Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân. Vậy trường hợp có án tích nhưng chưa xóa có được đăng ký nghĩa vụ quân sự không?
Mục lục bài viết
1. Chưa xóa án tích có được đăng ký nghĩa vụ quân sự không?
Chào Luật sư. Con trai của tôi 19 tuổi, vừa rồi bị Tòa án tuyên về tội đánh bạc trái phép. Hiện nó vừa mới đi tù về nhưng chưa được xóa án tích. Hiện nay, tại địa phương tôi đang trong đợt gọi nhập ngũ. Cho tôi hỏi là con trai tôi có được đăng ký nghĩa vụ quân sự khi chưa được xóa án tích không?
Chào anh, chúng tôi gửi đến anh câu trả lời sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 13
– Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây thì sẽ không được đăng ký nghĩa vụ quân sự:
+ Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc người đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;
+ Người đang bị áp dụng các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đã được đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Người bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
– Khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này, thì công dân sẽ được đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Như vậy, theo quy định nên trên thì người đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích là một trong những đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự. Do đó, đối với trường hợp của con trai anh, mặc dù đã thực hiện hình phạt tù xong tuy nhiên con trai anh chưa được xóa án tích nên con trai anh cũng sẽ không được đăng ký đi nghĩa vụ quân sự.
2. Những vướng mắc, bất cập về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự:
Theo quy định tại Điều 332
Những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn áp dụng về Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự như sau:
– Căn cứ theo Điều 332 BLHS đã “không quy định về” hành vi “không chấp hành lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự” do đó sẽ gây khó khăn trong việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn.
– Cũng tại Điều 332 BLHS đã không liệt kê đầy đủ về hành vi “Không chấp hành lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu”. Việc quy định chỉ dừng lại ở “lệnh gọi tập trung huấn luyện” mà không đề cập đến “lệnh gọi tập trung diễn tập, sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu” đã làm nảy sinh những khó khăn và bất cập trong việc áp dụng pháp luật.
Ví dụ: Anh Nguyễn Văn A không chấp hành lệnh gọi tập trung huấn luyện thì bị xử lý, truy cứu trách nhiệm hình sự. Nhưng đối với trường hợp anh Nguyễn Văn B không chấp hành lệnh gọi tập trung diễn tập thì chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Trong khi đó, diễn tập được hiểu là hình thức huấn luyện cao nhất, toàn diện nhất, việc trốn tránh không tham gia diễn tập là hành vi có tính chất, mức độ nghiêm trọng hơn. Nhưng tại quy định của Điều 332 BLHS không quy định hành vi này nên không có cơ sở pháp lý để truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Quy định về xóa án tích hiện nay:
Theo quy định tại Điều 63 Bộ luật Hình sự hiện hành, xóa án tích được hiểu “Người đã được xóa án tích thì coi như chưa bị kết án và được tòa án cấp giấy chứng nhận”.
– Đương nhiên xóa án tích: Trường hợp đương nhiên được xóa án tích nếu không phạm tội mới được áp dụng đối với người bị kết án nếu không phải về các tội: Xâm phạm an ninh quốc gia (Chương XIII) và các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh (Chương XXVI) của Bộ luật Hình sự khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 70 của Bộ luật này.
– Xóa án tích theo quyết định của Tòa án đối với trường hợp được áp dụng đối với người bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện tại Điều 71.
– Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt: Đối vối người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú đề nghị, thì Tòa án sẽ có quyết định việc xóa án tích nếu người đó đã bảo đảm được ít nhất một phần ba thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 70 và khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.
4. Điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự:
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định về tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành quy định tiêu chuẩn tuyển quân:
– Đối với điều kiều kiện về tuổi đời được quy định như sau:
+ Công dân có độ tuổi từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
+ Công dân nam đã được đào tạo trình độ cao đẳng; đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo thì tuyển chọn và gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
– Đối với điều kiều kiện về tiêu chuẩn chính trị:
+ Thực hiện theo quy định của Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP-BCA ngày 15 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng – Bộ trưởng Bộ Công an quy định về tiêu chuẩn chính trị tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
+ Đối với các cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội, lực lượng Tiêu binh, Nghi lễ, lực lượng Vệ binh và Kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thì sẽ thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng.
– Đối với điều kiều kiện về tiêu chuẩn sức khỏe
+ Căn cứ để tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại
+ Đối với các cơ quan; đơn vị, vị trí quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này thì sẽ thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.
+ Không gọi nhập ngũ vào Quân đội đối với những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt như cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ, công dân nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.
– Đối với điều kiều kiện về tiêu chuẩn văn hóa
+ Tuyển chọn và gọi nhập ngũ đối với những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên; lấy từ cao xuống thấp. Đối với những địa phương có khó khăn không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét và quyết định được tuyển chọn số công dân có trình độ văn hóa lớp 7.
+ Đối với các xã thuộc vùng sâu; vùng xa các vùng điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 người thì được tuyển không quá 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học; còn lại là trung học cơ sở trở lên.
Trên đây là tư vấn của Luật sư Luật Dương Gia các nội dung mà liên quan đến Chưa xóa án tích có được đăng ký nghĩa vụ quân sự không? Trường hợp quý bạn cần những hỗ trợ cụ thể hay những giải đáp hợp lý, cụ thể hơn thì quý bạn đọc có thể liên hệ qua số điện thoại hotline 1900.6568 thì sẽ được chúng tôi hỗ trợ tư vấn cho quý bạn đọc nhé.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP-BCA quy định về tiêu chuẩn chính trị tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam;
–