Chuẩn bị phạm tội là giai đoạn người phạm tội cướp tài sản của anh đi tạo ra những điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện tội phạm, tuy nhiên chưa bắt đầu thực hiện trên thực tế. Vậy chuẩn bị cướp tài sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Mục lục bài viết
1. Chuẩn bị cướp tài sản có thể bị truy cứu hình sự không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Bộ luật hình sự năm 2015, người chuẩn bị phạm tội sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu chuẩn bị phạm tội đối với những loại tội phạm sau: Điều 108, Điều 109, Điều 110, Điều 111, Điều 112, Điều 113, Điều 114, Điều 115, Điều 116, Điều 117, Điều 118, Điều 119, Điều 120, Điều 121, Điều 123, Điều 134, Điều 168, Điều 169, Điều 207, Điều 299, Điều 301, Điều 302, Điều 300, Điều 303 và Điều 324 của Bộ luật hình sự năm 2015. Theo đó, người nào chuẩn bị phạm tội đối với các loại tội phạm nêu trên thì vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 14 của Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định, người nào thuộc đối tượng từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội đối với các tội danh căn cứ theo quy định tại Điều 123 và và điều 168 của Bộ luật hình sự năm 2015 thì vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Chuẩn bị phạm tội về bản chất chỉ là hành vi tạo điều kiện cho việc thực hiện tội phạm. Hành vi chuẩn bị phạm tội không phải là hành vi khách quan của tội phạm, chưa trực tiếp tác động lên đối tượng của tội phạm, chưa gây thiệt hại cho khách thể mà chỉ đe dọa gây thiệt hại cho các khách thể được Bộ luật Hình sự quy định. Xét về tính chất, hành vi chuẩn bị phạm tội tuy có tính nguy hiểm cho xã hội nhưng tính nguy hiểm cho xã hội không lớn. Vì vậy, không phải mọi hành vi chuẩn bị phạm tội đều phải chịu trách nhiệm hình sự mà người có hành vi chuẩn bị phạm một số tội phạm nhất định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
Theo đó thì có thể nói, pháp luật hình sự hiện nay có quy định, người từ đủ 16 tuổi trở lên có hành vi chuẩn bị phạm tội thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu chuẩn bị thực hiện 25 tội phạm nêu trên được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015. Trong số 25 tội đó, có tội cướp tài sản được quy định tại Điều 168 của Bộ luật Hình sự năm 2015. Theo đó thì có thể nói, chuẩn bị cướp tài sản hoàn toàn vẫn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Và người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội cướp tài sản cũng sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.
2. Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị cướp tài sản:
Pháp luật hiện nay đã có quy định cụ thể về vấn đề quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị tội phạm hoặc tội phạm chưa đạt. Căn cứ theo quy định tại Điều 57 của Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định về vấn đề quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội. Theo đó, quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội cướp tài sản sẽ được thực hiện như sau:
– Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và các hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt theo quy định của pháp luật đối với trường hợp này sẽ được quyết định theo các điều luật tương ứng của Bộ luật hình sự năm 2015 tùy theo tính chất của hành vi, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà người phạm tội đã thực hiện trên thực tế, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho người phạm tội không thể thực hiện được hành vi phạm tội của mình đến cùng;
– Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, hình phạt trong trường hợp này sẽ được quyết định phù hợp với phạm vi khung hình phạt được quy định trong các điều luật cụ thể, đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội cướp tài sản thì sẽ được thực hiện trong phạm vi khung hình phạt được quy định tại Điều 168 của Bộ luật hình sự năm 2015;
– Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật nó được áp dụng có quy định khung hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì sẽ áp dụng hình phạt tù là không quá 20 năm, nếu hình phạt tù là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất sẽ được áp dụng là không quá 3/4 mức phạt tù mà điều luật đã quy định.
Theo đó thì có thể nói, đối với hành vi chuẩn bị phạm tội, hình phạt sẽ được quyết định theo các điều luật của Bộ luật hình sự năm 2015 về các tội phạm tương ứng, tùy theo tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và các tình tiết làm cho tội phạm đó không thể được thực hiện đến cùng. Hay nói cách khác, chuẩn bị phạm tội cướp tài sản sẽ được thực hiện trong phạm vi khung hình phạt được quy định tại Điều 168 của Bộ luật hình sự năm 2015. Hiện nay, điều luật này đang quy định 04 khung hình phạt chính và 01 khung hình phạt bổ sung. Cụ thể như sau:
– Khung hình phạt cơ bản là phạt tù từ 03 năm đến 10 năm;
– Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất là phạt tù từ 07 năm đến 15 năm;
– Khung hình phạt tăng nặng thứ hai là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm;
– Khung hình phạt tăng nặng thứ ba là phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân;
– Người chuẩn bị phạm tội trong trường hợp này sẽ bị vào tù từ 01 năm đến 05 năm;
– Hình phạt bổ sung có thể áp dụng là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú trong khoảng thời gian từ 01 năm đến 05 năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Theo đó thì có thể nói, chuẩn bị phạm tội cướp tài sản theo quy định của pháp luật sẽ bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
3. Chuẩn bị cướp tài sản trong vụ án có đồng phạm sẽ truy cứu như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 của Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định cụ thể về đồng phạm như sau:
– Đồng phạm được xem là trường hợp có từ 02 người trở lên cố tình thực hiện hành vi phạm tội;
– Phạm tội có tổ chức được xem là hình thức đồng phạm phù hợp, cấu kết chặt chẽ với nhau giữa những người cùng thực hiện tội phạm;
– Đồng phạm bao gồm nhiều người, trong đó có thể kể đến như người tổ chức, người xúi giục, người thực hành và người giúp sức trong quá trình phạm tội. Trong đó, người thực hành được xem là người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội trên thực tế. Người tổ chức được xem là người cầm đầu, lên kế hoạch thực hiện tội phạm và chủ mưu điều khiển quá trình thực hiện tội phạm. Người xúi giục là người thúc đẩy, dụ dỗ, kích động để người khác thực hiện hành vi phạm tội. Còn người giúp sức là những người tạo điều kiện mọi mặt, đó có thể là điều kiện về vật chất hoặc điều kiện về tinh thần cho người thực hiện tội phạm;
– Đồng phạm sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự về các hành vi vượt quá của người thực hành.
Áp dụng tương tự pháp luật, có thể hiểu đồng phạm cướp tài sản là trường hợp có 02 người trở lên cố tình thực hiện hành vi cướp tài sản vi phạm quy định tại Điều 123 của Bộ luật hình sự năm 2015. Đồng phạm trong tội cướp tài sản bao gồm những loại người sau: Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục và người giúp sức. Về nguyên tắc, người đồng phạm trong tội cướp tài sản sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 58 của Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm. Cụ thể như sau:
– Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm trong vụ án có đồng phạm, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án cần phải xem xét đến tính chất, mức độ tham gia tội phạm của từng người đồng phạm nhất định;
– Các tình tiết giảm nhẹ, các tình tiết tăng nặng, các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào thì chỉ áp dụng đối với những người đồng phạm đó.
Tội cướp tài sản hiện nay đang được quy định cụ thể tại Điều 168 của Bộ luật hình sự năm 2015. Tùy vào mức độ đồng phạm, tính chất của đồng phạm, mức độ tham gia quá trình phạm tội của từng người đồng phạm nhất định trong vụ án chuẩn bị cướp tài sản, căn cứ vào các tình tiết giảm nhẹ và các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, tòa án là cơ quan có thẩm quyền đưa ra mức hình phạt cuối cùng đối với từng người đồng phạm trong vụ án đồng phạm chuẩn bị cướp tài sản.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017).