Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Bạn cần biết

Chùa Phúc Khánh ở đâu? Lễ cầu an tại chùa Phúc Khánh?

  • 03/02/202303/02/2023
  • bởi Cao Thị Thanh Thảo
  • Cao Thị Thanh Thảo
    03/02/2023
    Bạn cần biết
    0

    Chùa Phúc Khánh là một ngôi chùa nhỏ cổ kính nằm giữa đất Hà Thành nhộn nhịp và sôi động. Là nơi thu hút nhiều Phật tử đến chiêm bái, cầu bình an và giải hạn. Hàng năm vào ngày rằm tháng giêng; rằm tháng tư (đản sinh Phật); rằm tháng 7 (lễ Vu Lan), hàng vạn người lại đến lễ chùa. Hãy cùng tìm hiểu về chùa Phúc Khánh thông qua bài viết sau.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Chùa Phúc Khánh nằm ở đâu?
      • 2 2. Nguồn gốc ra đời của chùa Phúc Khánh:
      • 3 3. Lễ cầu an tại chùa Phúc Khánh:
      • 4 4. Kiến trúc chùa Phúc Khánh:
      • 5 5. Hướng dẫn đường đi đến chùa Phúc Khánh:
      • 6 6. Những lưu ý khi tham quan chùa Phúc khánh:

      1. Chùa Phúc Khánh nằm ở đâu?

      Chùa Phúc Khánh hay còn có tên gọi khác là Chùa Sở hay chùa Thịnh Quang theo người dân thường gọi. Hiện nay chùa tọa lạc tại địa chỉ: 382 phố Tây Sơn, phường Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội.

      Chùa là nơi nổi tiếng linh thiêng nên hàng năm người dân tụ tập về đây lễ bái, lễ Phật, cầu bình an, cúng sao giải hạn, cầu siêu. Chùa đã được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia năm 1988.

      Trong ngôi chùa mang đậm giá trị tín ngưỡng Bắc tông, chùa vừa thờ Phật cũng như Thánh Mẫu và các bậc cao nhân đã tạo thêm công đức vô lượng cho chùa.

      2. Nguồn gốc ra đời của chùa Phúc Khánh:

      Chùa được xây dựng vào thời Hậu Lê. Vào thời điểm đó, ngôi chùa là nơi tu tập của các nhà sư Phật giáo. Sau đó nó đã bị hư hại hoàn toàn do hỏa hoạn. Có tài liệu cho rằng chùa nằm trong khu vực diễn ra trận Đống Đa năm 1789 nên bị đổ nát, sau đó xây dựng lại với sự hỗ trợ của đô đốc Trần Văn Lễ (triều Tây Sơn) và hòa thượng Chiếu Liên. Ông còn cho đúc quả đại hồng chung và pho tượng Cửu Long cúng chùa. Sang thế kỷ 20,  Phật tử đã đóng góp xây dựng hầu hết các công trình tạo nên hình hài chùa Phúc Khánh như hiện nay. Chùa được trùng tu nhiều lần, xây dựng vào các năm 1853, 1921, 1932, 1935, 1940, 1993, 1996, 1998. Đặc biệt, vào năm 1940, Hòa thượng Thích Trung Thứ đã cho kiến thiết, xây dựng lại chùa, nhằm mục đích đào tạo tăng tài, điểm an cư kiết hạ hàng năm của chư tăng. Trong kháng chiến chống Pháp, chùa bị tàn phá; Năm 1950, dân làng tham gia xây dựng ngôi chùa như hiện nay.

      3. Lễ cầu an tại chùa Phúc Khánh:

      Lịch sử lâu đời của ngôi chùa cùng với nhiều công trình kiến ​​trúc cổ chỉ là một số yếu tố thu hút nhiều Phật tử đến chùa. Theo các bô lão ở đây, còn nhiều lý do khác khiến  nhiều người chọn chùa làm nơi lễ Phật để cầu bình an, giúp đỡ.. Sau khi cầu cho một năm mới an khang thịnh vượng, nhiều người đến cúng Đức Ông để rút quẻ đầu năm. Trong đó, các hoạt động tâm linh tiêu biểu của chùa Phúc Khánh là Lễ cầu an, Lễ cầu siêu và Lễ dâng sao giải hạn. Theo cách hiểu của Phật giáo, đại lễ Cầu an có ý nghĩa cầu nguyện cho đất nước, dân tộc được bình yên, vạn vật được an cư lạc nghiệp.

