Khái quát về Giám đốc, Tổng giám đốc công ty cổ phần? Quy định bổ nhiệm Giám đốc, Tổng giám đốc công ty cổ phần? Điều kiện trở thành Giám đốc, Tổng giám đốc công ty cổ phần? Quyền và nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty? Thù lao, tiền lương và lợi ích?
Công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp của Việt Nam bên cạnh các loại hình doanh nghiệp khác như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh,… Trong cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần, ngoài các chức danh như hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị thì còn có các chức danh được quy định để điều hành các công việc của công ty như giám đốc, tổng giám đốc. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty cổ phần là một vị trí quan trọng, có chức năng điều hành các công việc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty cổ phần. Chức danh Giám đốc và Tổng Giám đốc được quy định trong pháp luật doanh nghiệp hoặc Điều lệ công ty cổ phần. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ tới bạn đọc quy định về chức danh Giám đốc và Tổng Giám đốc của công ty cổ phần.
Cơ sở pháp lý:
1. Khái quát về Giám đốc, Tổng giám đốc công ty cổ phần
Giám đốc và Tổng giám đốc của công ty cổ phần được hiểu là người đứng đầu được tín nhiệm điều hành các công việc sản xuất, kinh doanh của công ty và chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị công ty cổ phần. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty cổ phần phải thực hiện điều các công việt, hoạt động kinh doanh của công ty theo đúng quy định của pháp luật và Điều lệ công ty, ngoài ra còn phải tuân theo các quy định trong
– Chức danh Giám đốc hoặc Tổng giám đốc được hiểu là một chức danh quan trọng trong hệ thống cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần được bổ nhiệm bởi Hội đồng quản trị của công ty cổ phần.
– Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty cổ phần có thể là một thành viên thuộc Hội đồng quản trị công ty hoặc có thể là một người khác được Hội đồng quản trị công ty cổ phần thuê theo
– Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trên thực tế còn là người trực tiếp điều hành, quản lý các hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty cổ phần dưới sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị công ty cũng như chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.
– Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là những người làm việc theo nhiệm kỳ theo quy định của Điều lệ công ty, một nhiệm kỳ không dài quá 05 năm. Tuy nhiên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không giới hạn tùy theo Hộ đồng quản trị của công ty cổ phần.
2. Quy định bổ nhiệm Giám đốc, Tổng giám đốc công ty cổ phần
– Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty cổ phần là người điều hành các công việc kinh doanh của công ty; Giám đốc và Tổng giám đốc chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị công ty; đồng thời chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.
– Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có thể là thành viên của Hội đồng quản trị (là người được Hội đồng quản trị công ty bổ nhiệm từ thành viên trong hội đồng) hoặc cũng có thể là người được thuê theo hợp đồng lao động.
Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cũng có thể là người kiêm nhiệm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty cổ phần, trừ trường hợp công ty cổ phần do nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số phiếu biểu quyết và trong quy định của Điều lệ công ty hay quy định của pháp luật về chứng khoán không có quy định khác.
Ngoài ra, Hội đồng quản trị có có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc ký hợp đồng với Giám đốc, Tổng giám đốc công ty cổ phần; đồng thời quyết định của Hội đồng quản trị công ty được thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp cổ đông, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định. Do đó, cần phải thực hiện biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng quản trị công ty và lấy ý kiến bằng hình thức văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định để thông qua
Trường hợp công ty cổ phần chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty cổ phần là người đại diện hợp pháp của công ty;
Trường hợp công ty cổ phần có hơn một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty cổ phần đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Do đó, cần phải thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp hoặc thủ tục đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi sau khi thực hiện bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng với Giám đốc hay Tổng giám đốc công ty.
3. Điều kiện trở thành Giám đốc, Tổng giám đốc công ty cổ phần
Muốn trở thành Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty cổ phần thì cá nhân phải đáp ứng được các điều kiện sau theo quy định của
“- Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng pháp luật cấm quản lý doanh nghiệp.
– Có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn trong quản trị kinh doanh của công ty hoặc trình độ do Điều lệ công ty quy định cụ thể.
– Đặc biệt đối với công ty con của công ty có cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% thì cá nhân ứng cử vị trí Giám đốc, Tổng giám đốc không được là người thân như vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con nuôi, con đẻ, anh ruột, chị ruột, em ruột, em rể, anh rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty mẹ và người đại diện phần vốn nhà nước ở công ty đó.”
