cũng là chức năng chủ yếu của cảng biển theo đỏ cảng biển sẽ cung cấp các dịch vụ như xếp dỡ, giao nhận, chuyển tải, bảo quản, lưu kho, tái chế, đóng gái, hỗ trợ cho công tác xuất nhập khẩu, phục vụ hàng quá cảnh.
(3) Chức năng cung cấp dịch vụ vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho bãi và bảo quản hàng hóa trong cảng và cảng biển cũng là đầu mối kết nối hệ thống giao thông ngoài cảng biển.
(4) Chức năng của cảng biển là nơi để tàu thuyền trú ẩn, sửa chữa, bảo dưỡng hoặc thực hiện những dịch vụ cần thiết trong trường hợp khẩn cấp, ngoài ra, cảng biển còn cung cấp các dịch vụ khác cho tàu thuyền, người và hàng hóa.
Do cảng biển có những chức năng vô cùng quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong quá trình vận chuyển, bảo quản cũng như cung cấp những dịch vụ khác nên vấn đề an ninh cảng biển luôn được đề cao hàng đầu, đặc biệt là đối với quan hệ quốc tế. Theo đó,
An ninh hàng hải đối với tàu biển cảng biển phản ánh sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia và cộng đồng quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa. Các quốc gia dù có biển hay không có biển đều đang chịu sự tác động của các hiểm họa đe dọa an minh và đứng trước yêu cầu cần hành động để bảo đảm an ninh tàu biển, cảng biển Vì vậy, an ninh hàng hải đối với tàu biển cảng biển có vai trò tích cực cả trên phương diện lý luận và thực tiễn thương mại toàn cầu
– Thứ nhất, an ninh hàng hải ghi nhận sự tồn tại của một thuật ngữ mới trong quan hệ quốc tế trên nền tảng của khái niệm đã cỏ và các yếu tố cấu thành Khai niệm an ninh hàng hải xuất hiện trong lịch sử tử thời cổ đại với ý nghĩa là sự tự do khỏi mối nguy hiểm tác động đến hoạt động vận tải biển mà chủ yếu là cướp biển Tuy nhiên, cùng với tâm quan trong ngày càng tăng của các vấn đề an ninh phi truyền thống trong lĩnh vực hàng hải từ những năm 1990, khái niềm an ninh hàng hãi đối với tàu biển cảng biển đã xuất hiện với tư cách là một khái niệm về hoạch định chính sách an ninh toàn cầu
– Thứ hai an ninh hàng hãi đối với tàu biển cảng biển góp phần hình thành nên quan điểm tổng thể trong nhân thức và hành động của các quốc gia cũng như cộng đồng quốc tế về vấn đề an ninh toàn cầu Tăng cường hợp tác quốc tế sâu rỗng trên mọi lĩnh vực nhằm đài pho với các hiểm họa an ninh hàng hăm đã trở thành xu thể tất yếu và như một giải pháp để bảo đảm an ninh toàn cấu
– Thứ ba an ninh hàng hải đối với tàu biển, căng biển giúp khẳng định vai trò của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Liên hợp quốc và Tổ chức hàng hải quốc tế.