      Tháng giêng là tháng nhộn nhịp nhất, mỗi ngày có hàng nghìn phật tử tập trung về đây. Những năm trước, người dân thường túc trực trong chùa khi hành lễ và đổ về đường Tây Sơn, trải ra Ngã Tư. Vì vậy, nhiều người thậm chí sẵn sàng đứng cách đó cả cây số để tỏ lòng thành kính. Theo lịch của chùa Phúc Khánh, vào các khóa đầu năm, lễ cầu an diễn ra vào ngày 14 tháng Giêng. Lễ dâng sao sẽ diễn ra trong các ngày  8, 15 và  18 tháng Giêng. Vào ngày mùng 8 tháng Giêng sẽ diễn ra nghi lễ đầu  năm đó là Lễ tế sao La Hầu. Để tham gia các khóa tu tại chùa, thông thường mọi người phải đến chùa đăng ký trước.

      4. Kiến trúc chùa Phúc Khánh:

      Chùa Phúc Khánh là sự kết hợp hài hòa giữa kiến ​​trúc thiền phái Bắc Tông và Thiền phái Lâm Tế.

      Định hướng chung về kiến ​​trúc và diện mạo của chùa là hướng đến vẻ đẹp đơn sơ, giản dị mang phong cách “thanh tịnh, thánh thiện”.

      Đường nét giản dị, mộc mạc, mộc mạc mà uy nghiêm của chùa Phúc Khánh có thể thấy từ hình ảnh Tam quan đến kiến ​​trúc bên trong.

      Tam quan chùa được xây dựng theo kiểu 2 tầng, tầng trên cùng có gác chuông. Cửa chính và hai cửa phụ được thiết kế dạng vòm, cửa chính rộng gấp đôi cửa phụ.

      Xem thêm: Phong tục và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

      Hai bên Tam Quan có tổ hợp hai trụ biểu, bên trên tổ hợp trụ biếu ấy có dựng hai con sấu chầu vào nhau.

      Cổng Tam Quan tuy nằm khuất trong khu dân cư xung quanh  nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp “đậm chất bàn sinh” và vững chãi, kiên cố.

      Ngày nay, muốn vào chùa, chúng ta thường đi qua một cái cổng nhỏ, vòng qua bên phải chánh điện để vào.

      Cấu trúc kiểu chữ Công bên trong chùa Phúc Khánh 

      Nơi tiền đường và hậu cung thuộc về Phật điện. Tiền sảnh có 5 gian, chính giữa trần chạm nổi 3 chữ Hán “Hoành Kim Điện” (Điện Rồng Vàng).

      Các vì kéo và kẻ đều được chạm trổ Công phu đề tài là cúc điệp, tùng hạc, liên áp,… Hậu cung gồm 3 gian khá đơn giản. Điện Mẫu, nhà tổ cũng có kết cấu kèo quá gian. Nhà khách và nhà trai làm kiểu đầu hồi bít ốc.

      Trong điện, cách bài trí thờ tự được bài trí từ ngoài vào trong, Tiền đường có 2 bàn thờ tượng Khuyến Thiện và Trùng Ác, 2 bàn thờ Đức Ông và Giám Trai. Hậu cung có tượng Cửu Long, hai bên là tượng Phạm Thiên và Đế Thích, lớp tượng Quan Âm, Phật Niệm Hoa, tượng A Di Đà Tam Tôn (A Di Đà, Quan Âm, Đại Thế Chí) và Tam thế. Di vật còn lại trong chùa khá phong phú – 20 pho tượng mang đậm phong cách nghệ thuật Tây Sơn, 21 bia đá khắc thế kỷ 18, cổ nhất là bia Chính Hòa 19 (1698). Ba quả chuông đồng, một chiếc đúc niên hiệu Cảnh Thịnh 4 (1796), 14 bộ cửa võng và một số đồ thờ cúng khác như lư đồng, lư đá, lư hương…

      Tiền đình chùa Phúc Khánh, chánh điện, hậu cung, nhà tổ… được bố cục theo hình chữ Công.

      Xem thêm: Tôn giáo là gì? Nội dung cơ bản của Luật tín ngưỡng tôn giáo?

      Tiền đình gồm 5 gian, bên trong  Phật điện bài trí phong phú. Ánh sáng tỏa ra nhờ sự kết hợp hài hòa giữa các nguồn ánh sáng tự nhiên và nhân tạo (điện, đèn, ánh sáng mặt trời…) làm tăng thêm vẻ đẹp và sự thanh tịnh cho không khí chốn thiền môn.

      Tiếp đến là hậu cung chùa gồm ba gian. Chính giữa đặt bàn thờ các vị tổ tiên có công khai sáng, duy trì và phát triển chùa. Bên cạnh là nơi thờ Thánh Mẫu.

      Ngoài là nhà tổ, nơi thờ tự lịch đại tổ sư và là nơi thờ tự các vị trụ trì  chùa.

      Tháp Phật và mô hình núi đá, hòn non bộ trong chùa Phúc Khánh Đá  

      Chùa Phúc Khánh có tượng Phật nghìn mắt nghìn tay nằm trong  sân chùa.

