Trong khoa học hình sự cũng như thực tiễn áp dụng luật hình sự từ trước đến nay đều thừa nhận quá trình thực hiện tội phạm bao gồm giai đoạn chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành. Vậy chuẩn bị phạm tội có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không?
Mục lục bài viết
1. Chuẩn bị phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Bộ luật hình sự năm 2015, người chuẩn bị phạm tội sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu chuẩn bị phạm tội đối với những loại tội phạm sau: Điều 108, Điều 109, Điều 110, Điều 111, Điều 112, Điều 113, Điều 114, Điều 115, Điều 116, Điều 117, Điều 118, Điều 119, Điều 120, Điều 121, Điều 123, Điều 134, Điều 168, Điều 169, Điều 207, Điều 299, Điều 301, Điều 302, Điều 300, Điều 303 và Điều 324 của Bộ luật hình sự năm 2015. Theo đó, người nào chuẩn bị phạm tội đối với các loại tội phạm nêu trên thì vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 14 của Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định, người nào thuộc đối tượng từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội đối với các tội danh căn cứ theo quy định tại Điều 123 và và điều 168 của Bộ luật hình sự năm 2015 thì vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.
Chuẩn bị phạm tội về bản chất chỉ là hành vi tạo điều kiện cho việc thực hiện tội phạm. Hành vi chuẩn bị phạm tội không phải là hành vi khách quan của tội phạm, chưa trực tiếp tác động lên đối tượng của tội phạm, chưa gây thiệt hại cho khách thể mà chỉ đe dọa gây thiệt hại cho các khách thể được Bộ luật Hình sự quy định. Xét về tính chất, hành vi chuẩn bị phạm tội tuy có tính nguy hiểm cho xá hội nhưng tinh nguy hiểm cho xã hội không lớn. Vì vậy, không phải mọi hành vi chuẩn bị phạm tội đều phải chịu trách nhiệm hình sự mà người có hành vi chuẩn bị phạm một số tội phạm nhất định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
Theo đó thì có thể nói, pháp luật hình sự hiện nay có quy định, người từ đủ 16 tuổi trở lên có hành vi chuẩn bị phạm tội thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu chuẩn bị thực hiện 25/314 tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015.
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có hành vi chuẩn bị phạm tội giết người (Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015) hoặc chuẩn bị phạm tội cướp tài sản (Điều 168 Bộ luật Hình sự năm 2015) thì cũng phải chịu trách nhiệm hình sự. Cả hai tội giết người và tội cướp tài sản đều là những tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Cả hai tội này đều là các tội thực hiện với lỗi cố ý. Mặt khác, trong thực tế có khả nhiều trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện các tội này. Có thể do tính nguy hiểm cao của hai tội này cũng như mật độ khá phổ biến của người ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện các tội này nên Bộ luật hình sự quy định, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuôi chuẩn bị phạm tội quy định tại Điều 123 về tội giết người, Điều 168 về tội cướp tài sản của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
Mặt khác, do tính nguy hiểm không lớn của hành vi chuẩn bị phạm tội nên pháp luật hình sự hiện nay quy định người có hành vi chuẩn bị tội phạm phải chịu trách nhiệm hình sự với hình phạt thấp hơn so với trường hợp tội phạm đã hoàn thành. Căn cứ theo quy định tại Điều 57 của Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định, trong trường hợp hành vi chuẩn bị phạm tội hoặc hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các điều luật của pháp luật về hình sự đối với các tội danh tương ứng sẽ tùy theo tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi đã gây ra trên thực tế, tùy vào mức độ thực hiện ý định phạm tội của người phạm tội, căn cứ vào những tình tiết khác khiến cho người phạm tội không thực hiện được tội phạm đó đến cùng.
Theo đó thì có thể nói, người chuẩn bị phạm tội sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với 25 điều luật nêu trên.