Như vậy, có thể thấy Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty cổ phần trước tiên phải là người có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc các đối tượng quy định theo Luật doanh nghiệp, ví dụ như : người chưa thành niên hay bị truy tố hình sự, đang chấp hành án; cán bộ, công chức, viên chức hay sĩ quan, hạ sĩ quan trong đơn vị, cơ quan quân đội nhân dân, công an nhân dân,… Bên cạnh đó, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty cổ phần phải là người có trình độ chuyên môn và có kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh. Nếu trong trường hợp công ty cổ phần cần Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty mà không theo tiêu chuẩn được quy định trong Luật doanh nghiệp hoặc không theo tiêu chuẩn khác theo yêu cầu hay tình hình riêng của công ty cổ phần thì phải được quy định trong Điều lệ công ty.
Đối với trường hợp một công ty có phần vốn góp hoặc cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ của công ty. Thì khi thành lập công ty con bên cạnh các tiêu chuẩn và điều kiện được quy định trong luật doanh nghiệp thì Giám đốc, Tồng giám đốc công ty con không được có mối quan hệ thân cận với quản lý của công ty mẹ, hoặc có mối quan hệ thân cận với người đại diện phần vốn nhà nước trong công ty mẹ. Mối quan hệ thân cận cụ thể có thể hiểu là các quan hệ như sau: là quan hệ vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, hoặc là quan hệ con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột hoặc anh rể, em rể, chị dâu, em dâu.
4. Quyền và nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty cổ phần có các quyền và nghĩa vụ cụ thể như sau:
– Quyền quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hay hoạt động sản xuất hàng ngày của công ty cổ phần mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị công ty;
– Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị công ty;
– Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh và phương án đầu tư phát triển của công ty;
– Kiến nghị về phương án cơ cấu tổ chức hoạt động của công ty, kiến nghị về quy chế quản lý nội bộ của công ty;
– Có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm của Hội đồng quản trị công ty;
– Quyết định tiền lương và quyền lợi khác đối với người lao động trong công ty , bao gồm cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty;
– Có quyền tuyển dụng lao động cho công ty;
– Kiến nghị các phương án trả cổ tức và các phương án xử lý thiệt hại trong kinh doanh của công ty;
– Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật doanh nghiệp hoặc Điều lệ công ty cổ phần và nghị quyết của Hội đồng quản trị công ty.
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty cổ phần phải điều hành công việc kinh doanh, hoạt động sản xuất hàng ngày của công ty theo đúng quy định của pháp luật doanh nghiệp, theo quy định của Điều lệ công ty hoặc hợp đồng lao động đã ký kết với công ty cổ phần và nghị quyết của Hội đồng quản trị công ty.
Trường hợp Giám đốc hoặc Tổng giám đốc điều hành trái với quy định của pháp luật, trái với quy định của Điều lệ công ty hoặc hợp đồng lao động đã ký kết với công ty cổ phần và nghị quyết của Hội đồng quản trị công ty mà gây ra thiệt hại cho công ty thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Hội đồng quản trị đồng thời phải bồi thường thiệt hại cho công ty.
5. Thù lao, tiền lương và lợi ích
Căn cứ Điều 163 Luật Doanh nghiệp 2020 thì thù lao hay tiền lương của thành viên Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty cổ phần được quy định cụ thể như sau:
– Công ty cổ phần có quyền trả thù lao, tiền thưởng cho thành viên Hội đồng quản trị công ty, trả lương, thưởng cho Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty và người quản lý khác dựa theo kết quả và hiệu quả kinh doanh.
– Trường hợp Điều lệ công ty cổ phần không có quy định khác thì tiền lương, thù lao và tiền thưởng cũng như những lợi ích khác của thành viên Hội đồng quản trị công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty được trả theo quy định sau đây:
+ Thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần được hưởng thù lao công việc và thưởng. Thù lao công việc của thành viên Hội đồng quản trị được tính theo số ngày công cần thiết hoàn thành nhiệm vụ của thành viên Hội đồng quản trị công ty và mức thù lao mỗi ngày. Hội đồng quản trị công ty sẽ dự tính mức thù lao cho từng thành viên theo nguyên tắc thống nhất ý kiến của các thành viên còn lại. Tổng mức thù lao và tiền thưởng của thành viên Hội đồng quản trị công ty do Đại hội đồng cổ đông quyết định tại cuộc họp thường niên của công ty;
+ Thành viên Hội đồng quản trị còn được thanh toán các chi phí ăn, ở, chi phí đi lại và các chi phí hợp lý khác khi thực hiện nhiệm vụ được giao;
+ Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty cổ phần được trả lương và tiền thưởng. Tiền lương và tiền thưởng của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty cổ phần do Hội đồng quản trị công ty quyết định.
– Thù lao của từng thành viên Hội đồng quản trị công ty và tiền lương của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty hoặc người quản lý khác của công ty cổ phần được tính vào chi phí kinh doanh của công ty theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.