      Tháp Phật được xây làm hai mái, mái trên nằm ở khoảng trung tâm tâm của mái dưới. Mái vòm, đài rồng, lớp mái được xếp dọc theo chiều từ cao xuống thấp.

      Giàn mái được cố định bằng hệ thống kèo cột, đặc biệt là sự vững chãi, cứng cáp của bốn cột gỗ lớn xung quanh tháp.

      Trước bàn thờ Phật có một chiếc lư đồng lớn, tượng Phật bên trong đặt trên chiếc bàn gỗ màu nâu.

      Xem thêm: Luật sư tư vấn các quy định của luật tín ngưỡng tôn giáo trực tuyến

      Trong sân trường, những khối đá, kết núi mô phỏng theo phong cảnh  thiên nhiên được tạo ra một cách khéo léo và cẩn thận.

      Vẻ đẹp của ngôi chùa được tăng thêm bởi mô hinhd hòn non bộ được xây dựng đơn giản như một cái ao nhỏ. Có nhiều loại cá được nuôi bên trong.

      Giá Trị Văn Hóa Lịch Sử Một Số Công Trình Chùa Phúc Khánh. 

      Ngôi chùa hiện có 20 pho tượng  thời Trần.

      Những bức tượng có giá trị không chỉ là niềm tự hào của những người thợ thủ công, mà còn trở thành một “bộ sưu tập” đáng trân trọng trong tâm thức tín ngưỡng của người Việt.

      Mái nhà tâm nguyện ở chùa Phúc Khánh:

      Mặc dù Phật học trường đã dời đi địa điểm khác nhưng chùa Phúc Khánh vẫn tiếp tục hoằng pháp theo tâm nguyện của thầy trụ trì.

      Trước ánh sáng Phật pháp, người tu thường nhớ đến gõ mõ, tụng kinh và lời dạy trong Đạo tràng.

      Xem thêm: Đất tín ngưỡng là gì? Phân biệt với đất của cơ sở tôn giáo?

      5. Hướng dẫn đường đi đến chùa Phúc Khánh:

      Cách đi đến Tổ Đình Phúc Khánh bằng ô tô:

      Vì chùa Phúc Khánh nằm ở vị trí khá thuận lợi nên nên Phật tử nhiều nơi có thể về thăm viếng, cúng bái bằng nhiều phương tiện khác nhau như đi taxi, ô tô bus,…

      Các tuyến xe bus: 01,02. Giá vé: 10.000 đồng/lượt (toàn tuyến).

      Lưu ý: Nhớ dừng đúng trạm và tự bảo quản tư trang.

      Cách đi đến Tổ Đình Phúc Khánh bằng xe máy:

      Chùa Phúc Khánh thuộc quận Đống Đa nên bạn có thể đi đến Xã Đàn rồi rẽ vào Nguyễn Lương Bằng. Sau đó chạy dọc theo đường Tây Sơn sẽ thấy 1 ngôi chùa bên trái.

      Lưu ý: Trước khi rời đi, hãy nhớ kiểm tra tư trang đầu tiên và tránh vì phạm các quy định giao thông.

      6. Những lưu ý khi tham quan chùa Phúc khánh:

      Khi đến thăm chùa Phúc Khánh, bạn nên biết những lưu ý sau:

      Xem thêm: Quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo trong luật quốc tế

      ‐ Vui lòng quản lý tài sản cá nhân cẩn thận và chú ý vấn đề đầu cơ, trục lợi của một số đối tượng.

      ‐ Khi đi chùa, hãy chú ý đến trang phục, lời nói và hành vi.

      ‐ Muốn cho cá ăn phải hỏi nhà sư trước hoặc mang thức ăn cho cá.

      Chùa Phúc Khánh mở cửa tất cả các ngày trong tuần từ 5:00 sáng. đến 9:00 tối.

      Lưu ý: Giờ mở/đóng cửa linh hoạt vào các ngày lễ, tết, ngày rằm, mồng một.

      Chùa Phúc Khánh nằm trong khu dân cư đông đúc nhưng yên bình, là nơi mọi người có thể tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn.

        Xem thêm: Tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân

        Theo dõi chúng tôi trên
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Tín ngưỡng


        CÙNG CHỦ ĐỀ

        Phật giáo thờ ai? Giáo lý Phật giáo? Ý nghĩa của Phật giáo?

        Phật giáo là tôn giáo đã tồn tại từ hàng ngàn năm trước. Cho đến nay, Phật giáo vẫn luôn tồn tại, phát triển và có những ảnh hưởng nhất định trên toàn cầu, đặc biệt là tại các quốc gia Châu Á. Để hiểu hơn về Phật Giáo, cũng như những “bí mật” chưa từng được tiết lộ về tôn giáo này sẽ được chúng tôi giới thiệu ngay sau đây.