2. Các hình thức của hành vi chuẩn bị phạm tội :
Có thể kể đến một số hình thức của hành vi chuẩn bị phạm tội như sau:
– Tìm kiếm công cụ, phương tiện thực hiện tội phạm là hành vi của người chuẩn bị phạm tội được thể hiện bằng việc mua hay bằng bất kỳ con đường nào (hợp pháp hoặc bất hợp pháp hay mượn tạm trong một thời gian nhất định) để có thể nhận được công cụ hay phương tiện thực hiện tội phạm. Người chuẩn bị phạm tội dùng mọi cách, khả năng của mình để có được những công cụ, phương tiện với mục đích thực hiện được tội phạm đến cùng. Công cụ thực hiện tội phạm là bất kỳ vật dụng gì sử dụng được để trực tiếp thực hiện tội phạm. Phương tiện là những vật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiên hành tội phạm;
– Sửa soạn công cụ, phương tiện thực hiện tội phạm là hành vi của người chuẩn bị phạm tội được thể hiện bằng việc chế tạo (hay còn được gọi là làm mới), sửa sang, tân trang lại hoặc thay thế hình dạng, kích thước của công cụ, phương tiện để giúp cho việc thực hiện tội phạm hoặc che giấu tội phạm, cũng như người phạm tội. Hành vi của người chuẩn bị phạm tội là xem công cụ có dùng được không, sửa chữa, tân trang với mục đích là thực hiện được tội phạm;
– Cố ý tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm là những hành vi không thuộc 02 hình thức đã nêu trên (có thể là tổ chức hay thành lập băng, nhóm tội phạm, soạn thảo, chuẩn bị kế hoạch, nghiên cứu địa điểm phạm tội, thời gian, lộ trình, quy luật đi lại của nạn nhân, tìm đồng phạm, bàn bạc với nhau, phân công công việc … tức là làm mọi công việc chuẩn bị cho việc thực hiện tội phạm).
Trong những dạng hành vi chuẩn bị phạm tội trên, chúng ta thây hành vi tìm kiếm, sửa soạn công cụ phạm tội là phổ biến vì nói chung đó là những điều kiện cần thiết, mang tính chất bắt buộc để thực hiện tội phạm như mong muốn.
Ví dụ 1: Anh Nguyễn Văn Đ rất thích chị Lê Thị V học cùng lớp đại học với mình, nhưng nhiêu lân tán tỉnh chị V không được, anh Đ tỏ ra rất chán năn. Vì tình yêu và lòng ghen ghét không được chị V đáp lại tình cảm nên anh Đ đã có suy nghĩ phải chiếm đoạt bằng được chị V. Để thực hiện được hành vi trên, anh Đ đã ra hiệu thuộc mua một liêu thuộc ngủ với ý định mời chị V đi uống nước nói chuyện và anh sẽ hòa viên thuộc ngủ vào trong cốc nước của chị V để chị V uống. Khi chị V bắt đầu mê man bất tỉnh thì anh Đ đã thực hiện hành vi giao câu với chị V. Như vậy hành vi mua thuốc ngủ của anh Đ đã chính là hành vi chuẩn bị phương tiện công cụ phạm tội của mình.
Ví dụ 2: Trần Văn A, Phạm Sơn H, Đinh Văn T, Nguyễn Đình K là 4 thanh niên lêu lổng, suốt ngày cờ bạc, do không có tiền tiêu xài. Để thực hiện được ý định có tiền của mình, A, H, T và K đã bàn bạc với nhau về kế hoạch trộm cắp tài sản để có tiền ăn chơi. K rất giỏi trong việc mở khóa, H đã cùng K lập kế hoạch, phân công vai trò cụ thể. A, H canh chùng cho K mở khóa để T vào nhà ven đường lấy xe máy và các tài sản khác. A và H đứng ở ngoài thám thinh, canh chừng những diễn biến có thể xảy ra, cản trở sự truy đuổi khi bị phát hiện. T do có nhiều mối quan hệ, biết những nơi mua bán của gian nên còn được phân công tìm nơi tiêu thụ chiếc xe trộm cắp đó.
3. Ý nghĩa của chế định về vấn đề chuẩn bị phạm tội:
Việc quy định chế định chuẩn bị phạm tội trong Bộ luật Hình sự có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn như sau:
Thứ nhất, việc quy định chế định chuẩn bị phạm tội trong Bộ luật Hình sự và người chuẩn bị phạm tội có thể phải chịu trách nhiệm hình sự thể hiện chính sách hình sự nghiêm minh của Nhà nước trong việc xử lý những hành vi nguy hiểm đáng kể cho xã hội (hành vi phạm tội).
Thứ hai, việc quy định chế định chuẩn bị phạm tội trong Bộ luật Hình sự thể hiện sự đánh giá khách quan toàn diện về những hành vi nguy hiểm đáng kể cho xã hội cần thiết phải xử lý bằng chế tài hình sự đồng thời thể hiện chính sách phân hóa trách nhiệm hình sự trong việc xử lý đối với các hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật Hình sự.
Thứ ba, việc quy định chế định chuẩn bị phạm tội trong Bộ luật Hình sự tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm minh, triệt để các hành vi phạm ở các giai đoạn phạm tội khác nhau, có tính nguy hiểm cho xã hội ở mức độ khác nhau.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).