        Sự tích Quan Âm Bồ Tát? Quan Âm Bồ Tát là nam hay nữ?

        Quan Thế Âm hay Quán Thế Âm theo tiếng Phạn nghĩa là "Đấng quán chiếu âm thanh của thế gian" là một vị Bồ tát hiện thân cho lòng từ bi của tất cả chư Phật. Quan Thế Âm Bồ Tát từ xưa đến nay luôn được nhắc đến như một vị Phật đại diện cho tấm lòng từ bi hỷ xả. Ngài che chở, bảo hộ chúng sinh vượt qua gian nan, khốn khổ. Thờ phượng Ngài đã lâu nhưng không có nhiều người biết về Quan Âm Bồ Tát là ai. Mời quý vị cùng theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp các thắc mắc trên.

        Cầu nguyện là gì? Tại sao người Công giáo lại cầu nguyện?

        Công giáo là một tôn giáo lớn trên thế giới những không phải ai cũng hiểu những hoạt động của Công giáo. Bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời cho những câu hỏi: Cầu nguyện là gì Tại sao người Công giáo lại cầu nguyện?

        Cơ cấu tổ chức, hàng giáo phẩm Giáo hội Công giáo Việt Nam

        Công giáo được xem là một trong những tôn giáo lớn nhất trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Các tín đồ công giáo trên khắp nơi hoạt động thông qua giáo hội ở từng khu vực. Vậy cơ cấu tổ chức, hàng giáo phẩm Giáo hội Công giáo Việt Nam như thế nào?

        Nghi thức rửa tội, thêm sức, rước lễ lần đầu cho Tân Tòng

        Nghi thức rửa tội, thêm sức, rước lễ lần đầu là những nghi thức quan trọng và bắt buộc dành cho những người muốn theo đạo Công giáo. Bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nghi thức rửa tội, thêm sức, rước lễ lần đầu cho Tân Tòng.

        Cô bé Lục Cung là ai? Sự tích và bản văn Cô Bé Lục Cung?

        Cô Bé Lục Cung hay còn gọi là Cô Bé Chín Tư. Cô là thánh cô bản đền hầu cận kề bên cạnh Chầu Lục Cung Nương nên còn được gọi là Cô Bé Lục Cung. Các tài liệu về Cô Bé Lục Cung không nhiều. Cô được phối thờ tại Đền Lục Cung Hữu Lũng – Lạng Sơn. Nơi đây được coi là nơi thờ chính của Cô. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.

        Thánh Mẫu Liễu Hạnh là ai? Bà Chúa Liễu Hạnh thờ ở đâu?

        Thánh Mẫu Liễu Hạnh xuất phát từ tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam từ lâu đời nhằm thể hiện sự trân trọng, biết ơn với những người mẹ, người phụ nữ bên cạnh. Khám phá câu chuyện về Thánh Mẫu Liễu Hạnh và những ngôi đền thờ Người trên khắp đất nước qua bài viết sau của Văn Hoá Trầm Hương. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những hiểu biết về Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

        Kinh nghiệm đi viếng mộ, xin lộc và lễ tạ cô Sáu ở Côn Đảo

        Nếu bạn đang có dự định đến Côn Đảo để viếng mộ, lễ tạ cô Sáu - nữ anh hùng dân tộc Võ Thị Sáu, thì đừng bỏ qua những kinh nghiệm trong bài viết chi tiết dưới đây nhé.

        Chầu Đệ Tứ là ai? Sự tích về Chầu Bà Đệ Tứ Khâm Sai?

        Chầu Bà Đệ Tứ Khâm Sai hay còn gọi là Chầu Đệ Tứ là một vị Thánh trong Đạo Mẫu Tứ phủ Việt Nam, người đứng thứ tư trong hàng Tứ Phủ Chầu Bà. Có nhiều người chưa hiểu rõ về Chầu Bà Đệ Tứ Khâm Sai. Hãy cùng theo dõi trong bài viết sau.

        Cách sắm mâm lễ và văn khấn xin lộc tại Đền bà Chúa Then

        Nhắc đến Then người ta nghĩ ngay đến sinh hoạt tín ngưỡng của người Tày Nùng. Hiện nay chưa có tài liệu chính xác ghi chép về ngày ra đời của Then. Chỉ biết Then là vị thần đã xuất hiện từ lâu đời trong đời sống của các dân tộc Nùng, Tày, Thái. Hãy cùng có thời gian tìm hiểu về Đền Bà Chúa Then, sự tích Bà Chúa Then và cách sắm mâm lễ cùng văn khấn xin lộc tại Đền bà Chúa Then trong bài viết sau đây.

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: dichvu@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: danang@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Scroll to top
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường
          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